Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Amidan và những điều cần biết ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.94 KB, 16 trang )

Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
AMIDAN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Ung thư Amidan là sự biến đổi ác tính của tế bào biểu mô phủ amidan. Về lí thuyết có thể chẩn
đoán sớm nhưng thực tế thì rất ít trường hợp được chẩn đoán sớm do nhầm lẫn với các bệnh viêm
nhiễm vùng hầu họng.
Về mô học
Cấu tạo của amidan gồm biểu mô phủ và biểu mô liên kết nên có 2 loại: ung thư biểu mô và
sarcomma. Trong đó loại biểu mô thường gặp hơn. Đối với loại biểu mô, gồm 2 loại: ung thư biểu mô
vẩy chiếm khoảng 75 %, còn lại là ung thư biểu mô không biệt hóa.
Bệnh với lứa tuổi và giới tính
Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40 đến 70. Tỷ lệ gặp ở nam/nữ là 2,8 lần. Nhưng gần đây bệnh đã gặp
ở lứa tuổi trên 20
Triệu chứng
1
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Chủ yếu là đau họng 60 %, nuốt vướng 73%, đổi giợng nói 40%, khạc máu 25%, nuốt nghẹn 20%,
khít hàm 18 %.
Nguyên nhân
Nguyên nhân do việc lạm dụng việc quan hệ tình dục sử dụng miệng, đối tượng nhiễm bệnh là Nam
cao hơn nữ. Các yếu tố thuận lợi cho bệnh xuất hiện là nghiện rượu, hút thuốc lá. Nguy cơ có thể
tăng 3 lần nếu nghiệm 1 thứ, tăng lên 15 lần nếu như nghiện cả hai.
Những điều có thể chưa biết về amidan
Biểu hiện phổ biến của chứng viêm amidan là đau và khó nuốt, sốt, đau đầu và đôi khi cả đau
tai. Tuy nhiên, vẫn có một số người không bao giờ bị viêm amindan.
Amidan là gì?
Nguồn: bacsigiadinh.com
Nếu há to miệng và nhìn thì chúng ta sẽ thấy amidan là 2 miếng mềm và đỏ ở 2 bên thành phía sau
vòm họng, được hình thành bởi mô bạch huyết. Mô này có liên quan với hệ miễn dịch và giúp cơ thể
chống lại các viêm nhiễm.
Amidan rất giàu các bạch cầu, một tế bào có khả năng chiến đấu và tiêu diệt vi rút, vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể. Do vị trí đặc biệt của mình nên amidan là một hàng rào chống lại sự viêm nhiễm ở


họng và đường hô hấp trên.
Viêm amidan là một dạng viêm amidan, thường do vi rút hoặc vi khuẩn (nhưng rất hiếm).
Viêm amidan do đâu?
Những vi rút gây viêm amidan thường là thuộc dòng Epstein-Barr, mà cũng thường gây sốt và vi rút
thuộc nhóm Adeno. Những vi rút này có thể gây ra những viêm nhiễm khác trong cơ thể bao gồm cả
ở vùng ngực.
Vi khuẩn gây viêm amidan gồm nhóm Streptococcus.
2
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Ngoài ra, viêm amdian có thể bắt đầu khi bị biến chứng sau khi nhiễm một loại siêu vi nào đó.
Ngoài cảm giác đau, bạn có thể nhận biết chứng viêm amidan bởi vì amidan trở nên sưng đỏ, đau
đớn và có các đốm trắng ở trên bề mặt. Các tuyến ở cổ cũng thường sưng lên.
Những ai dễ bị viêm amidan?
Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm amidan nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ em. Do hệ miễn dịch của trẻ
chưa hoàn thiện như người lớn nên chúng dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Ngoài ra, amidan sẽ thu nhỏ dần
theo tuổi tác và trở nên ít quan trọng đối với cơ thể khi hệ miễn dịch đã hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt rất dễ bị viêm amidan và trở thành bệnh mãn tính hay tái
viêm định kỳ. Các chuyên gia chưa biết lý do tại sao nhưng nó có thể là kết quả của một giai đoạn
khó khăn nào đó ở trường học hay nơi công sở.
Điều trị như thế nào?
Dễ tai biến vì cắt amidan. Nguồn: suckhoe360.com
Viêm amidan thường được điều trị bằng các loại thuốc làm dịu các triệu chứng như paracetamol.
Nếu viêm nhiễm là do vi khuẩn, được chẩn đoán bởi xét nghiệm, thì sẽ dùng kháng sinh.
Những biến chứng có thể gặp?
Mặc dù gây khó chịu, thậm chí làm mất tiếng nhưng viêm amidan không đe dọa sự sống. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, một số biến chứng có thể gia tăng.
Áp xe là một dạng biến chứng thường gặp ở amidan mà nếu không được điều trị có thể dẫn tới
nhiễm trùng máu.
Vi khuẩn cũng có thể tiết chấy nhầy từ amidan bị viêm và gây ra các mảng bám màu vàng trắng trên
lưỡi, gây hơi thở hôi. Nếu amidan trở nên sưng phồng thì có thể gây khó thở và khó nuốt.

Có nên cắt amidan?
Hiện tỉ lệ cắt amidan sớm đã giảm nhiều trong những năm gần đây bởi người ta cho rằng không bộ
phận nào trong cơ thể là thừa và rằng nó được thiết kế để bảo vệ họng. Tuy nhiên, đáng tiếc là cho
đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về điều này. Bởi có một số trường hợp giảm được tình
trạng viêm nhiễm sau mổ nhưng số khác lại tăng nặng.
Tuy nhiên, nếu chứng viêm amidan tái đi tái lại tới 5 lần trong một năm thì bạn nên xem xét tới việc
cắt amidan.
Trước đây, cắt amidan được thực hiện bằng dao mổ, nhưng ngày nay người ta dùng công nghệ đốt
điện, giúp giảm đau, không chảy máu và thời gian bình phục nhanh hơn.
3
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Cổ - Amiđan
CHỦ NHẬT, 12 THÁNG 5 2002 00:00 SỨC KHỎE TRẺ EM - ĐẦU - MẶT - CỔ
Amiđan:
Amiđan là một cục thịt nhỏ nhìn thấy dễ dàng ở cuối vòm họng, từ trên rũ xuống, rất hay bị viêm.
Người ta chưa xác định được rõ ràng vai trò của cục thịt này; nhưng hình như vị trí của nó là để
ngăn cản vi trùng và virút thâm nhập vào trong cơ thể qua đường miệng.
Viêm amiđan - Viêm họng:
Thông thường, trẻ sơ sinh ít khi bị viêm Amiđan. Các cháu ở ÐỘ TUỔI TỪ 2 - 3 TUỔI HAY BỊ HƠN.
NẾU bị viêm, cục amiđan sưng lên, tấy đỏ hoặc có những chấm trắng, cháu bé sốt cao, nuốt khó và
có hạch ở cổ, sờ vào cháu sẽ khóc vì đau.
Viêm amiđan là do liên cầu khuẩn hoặc vi trùng, phổ biến là loại liên cầu khuẩn (streptocoque). Trong
trường hợp này, hiện tượng đau rát loang rộng cả vùng họng, cần chú ý chữa trị vì có thể biến chứng
thành viêm khớp hoặc viêm thận.
Nhiều chứng bệnh của trẻ em bắt đầu từ viêm họng do loại liên cầu khuẩn sinh ra độc tố. Viêm họng
dạng bạch hầu càng ngày càng hiếm thấy vì các trẻ em đã được chủng ngừa. Bị bệnh này, trẻ không
sốt cao nhưng mất sức nhanh, trong họng thấy có những màng trắng, dầy, dính vào các amiđan.
Ðể chữa trị chứng viêm họng, bác sĩ thường lấy một ít màng nhầy ở họng cùng một mẫu máu để xét
nghiệm. Ðồng thời cho các cháu uống ngay thuốc kháng sinh để ngăn chặn các biến chứng do trùng
liên cầu khuẩn gây ra.

Viêm họng là một chứng bệnh nhẹ, thường sẽ khỏi trong vài ba ngày. Nhưng, điều đáng chú ý là hay
bị đi bị lại nhiều lần.
Phẫu thuật cắt amiđan:
Cắt amiđan là một tiểu phẫu thuật không có điều gì đáng lo ngại nếu sau khi cắt các cháu được săn
sóc và theo dõi cẩn thận. Chỉ cắt amiđan cho các cháu từ 4 - 5 tuổi trở lên.
Trước kia, bác sĩ hay khuyên cắt amiđan. Bây giờ, việc cắt amiđan chỉ thực hiện trong những trường
hợp cần thiết như đứa trẻ bị viêm họng luôn luôn, nhiều lần trong một năm, cục amiđan phát triển to
tới độ làm cho cháu bé khó thở, bị đau khớp nặng, bị viêm thận hoặc để đề phòng các biến chứng có
thể xảy ra tiếp.
Nên chú ý rằng những trường hợp amidan lớn không có nghĩa là bị viêm nặng.
Trước kia, người ta thường tránh cắt amiđan cho các cháu hay bị dị ứng. Ngày nay người ta không
chú ý nhiều tới điều này nữa.
V.A:
Ngoài những amiđan nhìn thấy rõ ở họng trẻ em (amygdale) còn một cục thịt nữa ở cuối lỗ mũi, sau
vòm miệng có tác dụng bảo vệ đường hô hấp chống lại sự xâm nhập của vi trùng và vi rút.
Nếu cục thịt này bị nhiễm, bản thân nó lại là nơi tập TRUNG CÁC VI TRÙNG VÀ VI RÚT Ở NGAY
NGÃ BA TAI-MũI-HọNG và trở thành nguyên nhân của các chứng bệnh về tai-mũi-họng và đường hô
hấp.
Kết quả là mũi có thể thường xuyên bị nghẹt làm cháu bé phải thở bằng miệng, ngáy, nói giọng mũi,
ho lâu khỏi, sốt 37 - 38
o
C, buổi sáng có thể đã sốt 38
o
C, bị hạch, chậm lớn, không chịu ăn, hay quấy.
Trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng hay đề nghị tiến hành một phẫu thuật hoặc thủ
thuật chuyên môn nhỏ. Cháu không cần phải nằm viện.
Tuy thủ thuật này thực hiện nhanh, nhưng không làm được cho các cháu dưới 1 tuổi.
4
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Viêm Amiđan

Thạc sĩ Vũ Công Trực
(Viện Tai-Mũi-Họng)
Amidan thường bắt đầu phát triển mạnh từ 2 tuổi trở đi, trẻ nhỏ hơn 2 tuổi bị viêm mũi họng thường
là do VA chứ không phải do amiđan (ngoại trừ trường hợp đặc biệt). Trẻ càng lớn amidan teo nhỏ
dần và mất hẳn ở tuổi trưởng thành.
Người lớn có amiđan to và nhất là chỉ to một bên, cần thăm khám ngay và làm xét nghiệm tổ chức
học để phát hiện sớm ung thư amiđan.
Viêm amiđan có 2 thể: Thể cấp tính và mạn tính.
Thể cấp tính:
Xuất hiện khi thay đổi thời tiết hoặc nhiệt độ đột ngột. Hai triệu chứng chính là: sốt cao và đau họng
(đau tăng khi nuốt). Hơi thở hôi, có thể thấy hạch góc hàm. Khi khám thấy amiđan sưng to, đỏ rực.
Thể mãn tính:
Chủ yếu hay húng hắng ho, rát họng, cảm giác vướng đờm ở họng nên bệnh nhân hay phải khạc
nhổ. Khi khám thấy amiđan to hoặc teo, nhưng trên bề mặt có nhiều chấm mủ trắng như bã đậu.
Ở trẻ em, viêm amiđan mạn tính thường quá phát triển làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ: trẻ
chậm lớn, người xanh xao mệt mỏi; gây rối loạn hô hấp (đêm ngủ hay ngáy to), rối loạn phát âm
(giọng nói khàn), rối loạn nuốt. Khi khám thấy 2 amiđan rất to, nhiều khi gần chạm vào nhau. Amidan
có thể gây ra các biến chứng như:
Tại chỗ: Viêm tấy quanh amiđan, áp-xe amiđan.
Kế cận: Viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi.
Biến chứng xa: Viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết.
Như trên ta thấy viêm amiđan là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cần phải loại
bỏ, vì khi đã viêm nhiều lần nó mất hết tác dụng miễn dịch bảo vệ (giống như VA) và trở thành một ổ
viêm chứa đầy vi khuẩn. Trên thực tế có nhiều người ngần ngại không muốn cắt amiđan vì nghĩ rằng
cắt amiđan có thể nguy hiểm, nhiều khi dẫn tới tử vong. Thực ra đối với bất cứ phẫu thuật nào từ
nhỏ tới lớn đều có những nguy hiểm nhất định. Trong cắt amiđan, những tai biến thường hay gặp có
thể gây chết người đó là chảy máu, choáng do thuốc tê, co thắt thanh quản dẫn tới ngạt thở do sợ
hãi quá. Chảy máu thường xảy ra do chỉ định phẫu thuật không đúng, bệnh nhân không được kiểm
tra đầy đủ trước phẫu thuật, thầy thuốc tay nghề chưa vững. Phản ứng thuốc tê là do thuốc quá hạn,
không đảm bảo chất lượng ; co thắt xảy ra do phẫu thuật thô bạo, tâm lý bệnh nhân yếu,

Ngày nay những yếu tố trên đã được khắc phục nhiều, nên tỷ lệ tai biến ngày càng ít, nhưng vẫn
không loại trừ được hẳn, vì hiện nay có nhiều người hành nghề, đúng chức năng, kỹ thuật, thuốc
không đảm bảo. Vì vậy để chắc chắn, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa tai-mũi-họng
với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn vững, có kỹ thuật phương tiện đảm bảo (thuốc, gây mê hồi sức ).
5
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Một điều băn khoăn nữa của người bệnh đó là :"Sợ amiđan ở gần dây thanh quản, nếu cắt sẽ gây
mất tiếng". Ðiều đó hoàn toàn không đúng, vì khoản cách từ amiđan tới thanh quản khá xa, phẫu
thuật không ba giờ chạm tới được. Vấn đề mất tiếng hoặc ảnh hưởng tới giọng nói là nguyên nhân
khác: Như ta đã biết họng tham gia việc phát âm, đóng vai trò như hộp cộng hưởng. Khi amiđan
viêm sẽ làm biến đổi giọng, giọng thô rè, không vang. Ngoài ra, độc tố vi khuẩn có thể lan xuống
thanh quản, gây viêm thanh quản dẫn đến mất tiếng. Vì thế rất cần cắt bỏ amiđan viêm này.
Khi nào nên cắt amiđan?
Khi amiđan gây các biến chứng như đã nói ở trên; có nhiều đợt viêm cấp trong một năm (3-5 đợt);
viêm amiđan mạn tính quá phát, ảnh hưởng tới thở, phát âm, ăn uống.
Tạm thời không cắt amiđan khi: đang có viêm cấp hay có biến chứng tại chỗ; đang có nhiễm khuẩn
toàn thân, có bệnh mạn tính chưa ổn định; có bệnh dịch hay ở vùng có bệnh dịch; phụ nữ có tha,
kinh nguyệt.
Có thể cắt amiđan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường 4-5 tuổi trở lên mới cắt. Tuy nhiên có trường
hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt vì amiđan quá to, cản trở hoặc gây biến chứng. Viêm amiđan cũng
nằm trong bối cảnh bệnh lý đường hô hấp trên, vì thế vấn đề phòng bệnh đóng vai trò mấu chốt
nhất. phòng bệnh ở đây chủ yếu là chống nhiễm lạnh và ô nhiễm không khí (chủ yếu là do hút thuốc
lá).
COI CHỪNG VIÊM AMIDAN
Thời tiết lạnh là điều kiện để vi trùng, siêu vi trùng gây viêm amiđan hoạt động mạnh. Tại phòng
khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng Bệnh viện Chợ Rẫy, tỷ lệ người bị viêm amiđan chiếm khoảng
30% tổng số bệnh nhân đến khám (tăng từ 3 đến 5 lần so với trước đây).
Đáng lưu ý là trong thời gian này, số lượng bệnh nhân bị áp xe amiđan gây tổn thương vùng họng,
thanh quản, khí quản nhiều hơn và nặng hơn.
Đau họng, sốt nhẹ, nhức mỏi…có thể bị viêm amiđan

Viêm amiđan là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn. Viêm amiđan thường biểu hiện qua
những triệu chứng như: người bệnh thấy đau họng - cảm giác nuốt vướng hoặc khó nuốt, sốt nhẹ,
uể oải, nhức mỏi toàn thân, hơi thở hôi, nhức đầu, một số trường hợp có cảm giác căng ở vùng dưới
cằm do viêm hạch dưới hàm và gây đau.
Khác với viêm họng, viêm amiđan khi khám thường thấy lớp lót trong họng đỏ, đặc biệt amiđan hai
bên sưng lớn, đôi khi không lớn nhưng nuốt vướng vì có những chấm trắng giống chất bã đậu bám
nhiều trên amiđan.
Ở trẻ em, viêm amiđan có thể gây viêm nội mạc cơ tim và cũng có thể gây viêm khớp với tỷ lệ thấp.
Ở người lớn thường là áp xe amiđan, áp xe quanh amiđan thậm chí áp xe luồn xuống cổ, hiếm hơn
mủ từ amiđan có thể chui xuống cổ vào trong ngực gây mủ vùng quanh tim rất nguy hiểm.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây bệnh là do vi trùng, siêu vi trùng hoặc cả hai. Trong đó,
các loại vi trùng gây viêm amiđan thường là: liên cầu trùng nhóm A của Streptococci(GABHS) với tỷ
lệ chiếm trên 40% các trường hợp ở người lớn và trên 75% ở trẻ em; ngoài ra còn có thêm các loại
6
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
khác như Staphylococcus, Moraxella catarrhalis, Hemophilus Influenza, Mycoplasma pneumonia
cũng chiếm với tỷ lệ khoảng trên 10%.
Bên cạnh vi trùng, người ta cũng phát hiện thấy có khoảng 10 loại siêu vi trùng khác nhau gây viêm
amiđan. Trong số đó có 3 loại siêu vi trùng thường hay gặp hơn cả (chiếm 10%-20%) đó
là Adenovirus, Rhinovirus và EpsteinBar virus.
Kiêng ăn chất cay, nóng, chua… sau khi phẫu thuật
Hiện nay, có hai phương pháp điều trị viêm amiđan là: điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật cắt amiđan.
Trong đó, phương pháp chủ yếu vẫn là nội khoa với thuốc giảm đau và kháng sinh nếu do vi trùng, vì
nó không xâm lấn, an toàn.
Thuốc thường dùng thuộc nhóm Beta-lactam như Penicilin V dưới dạng chích bắp, uống hoặc chích
Amoxicilline + clavulanic acid (Augmentin, Amoxiklav…) hoặc các thuốc thuộc thế hệ mới của
nhóm Cephalosporin như Cefuroxime (Zinnat, Zinnacep ), Cefaclor (Ceclor),thuốc của
nhóm Macrolides (Zitromax, Claritron ) cũng rất hiệu quả nếu dùng với liều 2 lần/ngày, dùng trong
10-14 ngày/đợt ở người lớn, ở trẻ em cũng nên dùng uống với khoảng thời gian trên Ngoài ra cần
nghỉ ngơi, dùng thuốc súc họng, súc nước muối ấm lạt.

Tuy nhiên, khi phương pháp dùng thuốc bị thất bại hoặc ở các trường hợp viêm cấp amiđan nhiều
đợt trong năm (4-6 đợt, mỗi đợt kéo dài trên 2 tuần) hoặc đã ít nhất một lần amiđan bị mủ ở bên
trong (áp xe), viêm amiđan sưng quá to gây khó thở hoặc khó nuốt ở trẻ em người ta có thể dùng
phương pháp phẫu thuật cắt amiđan theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Hiện nay cắt amiđan thường được thực hiện với gây mê vì ưu thế hơn hẳn so với cắt gây tê, tỷ lệ cắt
amiđan gây mê ở Singapore, Mỹ là 100%. Điều đáng lưu ý là phẫu thuật cắt amiđan là một sự xâm
lấn, do đó người bệnh cần tuân thủ chế độ săn sóc đúng yêu cầu của bác sĩ để tránh gây tổn thương
đến vết thương.
Thông thường sau cắt amiđan bệnh nhân ở lại BV 1 đêm và hôm sau xuất viện. Gặp trường hợp
chảy máu sau cắt, phải ở lại thêm 1-2 ngày. Hiếm hơn, có một số người bị chảy máu sau mổ đến
ngày thứ 7-10 do bị “bong mày” tại hố mổ amiđan, nếu xảy ra nên trở lại nơi cắt hoặc BV gần nhất
để cầm máu.
Không cữ nói sau khi cắt, nói ngay sau cắt 1 ngày để tránh sẹo co kéo của các cơ vùng họng có thể
gây ảnh hưởng đến giọng nói về sau. Nên kiêng cữ những món ăn theo đúng chỉ định của bác sĩ
điều trị, cụ thể là những chất chua, cay, cứng và nóng từ 10-14 ngày. Không nên đến những chỗ
đông người như siêu thị, rạp hát, hội chợ.
Trong 1-2 tuần đầu sau mổ, rất dễ nhiễm trùng đường hô hấp từ người khác vì cơ thể người cắt
amiđan vẫn “chưa mạnh”. Uống nhiều nước, ăn hoặc uống những loại nước giàu chất dinh dưỡng
như nước trái cây, sữa, súp. Không hút thuốc lá hoặc uống rượu, bia vì rất dễ gây kích thích và ho,
không tốt cho sự phục hồi “lớp lót” của họng sau mổ. Thông thường nếu không bị chảy máu sau mổ
thì sau một tuần bệnh nhân có thể trở lại với công việc, học hành bình thường của mình.
Theo BS NGUYỄN TRỌNG MINH (BV Chợ Rẫy)
Sài Gòn giải phóng
7
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Khi nào cắt amiđan cho trẻ?
TT - Vào mỗi dịp hè, phụ huynh thường đưa con đến bệnh viện
để cắt amiđan. Trong số đó không ít quí phụ huynh còn thắc
mắc con mình được cắt amiđan như vậy có đúng không?
* Trẻ mấy tuổi có thể cắt amiđan được?

- Đây là câu hỏi thường gặp nhất, và cũng là vấn đề thường bị hiểu sai nhiều nhất do sự truyền
miệng với nhau giữa các bậc phụ huynh hoặc cũng có thể do sự tư vấn không chính xác của
các nhân viên y tế. Thật sự việc cắt amiđan hoàn toàn không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc
mức độ nghiêm trọng của bệnh do amiđan gây ra.
* Cắt amiđan có làm giảm sức đề kháng hoặc ảnh hưởng đến miễn dịch của trẻ không?
- Amiđan là một trong những cơ quan miễn dịch ở đường tiêu hóa và hô hấp trên, có chức năng
tiết ra một số globuline để phòng chống một số bệnh đi vào cơ thể qua đường miệng. Tuy
nhiên, cho tới nay các nghiên cứu trên thế giới cho thấy khi theo dõi ở các trẻ đã được cắt
amiđan thì lượng globuline miễn dịch này có sự thay đổi không đáng kể và không hề ảnh hưởng
đến chức năng miễn dịch của trẻ.
* Cắt amiđan khi nào?
- Các chỉ định cắt amiđan ở trẻ em bao gồm. Thứ nhất, cắt amiđan khi amiđan phì đại gây tắc
nghẽn, có hội chứng ngưng thở trong khi ngủ, bé thường có các triệu chứng như ngủ ngáy,
trong giấc ngủ có cơn ngưng thở tím tái, giật mình, quấy khóc, đái dầm Hoặc khi bé chậm lớn,
kém ăn, hay bị ói, khó nuốt, khó nói do amiđan quá to.
Thứ hai, cắt amiđan khi bé bị viêm amiđan mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm làm ảnh
hưởng nhiều đến việc học tập, sức khỏe và tài chính.
Thứ ba, cắt amiđan khi viêm amiđan gây ra các biến chứng như viêm phế quản phổi, viêm cơ
tim do vi trùng ở amiđan, viêm cầu thận, viêm khớp do vi trùng ở amiđan, ápxe quanh amiđan,
viêm hạch cổ. Ngoài ra còn có những chỉ định cắt amiđan khác như trong trường hợp nghi ngờ
bị ung thư, hoặc hôi miệng do amiđan có nhiều ngách hay đọng lại thức ăn, sỏi amiđan, nấm
amiđan.
* Cắt amiđan có nằm viện không?
- Hiện nay tại các bệnh viện lớn, các trẻ từ bốn tuổi trở lên có thể cắt amiđan và xuất viện trong
cùng một ngày, nếu ở xa có thể nằm lại bệnh viện một đêm, các trẻ dưới bốn tuổi cắt amiđan vì
những lý do đặc biệt bắt buộc thì nhập viện 2-3 ngày cho đến khi thật sự ổn định mới xuất viện.
* Cắt amiđan có tai biến nguy hiểm không?
- Tuy là một phẫu thuật đơn giản, thời gian phẫu thuật ngắn, thường tối đa không quá 30 phút,
nhưng cũng như các phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt amiđan cũng tiềm ẩn những tai biến như
tai biến do gây mê, tai biến do chảy máu sau mổ. Để phòng ngừa những tai biến này, quí phụ

huynh báo cho bác sĩ biết rõ những tiền căn dị ứng hoặc những bệnh lý nội ngoại khoa mà bé
Amiđan viêm mủ tái phát nhiều lần là
một trong những chỉ định cắt amiđan
thường gặp nhất ở trẻ em - Ảnh:
N.T.KHƯƠNG
8
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
đã hoặc đang có. Đồng thời sau mổ kiêng các thức ăn cứng, nóng, chua, cay. Ăn các thức ăn
lỏng, nguội, mềm trong vòng 15 ngày đầu để tránh chảy máu sau mổ.
* Sau khi cắt amiđan trẻ có cần cữ nói?
- Khác với quan niệm trước kia là sau khi cắt amiđan phải cữ nói, ngày nay với các phương
pháp mổ hiện đại như cắt amiđan bằng dao điện, bằng laser hoặc bằng coblation, sau khi cắt
trẻ có thể nói chuyện được ngay. Tuy nhiên vẫn tránh những hoạt động thể lực như chạy chơi,
bơi lội, đá bóng
THS - BS NGUYỄN TRƯƠNG KHƯƠNG
(BV Nhi Đồng 1 TP.HCM)
1. Khi nào Amidan nên cắt ?
Nên cắt Amindan trong các trường hợp sau:
− Khi Amidan quá to, gây tắc nghẽn đường ăn, đường thở, khó nuốt hay nôn ọe,
khó thở khò khè nhất là khi ngủ, có khi lên cơn nghẹt thở tím tái, trẻ thiếu oxy
não nên hay nghiến răng, giật mình, đái dầm.
− Khi Amidan bị viêm tái phát nhiều lần ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe, tài
chính.
− Khi viêm Amidan gây các biến chứng Viêm phế quản phổi, thấp khớp tim, viêm
cầu thận
− Vi trùng lan ra bên cạnh, gây áp xe, viêm hạch cấp tính bên cổ.
− Ngoài ra có những trường hợp nghi ngờ ung thư, hôi miệng do Amidan có nhiều
ngách đọng thức ăn, đọng mủ, nấm Amidan.

9

Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
2. Cắt Amidan có làm giảm sức đề kháng, ảnh hưởng đến hệ miễn nhiễm của
trẻ không?
− Amidan là một trong những cơ quan đề kháng ở họng là ngã tư của đường tiêu
hóa và hô hấp. Tuy nhiên cho tới nay, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy
theo dõi các trẻ được cắt Amidan không ảnh hưởng đến chức năng miễn nhiễm,
vì ngoài các Amidan ở họng còn có hệ lim pho dưới niêm mạc, các vòng hạch
bạch huyết quanh họng cũng có chức năng đề kháng.
− Hơn nữa, sau khi cắt Amidan trẻ em sẽ khỏe lên vì hết các đợt viêm, ăn ngủ
được, tránh các biến chứng nguy hiểm, học hành tấn tới – đó là kết quả hiển
nhiên mà bà con đều công nhận.
3. Trẻ mấy tuổi có thể cắt Amidan được?
Vấn đề này thường bị hiểu sai do truyền miệng với nhau giữa các bậc phụ huynh
hoặc do tư vấn không chính xác của nhân viên y tế, thật sự việc cắt Amidan hoàn
toàn không phụ thuộc vào tuổi mà phụ thuộc vào các chỉ định như đã nêu ở trên.
4. Những điều cần biết trước khi cắt Amidan ?
− Trước khi cắt Amidan vài ngày cần giữ sức khỏe cho trẻ, tránh vui chơi quá mệt,
tránh tiếp xúc nơi đông người để phòng nhiễm bệnh.
− Uống thuốc chuẩn bị cắt Amidan đầy đủ theo toa.
− Buổi sáng trước khi đi cắt Amidan cần nhịn ăn và nhịn uống tuyệt đối.
− Hiện nay cắt Amidan được gây mê và gây tê tại chỗ, trẻ ngủ 1 giấc khoảng 15
phút dậy là xong, khi tỉnh nhờ có thuốc tê nên không có cảm giác đau chỗ mổ.
− Thông thường sau khi cắt Amidan, trẻ có thể xuất viện trong ngày, nếu ở xa nên
nằm lại 1 đêm, trường hợp đặc biệt cần nằm viện thêm sẽ do bác sĩ quyết định.
Sau khi cắt Amidan không cần cử nói, vì với những kĩ thuật hiện nay, cắt xong
trẻ có thể nói được ngay. Tuy nhiên vẫn cần tránh những hoạt động thể lực như
chạy chơi, bơi lội, đá bóng
5. Cắt Amidan có tai biến nguy hiểm không ?
Tuy là 1 phẩu thuật đơn giản, nhanh chóng, nhưng phải gây mê và vùng họng là
khu vực nguy hiểm, nên bao giờ cũng thực hiện đầy đủ các khám nghiệm theo quy

định, gia đình cần báo cáo các bệnh lý của cháu bé trước kia như dễ chảy máu, dị
ứng
Chế độ ăn uống sau khi mổ phải đúng hướng dẫn, như thức ăn lỏng, nguội, mềm
trong vòng 10 ngày để tránh chảy máu sau mổ.
Trong nhiều trường hợp ở trẻ nhỏ, thường cắt Amidan và nạo V.A 1 lần luôn lúc
này chế độ chuẩn bị và chăm sóc sau mổ theo như cắt Amidan.
Chỗ mổ cắt Amidan xong thường được phủ một lớp màng trắng (không phải
mủ), lớp màng trắng này bong dần dần cho đến khi vết mổ ổn định.
10
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Ảnh minh họa
Hỏi: Tôi rất hay bị viêm amidan, nhất là khi thời tiết thay đổi. Bác sĩ cho biết triệu chứng và cách
phòng bệnh như thế nào?
Hoàng Phương Dung (Yên Bái)
Trả lời: Viêm amidan là bệnh hay gặp, nhất là ở những người làm việc văn phòng có điều hòa không
khí, trẻ em Biểu hiện viêm amindan là đau họng, nuốt khó, sốt, có thể ho, hắt hơi, chảy nước mắt,
mũi, xuất hiện hạch vùng tai. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Khám thấy amidan to kèm theo
các hốc mủ, miệng hôi. Xét nghiệm máu số lượng bạch cầu tăng cao, bạch cầu trung tính tăng.
Nguyên nhân gây viêm chủ yếu là do môi trường (khói, bụi), hóa chất, sự thay đổi đột ngột về thời
tiết, độ ẩm. Điều trị viêm amidan bằng các thuốc hạ sốt, giảm đau, chống phù nề và kháng sinh. Nếu
amidan quá phát, hay bị tái viêm (hơn 4 lần/năm), xuất hiện hội chứng ngạt thở khi ngủ thì có thể chỉ
định phẫu thuật. Để phòng ngừa, hãy vệ sinh mũi họng thường xuyên, đúng cách như nhỏ mũi, súc
miệng với nước muối nhạt. Tránh các đồ ăn lạnh, ra vào phòng điều hòa nhiệt độ đột ngột. Khi đi ra
đường nên dùng khẩu trang y tế để tránh hít phải bụi bẩn. Khi trời lạnh cần mặc ấm và giữ ấm cổ.
BS. Nguyên Diễn
Điều trị viêm Amiđan ở người lớn, khi nào thi nên cắt Amiđan
tôi 27 tuổi .hiện nay Ami đan bị viêm sưng to . bs khuyên tôi cắt tại viện Tai Mũi Họng TW. hiện nay tôi
đang uống đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm . Tôi xin hỏi có thể cắt amiđan tầm tuổi tôi không ?
phải điều trị hết viêm hay có thể cắt luôn bây giờ . tôi nghe nói có phương pháp là amiđan đỡ đau và ko
phải kiêng quálâu . xin lời khuyên của bác sĩ (Tuấn)

Trả lời:
Viêm Amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn.
Viêm amiđan có thể là viêm cấp, viêm amiđan cấp tái hồi, viêm Amiđan mạn, viêm tấy hoặc
áp xe quanh Amiđan.

11
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Viêm Amiđan cấp là tình trạng viêm nhiễm khuẩn giới hạn ở Amiđan do vi khuẩn hoặc siêu
vi khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là liên cầu trùng tan huyết Bêta nhóm A, đây là tác
nhân gây sốt thấp khớp có thể gây biến chứng ở van tim và viêm vi cầu thận cấp. Trẻ lớn và
người lớn viêm Amiđan thường do vi khuẩn trong đó liên cầu nhóm A là hay gặp nhất. Các
siêu vi trùng gây nhiễm khuẩn hô hấp trên có thể gây viêm Amiđan cấp với tỷ lệ thấp.

Bệnh nhân bị viêm Amiđan cấp có triệu chứng: sốt cao, rét run, đau họng, vướng họng , ăn
uống khó khăn, hơi thở hôi, sưng hạch dưới hàm, hạch cổ trước, nhức đầu, mệt mỏi, đau
nhức cơ, khớp… nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng như viêm tấy
quanh Amiđan, áp-xe ( tụ mủ) quanh Amiđan, áp xe Amiđan , áp xe hạch cổ viêm tai giữa,
viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm khí - phế quản , đặc biệt viêm Amiđan do liên cầu
trùng có thể gây biến chứng sốt thấp khớp, thấp tim, viêm vi cầu thận, nhiễm trùng huyết,
sốc nhiễm độc tố liên cầu nhóm A ( Sốt, hạ huyết áp, suy thận, suy hô hấp cấp và tử vong rất
nhanh).

Bệnh nhân bị viêm Amiđan mạn biểu hiện bằng những đợt viêm Amiđan cấp tái hồi, giữa
các đợt này thường có phản ứng viêm dai dẳng hơn 4 tuần nhưng không rầm rộ. Vi khuẩn
gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram dương hay gặp là liên cầu tan huyết Bêta nhóm A. Viêm
Amiđan mạn thường xảy ra ở người lớn và trẻ lớn.

Viêm Amiđan mạn tính trong đợt cấp tái hồi có triệu chứng chủ yếu như đau họng tái đi tái
lại, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức xương khớp, hạch cổ to lên, hơi thở hôi. Ngoài đợt tái hồi
bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài như khó nuốt, đau tai, hạch cổ to, hôi miệng, khạc ra

chất bã đậu hôi. Khi khám thấy Amiđan to hoặc teo, nhưng bề mặt Amiđan có nhiều chấm
trắng như bã đậu.

Viêm amiđan mạn tính ở trẻ em thường làm amiđan to (gọi là quá phát) có thể gây rối loạn
hô hấp (ngủ ngáy ), rối loạn phát âm (giọng nói đục, hoặc ồm ồm), rối loạn nuốt ( nuốt khó
và dễ bị ọc, ói)…các rối loạn này nếu không được xử trí sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể
chất và tinh thần của trẻ.

Viêm amiđan là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm. cần phải
được điều trị sớm, nên bắt đầu bằng điều trị thuốc trong trường hợp viêm Amiđan cấp họặc
đợt cấp tái hồi của viêm Amiđan mạn , mỗi đợt dùng thuốc khoảng 10 ngày do các BS Tai
Mũi Họng điều trị và theo dõi. Cắt Amiđan là phương pháp điều trị hữu hiệu khi được chỉ
định chính xác nhằm lọai bỏ tổ chức Amiđan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ
viêm chứa đầy các lọai vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển
thành u ác tính.

Cụ thể, nên cắt amiđan trong các trường hợp sau đây:

1. Viêm Amiđan mạn tính có 4 đợt tái phát trong 1 năm.Viêm Amiđan mạn tính kéo dài đã
được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch
cổ , hơi thở hôi.

2. Ápxe quanh Amiđan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị .

3. Viêm Amiđan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa,
viêm xoang….tái đi tái lại nhiều lần .

12
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
4. Amiđan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn

ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.

5. Amiđan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amiđan.

6. Có thể cắt amiđan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên có trường hợp
trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt Amiđan khi Amiđan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ
hoặc gây biến chứng.

Chú ý: Không được cắt Amiđan ở những bệnh nhân có rối lọan đông cầm máu bẩm sinh
hoặc mắc phải ( Hemophilia A, B, C ; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…)

Trì hoãn cắt amiđan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh
mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh
dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…

Để hạn chế viêm Amiđan phải chú ý giữ gìn vệ sinh, giữ ấm vùng mũi họng , tránh môi
trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng
sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít
nước). Không nên pha quá mặn sẽ làm hư niêm mạc họng.

Chúc bạn sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)
Thuốc chữa viêm amidan
Viêm amidan là nhóm bệnh hay gặp, đứng hàng đầu trong những bệnh lý về họng.
Bệnh có thể tiến triển cấp tính hay mạn tính. Viêm amidan cấp là bệnh thường gặp
trong tình trạng nhiễm trùng còn phổ biến ở nước ta.
Tỷ lệ bị bệnh khoảng 10% dân số. Viêm amidan rất hay tái phát và có thể gây các
biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt đối với trẻ em
13

Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
Họng là nơi tập trung nhiều các tổ chức lympho. Tại một số vùng của họng các tổ
chức lympho tập trung lại thành từng đám gọi là các amidan hay các hạnh nhân,
các amidan quây lại thành vòng bạch huyết Waldeyer bao gồm: amidan vòm
(V.A), amidan vòi, amidan khẩu cái (thường gọi tắt là amidan), amidan lưỡi và
hạch Gillet. Các amidan này sản xuất ra các tế bào lympho T và B tham gia vào
miễn dịch tế bào để bảo vệ cơ thể, trong đó quan trọng nhất là amidan vòm (V.A)
và amidan khẩu cái (amidan). Viêm amidan hay gặp ở trẻ lớn (trên 7 tuổi) và
người lớn.
Điều trị viêm amidan cũng phụ thuộc vào giai đoạn của viêm amidan là cấp hay
mạn tính.
Viêm amidan cấp được chia làm hai loại là viêm amidan cấp đỏ (do virut) và viêm
amidan cấp trắng (cấp mủ - do vi khuẩn).
Nguyên nhân gây viêm mũi họng thường là do virut (chiếm 60-80% các nguyên
nhân gây bệnh). Một số trường hợp viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế
cầu, Hemophilus influenzae, tụ cầu và nguy hiểm nhất là liên cầu b tan huyết
nhóm A (khoảng 20%).
Điều trị viêm amidan cấp trắng (do vi khuẩn) ở trẻ em
Toàn thân:
Kháng sinh toàn thân, nhóm thuốc hay sử dụng nhất là b lactam như clamoxyl,
augmentine, zinnat, cephalexine có hoạt tính trên phần lớn các chủng gram
dương và gram âm, thuốc có nhiều đặc tính ích lợi và hữu hiệu với tác động diệt
khuẩn chống lại nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, bao gồm các chủng sản
14
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
xuất b - lactamase. Tác động diệt khuẩn này đạt được là do ức chế sự tổng hợp
màng tế bào bằng cách gắn kết vào các protein đích thiết yếu. Nhóm b lactam
thường có hoạt tính với các nhóm vi khuẩn: hiếu khí gram âm: Escherichia coli,
Klebsiella sp, Proteus mirabilis, Proteus rettgeri, Haemophilus influenzae Hiếu
khí gram dương: Staphylococcus aureus và Staphelococus epidermidis (bao gồm

các chủng có sản xuất pennicilinase trừ các chủng kháng methicilline),
Streptococus pyogenes (và những streptococci tán huyết â), Streptococcus
pneumoniae Kỵ khí: cầu khuẩn gram dương và gram âm.
Nhóm thuốc này được hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và nhanh chóng bị thủy phân
ở niêm mạc ruột và trong máu để phóng thích thuốc vào hệ tuần hoàn. Thuốc hấp
thu tốt nhất khi được uống trước hoặc trong bữa ăn. Nồng độ tối đa đạt trong huyết
thanh sau 2 - 3 giờ. Thời gian bán huỷ trong huyết thanh từ 1 - 1,5 giờ. Mức độ
gắn kết với protein thể hiện khác nhau từ 33-50% tùy theo phương pháp được
dùng. Nhóm thuốc này không bị chuyển hoá và được đào thải bởi quá trình lọc ở
cầu thận và sự thải ở ống thận.
Thận trọng khi trẻ có biểu hiện dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nếu
dùng thuốc dài ngày có thể đưa đến hiện tượng tăng sinh các vi khuẩn không nhạy
cảm như nấm lúc này phải ngưng thuốc. Chứng viêm đại tràng giả mạc, do đó
phải cân nhắc khi sử dụng nhóm thuốc này ở những trẻ đang bị tiêu chảy.
Nếu nghi ngờ viêm amidan do nguyên nhân liên cầu b tan huyết nhóm A phải điều
trị ngay bằng kháng sinh chống liên cầu như pennicilin G và kéo dài quá trình điều
trị trong 2 tuần.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: paracetamol là thuốc chủ đạo hay được thầy thuốc sử
dụng do tính an toàn cao nếu sử dụng đúng cách và đúng liều. Liều khuyến cáo ở
trẻ là 10mg/kg cân nặng/ngày.
- Thuốc giảm xung huyết, giảm phù nề: các men chống viêm a choay, amitase.
- Thuốc giảm ho.
Tại chỗ:
- Súc họng bằng các dung dịch kiềm loãng như bicacbonate, nước muối 0,9%
- Thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như betadine, oropivalone, lysopaine
Với viêm amidan mạn tính thường có chỉ định điều trị bằng điều chỉnh độ pH tại
15
Amidan và những điều cần biết Yh: dustinwind_bmt
chỗ để chuyển môi trường của lông chuyển niêm mạc họng về môi trường kiềm,
làm cho vi khuẩn khó phát triển. Nếu cần thiết có chỉ định cắt amidan.

ThS. Phạm Thị Bích Đào
(Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương)
Theo suckhoedoisong
16

×