Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nội soi tán sỏi qua da Một phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.88 KB, 4 trang )



Nội soi tán sỏi qua da -
Một phương pháp điều
trị sỏi thận hiệu quả
Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến ở độ tuổi từ trên 30 đến 60. Theo
tổng kết của Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội thì số bệnh nhân sỏi thận tiết
niệu chiếm 30-40% số bệnh nhân có bệnh lý về tiết niệu. Bệnh thường gặp ở
nữ nhiều hơn nam. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên lý cũng như hướng
điều trị của bệnh này, chúng tôi giới thiệu một số thông tin chung về sỏi tiết
niệu và một phương pháp điều trị được coi là hiệu quả nhất hiện nay: Nội soi
tán sỏi thận qua da.
Triệu chứng thường gặp
Biểu hiện thường gặp ở người bệnh là bị đau mỏi lưng có kèm theo đi tiểu ra
máu. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp bệnh nhân không hề có biểu hiện
bất thường gì mà chỉ nhờ vào một lần khám sức khỏe có siêu âm hoặc chụp
Xquang bụng lại phát hiện ra đang có sỏi thận rất lớn. Ngoài ra, bệnh cũng
có thể được phát hiện trong tình trạng tương đối cấp tính, điển hình với “cơn
đau quặn thận”. Nặng nề hơn khi thận đã bị viêm nhiều với biểu hiện sốt
cao, rét run, đau vùng thận, đi tiểu đục và có cảm giác đau buốt
Phương pháp điều trị

Trước đây, phương pháp điều trị chủ yếu ở Việt Nam là mổ mở để lấy sỏi ra.
Phương pháp này có ưu điểm là quan sát trực tiếp tổn thương ở thận, nhưng
bệnh nhân đau nhiều và gây bất tiện cho người bệnh trong thời gian hậu
phẫu. Từ năm 2000, một số bệnh viện ở Hà Nội đã áp dụng phương pháp
phẫu thuật nội soi, tán sỏi qua da với tỷ lệ thành công khá cao. Phương pháp
này đã và đang được đánh giá rất cao trong phẫu thuật tiết niệu, được nhiều
bệnh nhân lựa chọn. Qua một vết chích khoảng 1cm ở vùng lưng, các bác sĩ
dùng một dụng cụ đặc biệt để tạo một đường hầm vào đến thận nơi có sỏi,
đặt máy soi thận có kích thước như một chiếc đũa qua đường hầm vào thận


để tán vỡ sỏi và hút sỏi ra.

Phương pháp này tỏ ra có ưu điểm nổi trội bởi gây mê đơn giản, không đòi
hỏi kỹ thuật hay trang bị đặc biệt; hạn chế tối thiểu mức sang chấn với thận;
có thể thực hiện ngay cả trên bệnh nhân đã từng mổ thận cùng bên; không để
lại vết mổ lớn (thường chỉ là vết chích nhỏ 1cm), làm bệnh nhân bớt đau,
tránh những phiền phức của vết mổ rộng như nhiễm trùng hay sa thành
bụng; tỷ lệ biến chứng thấp
Bên cạnh đó, phương pháp này còn đem lại những kết quả khả quan đối với
dạng sỏi đơn giản, tỷ lệ hết sỏi sau mổ có thể đạt tới 100%. Trong các
trường hợp phức tạp (sỏi san hô), thì tỷ lệ hết sỏi có thể đạt khoảng 80-85%.
Người ta có thể kết hợp giữa nội soi tán sỏi với tán sỏi ngoài cơ thể nhằm
nâng tỷ lệ hết sỏi sau mổ lên tới 98%. Mặt khác, kể cả trong trường hợp điều
trị không hiệu quả, bệnh nhân vẫn có thể chuyển sang dùng phương pháp
khác như tán sỏi ngoài cơ thể hay mổ mở mà không bị ảnh hưởng gì. Điều
quan trọng là phẫu thuật nhẹ nhàng, ít đau, bệnh nhân chóng bình phục, ngày
nằm viện ngắn nên chi phí giảm
Yếu tố giúp bác sĩ quyết định nội soi thận qua da là dựa vào chẩn đoán hình
ảnh. Phim chụp thận UIV là lựa chọn đầu tiên, hình ảnh trên phim sẽ cho
phép bác sĩ nhận biết được chính xác về kích thước, hình dáng, vị trí sỏi và
đặc biệt là hình thể giải phẫu của đài bể thận và nhu mô thận. Trong những
trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp cắt lớp hoặc siêu
âm trong khi mổ.
Tuy rằng có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này vẫn có chống chỉ định,
đó là phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da không áp dụng được với các trường
hợp bệnh nhân có rối loạn đông máu hoặc có những bất thường về mạch
máu trong thận, có nguy cơ chảy máu nặng. Với các trường hợp bệnh nhân
cao huyết áp cũng không phẫu thuật khi chưa đưa huyết áp về chỉ số an toàn.
Hiện nay, phẫu thuật nội soi thận qua da không chỉ đơn thuần sử dụng cho
bệnh nhân sỏi tiết niệu mà còn được mở rộng để điều trị ngoại khoa nhiều

bệnh lý khác như: nang thận, hẹp niệu quản, khối u biểu mô đường tiết
niệu

×