Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Các loại thức ăn cần tránh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.47 KB, 4 trang )

Các loại thức ăn cần tránh



Đưa thêm một thức ăn mới vào thực đơn của trẻ
là một quá trình vừa mang tính thử nghiệm vừa
sai lầm.Tăng giờ ăn rất quan trọng để trợ giúp sự
phát triển của bé. Có một số loại thức ăn mà các
bậc phụ huynh cần cẩn thận khi đưa vào thực
đơn của bé – vì đôi khi dễ bị mắc nghẹn, đôi khi
lại gây dị ứng. Hướng dẫn sau đây cho biết cần
tránh những thức ăn nào.
Đối với bé từ 0 - 6 tháng tuổi:
Cần tránh tất cả! Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đề nghị chỉ
nên cho bé bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu mà thôi.
Nhưng bạn nên hỏi bác sĩ xem có nên bắt đầu cho bé
ăn thêm thức ăn đặc trước sáu tháng tuổi không.

Đối với bé từ 6 - 12 tháng tuổi:
 Lúa mì hoặc những sản phẩm làm bằng lúa mì:
vì đây là loại ngũ cốc thường gây dị ứng nhất. Có thể
dùng gạo và bột khi bé được 6-8 tháng tuổi.
 Mật ong: vì có chứa những bào tử của bệnh ngộ
độc Clostridium (một dạng ngộ độc thực phẩm nặng
do thức ăn có chứa các độc tố vi trùng Clostridium
botulinum). Các bào tử này có thể phát triển, sản sinh
ra những độc tố gây rối bộ máy sinh hóa và đe doạ
sinh mạng.
 Sữa nguyên kem: bé còn nhỏ có thể bị dị ứng khi
uống sữa bò. Trong năm tuổi đầu tiên, chỉ nên cho bé
bú sữa mẹ hoặc sữa theo công thức mà thôi.


 Lòng trắng trứng: giàu chất đạm nhưng chỉ nên
cho bé ăn khi đã được một tuổi. Đối với bé 9 tháng
tuổi thì ăn lòng đỏ trứng rất tốt.
 Bơ đậu phộng và đậu phộng: có thể kích thích dị
ứng mạnh, không cho bé dưới 3 tuổi dùng.
Đối với bé từ 1 - 3 tuổi:
 Sữa ít chất béo: bé chỉ được bắt đầu uống sữa ít
béo khi đã được 2 tuổi. Bé nhỏ hơn cần chất béo
trong sữa nguyên chất.
 Đậu phộng: hạt đậu phộng dễ làm bé mắc
nghẹn. Để được an toàn, chỉ nên cho bé ăn khi đã
được 3 tuổi. Cần kiểm tra cẩn thận nếu bố mẹ có
bệnh sử dị ứng.
 Bánh mì kẹp thịt: bé mới chập chững biết đi dễ bị
mắc nghẹn khi ăn những miếng bánh mì kẹp thịt dù là
nhỏ. Nếu cho bé ăn thì hãy cắt bánh thành những
miếng dài, mỏng.
 Nho nguyên trái: dễ mắc kẹt trong cổ họng bé, vì
thế cần cắt trái nho thành miếng trước khi cho ăn.
 Cà rốt sống: nên cắt thành những miếng thật nhỏ
hoặc nấu chín để tránh mắc nghẹn.
 Bơ, phô-mai: bẻ thành những miếng nhỏ và
thường xuyên trông chừng quá trình ăn của bé.
 Kẹo cứng, bắp, kẹo cây: có nguy cơ làm mắc
nghẹn. Nếu không cắt ra thành những miếng nhỏ
được thì đừng cho bé ăn.

×