Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHƯƠNG 7: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ (Total Quality Management – TQM) (Phần 7) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.03 KB, 5 trang )

CHƯƠNG 7 QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỒNG BỘ
(Total Quality Management – TQM)
(Phần 7)
V KIỂM TRA HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG
5.1 Mục đích của việc đánh giá :

Một trong những nhiệm vụ quan trọng sau khi triển khai áp dụng
TQM là phải điều tiết và phát hiện những chỗ cần phải thay đổi, cải tiến. Vì thế,
cần phải đánh giá đúng đắn hệ thống TQM để làm cơ sở đưa ra những quyết định
chính xác, tránh những sai lầm lập lại.
Kiểm tra hệ thống TQM là phải tiến hành phân tích hoạt động của toàn
bộ hệ thống TQM, các phương pháp đảm bảo chất lượng ở doanh nghiệp, quản lý
cung ứng ở người thầu phụ, các phương pháp giải quyết khiếu nại của người tiêu
dùng, việc đảm bảo chất lượng ở từng giai đoạn từ thiết kế đến phân phối. Thực
chất của công tác kiểm tra hệ thống TQM là sự kiểm tra quá trình, các phương
pháp cũng như hiệu quả của nó. Dựa vào mục đích đánh giá, người ta chia việc
kiểm tra thanh 4 loại : - Kiểm tra của người đặt hàng đối với hệ thống quản
trị chất lượng ở doanh nghiệp người cung cấp. - Kiểm tra quản trị chất lượng
để cấp giấy chứng nhận các loại. - Kiểm tra quản trị chất lượng theo các yêu
cầu riêng để tặng các giải thưởng tương ứng. - Cố vấn, kiểm tra quản trị chất
lượng. - Tự kiểm tra (thanh tra nội bộ) do doanh nghiệp tự tiến hành nhằm
nắm bắt được thực trạng và điều chỉnh.
5.2 Các tiêu chu
ẩn đánh giá hệ thống quản trị chất
lượng :

Mỗi loại kiểm tra đều có yêu cầu và mục đích riêng cho nên việc
xem xét đánh giá dựa trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chuẩn khác nhau. Do đó,
những tiêu chuẩn sau đây là những yêu cầu đối với việc tự đánh giá là chủ yếu.
5.2.1 Đường lối và nhiệm vụ :
Để đánh giá tiêu chuẩn nầy cần phải xác định rõ :


1 Đường lối trong lĩnh vực quản trị, chất lượng và quản trị chất lượng.

2 Các phương pháp xác định đường lối, nhiệm vụ.
3 Sự phù hợp và mức độ nhất quán của các nhiệm vụ.
4 Việc áp dụng phương pháp thống kê.
5 Mức độ thấu hiểu của mọi thành viên trong doanh nghiệp về nhiệm
vụ.
6 Sự phù hợp giữa các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp.
5.2.2 Tổ chức và hoạt động của hệ thống :
1 Sự xác định rõ ràng về quyền hạn và nhiệm vụ và tính hợp lý của
chúng.
2 Sự hợp tác giữa các phòng ban, bộ phận.
3 Việc quản trị và sử dụng nhân viên.
4 Sử dụng các kết quả hoạt động của các nhóm chất lượng.

5 Những biện pháp tự kiểm tra, đánh giá hệ thống quản trị chất lượng
của doanh nghiệp.
5.2.3 Đào tạo và huấn luyện :
1 Chương trình đào tạo và các kế hoạch, đối tượng, vai trò và kết
quả đào tạo.
2 Hướng dẫn, phổ biến ý nghĩa của quản trị chất lượng.

3 Hướng dẫn áp dụng các phương pháp thống kê và mức độ sử dụng
phương pháp thống kê của các thành viên.
4 Tình hình hoạt động của các nhóm chất lượng.

5 Phương pháp đề xuất các kiến nghị.
5.2.4 Phương pháp thu thập thông tin, phổ biến và ấp dụng chúng :

1 Các nguồn thông tin, phương pháp thu nhận thông tin.


2 Qui mô của hệ thống thông tin (trong và ngoài doanh nghiệp)

3 Việc phổ biến, hệ thống vận chuyển thông tin giữa các bộ phận.

4 Tốc độ phổ biến thông tin (sử dụng máy móc thiết bị)

5 Phân tích thống kê thông tin và áp dụng thông tin.

5.2.5 Khả năng phân tích công việc :
1 Khả năng lựa chọn vấn đề và đề tài phân tích.
2 Tính hợp lý của các phương pháp phân tích
3 Aïp dụng các phương pháp thống kê trong phân tích.
4 Phân tích các vấn đề, tính đúng đắn của các kết quả.
5 Việc sử dụng các kết quả phân tích.
6 Hiệu quả thực tế của các kiến nghị đã đề xuất dựa trên cơ
sở phân tích.
5.2.6 Tiêu chuẩn hóa :
1 Hệ thống các tiêu chuẩn đang có thế nào
2 Các phương pháp, kế hoạch xem xét, thay thế các tiêu chuẩn.

3 Thu thập các tiêu chuẩn.
4 Aïp dụng và hiệu lực các tiêu chuẩn.

×