Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thông tin tổng quan về bệnh Sỏi Thận và các phương pháp điều trị (Kỳ 3) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.27 KB, 7 trang )

Thông tin tổng quan về bệnh Sỏi Thận
và các phương pháp điều trị
(Kỳ 3)

H-Sỏi thận được điều trị ra sao?
- May mắn thay, thường không cần thiết phải dùng đến phẫu thuật để điều
trị sỏi tiết niệu. Đa số sỏi thận có thể đi qua hệ tiết niệu khi uống nhiều nước (2-3
lít mỗi ngày) để tạo điều kiện dễ dàng cho sỏi di chuyển. Thông thường, bệnh
nhân có thể ở nhà trong lúc điều trị, uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau khi
cần thiết.
- Nên yêu cầu bệnh nhân giữ lại viên sỏi để thử nghiệm.
- Sỏi được giữ lại bằng cách tiểu vào một cái tách hoặc một cái túi lọc.
1. Thay đổi lối sống
- Thay đổi lối sống đơn giản và quan trọng nhất để phòng tránh sỏi là uống
nhiều chất lỏng- mà nước là tốt nhất. Người có xu hướng hình thành sỏi nên cố
gắng uống đủ chất lỏng trong ngày để bài tiết được ít nhất 2 lít nước tiểu mỗi 24
giờ.
- Trước đây, bệnh nhân có sỏi canxi được khuyên nên tránh dùng các sản
phẩm từ sữa và những thực phẩm khác có lượng canxi cao. Nghiên cứu gần đây đã
chỉ ra rằng thực phẩm giàu canxi, bao gồm sản phẩm từ sữa, có thể giúp ngăn
ngừa sỏi canxi. Tuy nhiên, uống canxi dưới dạng thuốc viên lại có thể làm tăng
nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Bệnh nhân nên tránh những thực phẩm có bổ sung vitamin D và một số
loại thuốc kháng acid có chứa canxi.
- Người bài tiết nước tiểu có độ acid cao nên ăn ít thịt, cá, và gia cầm. Các
loại thực phẩm này làm tăng lượng acid trong nước tiểu.
- Để phòng ngừa sỏi cystine, nên uống đủ nước mỗi ngày để pha loãng
nồng độ cystine thoát vào nước tiểu; việc này có thể khó khăn vì cần phải uống
khoảng 4 lít nước cho mỗi 24 giờ, và một phần ba số nước đó lại phải uống vào
ban đêm.
2. Điều trị Nội khoa


Một số thuốc có thể giúp ngăn ngừa sỏi canxi và sỏi acid uric. Những loại
thuốc này kiểm soát độ acid hoặc kiềm trong nước tiểu, yếu tố quan trọng trong
hình thành tinh thể. Việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ

3. Điều trị phẫu thuật
Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ sỏi thận khi nó:
+ Không thoát ra được sau một thời gian phù hợp và là nguyên nhân gây
đau liên tục
+ Quá lớn để tự thoát ra được hay đã bị kẹt ở một vị trí khó khăn
+ Chặn dòng chảy của nước tiểu
+ Gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu tiếp diễn
+ Gây thương tổn mô thận hoặc gây ra chảy máu liên tục
+ Tăng kích thước khi theo dõi trên phim Xquang
Mãi cho đến 20 năm về trước, phẫu thuật mở là cần thiết để loại bỏ sỏi.
Thời gian để phục hồi sau phẫu thuật là từ 4-6 tuần. Hiện nay, việc điều trị sỏi
được cải tiến đáng kể, và nhiều tùy chọn không cần đến phẫu thuật mở đã có thể
được thực hiện trên cơ sở ngoại trú.
4. Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Wave
Lithotripsy=ESWL)
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL) là thủ thuật được sử dụng
thường xuyên nhất trong điều trị sỏi thận. Trong ESWL, sóng xung được tạo ra
bên ngoài cơ thể, đi qua da và mô cơ thể cho đến khi va chạm vào cấu trúc sỏi cô
đặc hơn. Sỏi bị phá vỡ thành những hạt nhỏ và có thể thoát dễ dàng ra ngoài qua
nước tiểu. Thân mời bạn đọc tham khảo thêm thông tin về phương pháp Tán sỏi
ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Wave
Lithotripsy=ESWL theo đường link sau:


5. Tán sỏi thận qua da (Percutaneous Nephrolithotomy=PCNL)
- Đôi khi một thủ thuật có tên là tán sỏi thận qua da (percutaneous

nephrolithotomy) được khuyến cáo sử dụng để loại bỏ sỏi. Thủ thuật điều trị này
thường được dùng khi sỏi đã khá lớn hoặc nằm ở một vị trí không cho phép áp
dụng hiệu quả ESWL. Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật rạch một vết nhỏ
ở lưng và tạo ra một đường hầm dẫn trực tiếp vào thận. Sử dụng thiết bị nội soi
thận (nephroscope), phẫu thuật viên định vị và loại bỏ sỏi. Đối với sỏi lớn, có thể
cần đến một số loại đầu dò dùng năng lượng siêu âm, thủy lực hoặc laser để phá
vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ.
- Một lợi điểm của tán sỏi thận qua da (percutaneous nephrolithotomy) là
bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ một số mảnh sỏi trực tiếp thay vì chỉ trông chờ vào
sự đào thải tự nhiên của chúng qua đường niệu.
Thân mời bạn đọc tham khảo thêm thông tin về phương pháp Tán sỏi thận
qua da (Percutaneous Nephrolithotomy=PCNL) theo đường link sau:


Dụng cụ dạng ống được đặt qua da đến thận
6. Tán sỏi qua nội soi niệu quản (Ureteroscopic Stone Removal)
- Mặc dù một số sỏi trong niệu quản có thể được điều trị bằng ESWL, nội
soi niệu quản (ureteroscopy) có thể cần thiết để xử lý sỏi niệu quản đoạn giữa và
đoạn thấp hơn. Không cần thực hiện vết mổ nào trong thủ thuật này. Thay vào đó,
bác sĩ phẫu thuật luồn một dụng cụ nhỏ bằng sợi quang học gọi là ống nội soi niệu
quản (ureteroscope) đi qua niệu đạo và bàng quang và vào niệu quản. Sau đó, phẫu
thuật viên định vị sỏi và loại bỏ nó bằng một thiết bị giống cái lồng hái trái cây,
hoặc tán vỡ nó bằng một công cụ đặc biệt phát sóng xung. Tuy nhiên kỹ thuật này
hiện nay rất hiếm khi được sử dụng vì nguy cơ cao gây tổn thương cho niệu quản.


J. Những điểm cần ghi nhớ
- Người có tiền sử sỏi niệu trong gia đình hoặc trong bệnh sử đã có nhiều
hơn một sỏi, sẽ có nhiều khả năng hình thành thêm sỏi về sau.
- Bước đầu tiên để ngăn ngừa sự hình thành của bất cứ loại sỏi nào là uống

nhiều chất lỏng, trong đó nước là tốt nhất.
- Người có nguy cơ hình thành các loại sỏi có thể cần phải xét nghiệm máu
và nước tiểu để xác định các yếu tố cần phải khắc phục.
- Một số người cần phải dùng thuốc để ngăn ngừa hình thành sỏi.
- Người bị nhiễm trùng hệ niệu mạn tính và có sỏi, sẽ phải loại bỏ sỏi nếu
xác định sỏi đó chính là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Bệnh nhân phải được
theo dõi cẩn thận để đảm bảo hết nhiễm trùng.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH- BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn


×