Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.99 KB, 10 trang )

Làm gì khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng (SDD) thường
xảy ra ở trẻ do một quá trình
thiếu toàn bộ các chất dinh
dưỡng lâu dài, hoặc thiếu một vài
chất cơ bản để xây dựng cơ thể. Biểu hiện lâm
sàng của bệnh SDD: trẻ đang tuổi lớn nhưng cân
nặng không tăng hoặc tăng rất chậm, lớp mỡ
dưới da giảm dần và các bắp thịt nhỏ lại.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
của trẻ, đồng thời trẻ SDD rất dễ bị các bệnh nhiễm
trùng và có tỉ lệ tử vong thường cao hơn các bệnh
khác.
Nguyên nhân gây SDD:
1 Các bà mẹ cho trẻ ăn uống không đầy đủ, hoặc
sai lầm trong cách nuôi dưỡng trẻ. Trường hợp còn
bú mẹ, trẻ không được cho ăn những chất dinh
dưỡng khác từ sớm và việc thay thế thức ăn lại quá
muộn khi cai sữa. Hàng ngày, trẻ ăn thiếu calo, thiếu
protid trong khẩu phần ăn và chất chủ yếu để xây
dựng cơ thể, hoặc uống sữa pha không đủ chất, sữa
pha quá loãng. Việc nuôi dưỡng trẻ hoàn toàn bằng
bột kéo dài cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng
SDD.
2 Trẻ bị bệnh đường ruột mãn tính bị nôn ói
nhiều hoặc mắc những bệnh về rối loạn hấp thu thức
ăn bẩm sinh hoặc mắc phải.
3 Do các bệnh nhiễm trùng kéo dài và tái phát,
làm cho trẻ không có thời gian hồi phục, sưng phổi,
hen, viêm xương chũm, lao, còi xương, thiếu máu…


4 Các trẻ bị dị tật (bệnh về não, về tim bẩm sinh,
thủng vòm khẩu, di chứng thần kinh do sang chấn khi
mới lọt lòng) làm trẻ lười bú, trẻ bị suy dinh dưỡng
trong tử cung, trẻ thiếu tháng ít cân.
5 Do những tập quán sai lầm về nuôi dưỡng: các
bà mẹ cho trẻ ăn quá hạn chế, kiêng khem quá đáng,
nhất là sau các bệnh nhiễm trùng nặng mà đáng lẽ
phải đượ bồi dưỡng cho mau khoẻ.
Cách phát hiện SDD:
Theo các nhà y học, bệnh SDD biểu hiện nhiều mức
độ (độ I, II, III) dựa theo lớp mỡ dưới da của nhiều
vùng trong cơ thể như vùng bụng, mông đùi, tay
chân, vùng má thiếu mỡ nên hóp lại…Hoặc phân loại
SDD dựa theo cân nặng, nếu trẻ sụt cân từ 15-20% là
độ I, từ 25-30 là độ II, trên 30% là độ III. Trẻ SDD có
thể gặp dạng teo đét hoặc phù, có dấu hiệu chung:
Trẻ gầy gò, da bọc xương, mất lớp mỡ dưới da, da
khô, tóc khô giòn và dễ gãy, mặt trơ xương hóc hác
như ông già, khờ khạo, mệt mỏi, ít phản ứng với
ngoại cảnh, có thể quấy khóc, ăn ngủ thất thường.
Vì thiếu vitamin nên da trẻ có thể bị hăm loét, dễ bị
nhiễm trùng ngoài da, làm lở loét, hoặc bị từng ổ áp
xe. Vì thiếu vitamin A nên mắt trẻ khô đục, quáng gà.
Trẻ bị thiếu đạm, thiếu sắt nên sinh ra thiếu máu
nhược sắt. Ở các vùng khớp khủy chân, khủy tay,
các mu bàn chân có phù nhẹ do thiếu chất đạm trầm
trọng.
Mặt khác, trẻ ăn kém và chậm tiêu hoá thức ăn, nên
phân sống có ít chất nhầy hoặc phân ít và rắn, từ 2-3
ngày mới đi tiêu một lần. Trẻ tiểu ít, nước tiểu có màu

vàng và mùi khai nhiều. Do cơ thể yếu như vậy nên
việc chống đỡ với vi trùng rất khó khăn, trẻ hay bị
nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm
phổi, tiêu chảy, kiết lỵ, viêm tai giữa, viêm VA…Đặc
biệt trẻ SDD vừa không muốn ăn, lại khó tiêu hóa
thức ăn, do đó chúng dễ bị tiêu chảy mỗi khi ăn thứ gì
khác lạ. Vì vậy việc chọn lựa thực phẩm cho trẻ ăn và
tiêu hoá được là vấn đề hết sức khó khăn. Cơ thể
giảm sức đề kháng, chức năng các bộ phận đều
giảm, làm cho trẻ rất dễ bị bệnh.
Vài nét về điều trị SDD:
Đối với trẻ SDD ở tuổi càng nhỏ, điều trị càng khó
khăn, người ta vừa chữa SDD cho trẻ, vừa phải điều
trị luôn các bệnh nhiễm trùng kèm theo.
Người ta tăng cường chất đạm cho trẻ, đồng thời cho
chúng ăn thêm các loại thực phẩm có nhiều đạm và
Vitamin. Ở những trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi chủ yếu
nên cho bú mẹ, hoặc cho ăn các loại sữa lấy bớt nữa
mỡ.
Trẻ SDD trong tử cung, sau khi sinh phải có chế độ
dinh dưỡng thích hợp, nếu mẹ không có sữa. Các bà
mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đủ lượng calo, lúc đầu ít, sau
tăng dần, khoảng 80 calo/kg thể trọng/ngày. Sau đó,
trẻ được tăng 150 kg calo/kg thể trọng/ngày. Đến khi
nào trẻ chịu được sẽ giảm dần vvà duy trì ở mức
trung bình từ 100-120 calo.kg thể trọng/ngày. Tỉ lệ
chất đạm cũng tăng dần từ 2-3 gram/kg thể
trọng/ngày khi trẻ đã hấp thu tốt thức ăn. Các bà mẹ
cần phải cho trẻ ăn loại thức ăn dễ tiêu. Nếu trẻ ăn
không được, người ta truyền tĩnh mạch dung dịch

đường Glucoza 10-15% cho trẻ, máu tươi hoặc huyết
tương với liều lượng một ít.
Ở trẻ lớn hơn, nếu ăn được thì cho chế độ ăn thích
hợp, có nhiều đạm và Vitamin.
Giữ vệ sinh cho trẻ: nếu da trẻ có lở loét, bong da cần
phải thường xuyên chú ý vệ sinh ngoài da, bôi các
loại thuốc sát trùng nhẹ như tím Gentian, xanh
Metylen hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Khi hết nhiễm
trùng, trẻ có thể được bôi dầu cá lên da non, được lót
vải mềm để tránh cọ xát da. Hàng ngày, trẻ phải
được vệ sinh miệng và mắt, nếu mắt trẻ mờ do thiếu
vitamin A thì nhỏ dầu cá vào mắt.
Người ta cho trẻ ăn thêm đủ các loại vitamin để nâng
thể trọng: Vitamin nhóm B (B1, B2, B6), A, D, E. Nếu
vitamin chưa được hấp thu bằng đường tiêu hóa,
người ta đưa vào cơ thể trẻ bẳng đường tiêm bắp. Để
hỗ trợ thêm cho tiêu hoá, người ta cho thêm các loại
men Pepsin, acid Clohydric, Pancreatin và một số nội
tiết tố đồng hóa. Trường hợp trẻ có thiếu máu, nên
uống chế phẩm sắt 10-20mg/ngày, mỗi đợt 2 tuần.
Người ta điều trị các bệnh nhiễm trùng kém theo như
tiêu chảy, kiết lỵ, viêm tai mũi họng mãn tính bằng
kháng sinh đặc biệt, nếu có điều kiện làm kháng sinh
đồ. Tất nhiên, khi dùng kháng sinh kéo dài cho trẻ,
các bà mẹ cần chú ý đề phòng hiện tượng loạn khuẩn
do dùng thuốc bừa bãi. Người ta có thể tiêm Gamma
Globulin 100-200mg/kg thể trọng, cho từ 2-3 lần, cách
nhau 1 tháng.
Cách phòng ngừa
Qua trên, chúng ta thấy rằng, vấn đề điều trị SDD rất

phức tạp và phải điều trị tại các cơ sở chuyên khoa
có điều kiện về thuốc men, dinh dưỡng đúng và đầy
đủ, rất tốn kém, mất thời gian, có khi lên đến vài ba
tháng. Cho nên vấn đề phòng bệnh phải đặt lên hàng
đầu, trong đó sự hướng dẫn của nhân viên y tế chỉ
đóng góp một phần, điều cơ bản là tự các bà mẹ phải
hiểu rõ phương pháp nuôi dưỡng con mình một cách
đúng đắn.
Các bà mẹ cần chú ý các đặc điểm sau đây:
1. Hiện tượng SDD có thể xảy ra khi trẻ còn là bào
thai do bệnh lý của bánh nhau, dị tật của cuống
rốn…làm cho sự trao đổi chất giữa mẹ và con bị cản
trở. Mặt khác, người mẹ bị bệnh trong thời kỳ thai
nghén, hoặc bảo vệ thai không đúng cách cũng có
thể ảnh hưởng tới một phần đến việc nuôi dưỡng trẻ
sau sinh. Vì vậy lời khuyên cơ bản là phải thăm khám
thai, ăn uống đủ chất bổ dưỡng cho trẻ phát triển tốt,
ngay từ khi còn là bào thai, nhất là những chị em lớn
tuổi và sinh con so, dễ bị thoái hoá bánh nhau.
2. SDD thường diễn biến từ nhẹ đến nặng. Cho
nên, khi thấy trẻ bị SDD ở giai đoạn đầu hoặc độ I,
người ta luôn xử trí ngay (loại này thường nhẹ, trẻ
mới bắt đầu biếng ăn, da xanh hơi thiếu máu, giấc
ngủ không yên). Hiện tượn đó xảy ra sau một bệnh
nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn hồi phục. Phát hiện
sớm bệnh SDD để có sự hướng dẫn của thầy thuốc
trong nuôi dưỡng trẻ được đúng hơn, sẽ vượt qua
giai đoạn nhẹ, không tiến triển thành nặng.
3. Các bà mẹ cần phải nắm vững các phương
pháp nuôi dưỡng trẻ đúng cách và giữ vệ sinh và giữ

vệ sinh. Người mẹ không nên sinh đẻ quá nhiều và
quá dày (năm một hoặc ba năm đôi) sẽ không có đủ
thời gian để chăm sóc, dù cho kinh tế gia đình có đầy
đủ, nhưng không có thời gian, thì cũng hạn chế rất
nhiều trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ.
4. Bệnh SDD thường xảy ra ở những trẻ thiếu
sữa mẹ, phải nuôi dưỡng bằng phương pháp nhân
tạo nhưng không đúng cách, do pha sữa quá loãng
cho trẻ bú, hoặc cho ăn toàn nước cháo, hay thay thế
sữa mẹ luôn bằng bột. Vì vậy, muốn tránh mắc bệnh
này, các bà mẹ cần cho trẻ cho trẻ ăn dặm sớm, để
cho dạ dày trẻ quen dần với thức ăn thay thế. Nếu trẻ
ăn thêm nước cháo hay bột thì điều không được quên
là trẻ luôn cần đầy đủ đạm và sinh tố. Các bà mẹ nên
chọn thức ăn có nhiều đạm và sinh tố. Các bà mẹ
nên chọn thức ăn có nhiều đạm để bổ sung vào chất
bột cho trẻ. Nếu trẻ được bú mẹ từ đầu nhưng thiếu
sữa, người mẹ cũng cố gắng cho con bú đến tháng
thứ 12. Trường hợp còn có thể cho con bú tiếp tục,
người mẹ nên cho trẻ bú đến tháng thứ 18-24 rồi dứt
hẳn. Khi hết hẳn sữa mẹ, nếu gia đình có điều kiện
thì có thể cho con uống sữa bò vài lần trong ngày, từ
2-3 tuổi thì càng tốt.
5. Sau các bệnh nhiễm trùng đang ở giai đoạn hồi
phục, các bà mẹ cần tránh bắt trẻ kiêng khem các loại
thức ăn bổ dưỡng. Bà mẹ phải nhớ lịch tiêm chủng,
cho trẻ đi tiêm phòng các bệnh đúng kỳ: phòng sởi,
ho gà, uốn ván, bạch cầu, bại liệt, lao…Vì nếu trẻ
mắc phải các bệnh này, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển thể lực của chúng sau này.


×