Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Kỹ năng đưa ra quyết định tài chính pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104 KB, 3 trang )

Kỹ năng đưa ra quyết định
tài chính
Kỹ năng ra quyết định được đánh giá là một trong những kỹ năng quan trọng trong
công việc của một người giám đốc. Trong các quyết định đó, quyết định về tài
chính luôn là quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất của người lãnh đạo.

Tình huống đầu tiên mà “Chìa khóa thành công” đưa ra là tình huống của một
người giám đốc đang phải cân nhắc việc có thực hiện hay không thực hiện một
hợp đồng đã ký với một khách hàng tiềm năng khi mà giá vật tư chủ yếu để triển
khai cho đơn hàng này đột nhiên tăng đến 25%.

Đặt mình vào tình huống của vị giám đốc này, bạn Phương Anh – Chuyên viên
đầu tư, đến từ TP HCM cho rằng cần phải xem xét 2 vấn đề đó là cả đối nội và đối
ngoại. Với giá nguyên vật liệu tăng đột biến như vậy, chúng ta sẽ ước tính lỗ là
bao nhiêu? Trong trường hợp không thực hiện hợp đồng nữa, khoản tiền chúng ta
bị mất do đặt cọc là bao nhiêu? Và nếu không thực hiện hợp đồng thì mức độ uy
tín của chúng ta sẽ bị giảm sút như thế nào? Phương Anh cho biết, bạn sẽ trực tiếp
tới gặp đối tác, nếu khách hàng có thể thay thế một số vật tư có tính chất tương tự
như vậy, nhưng giá cả hợp lý hơn để đảm bảo hợp đồng này có thể ở mức độ hòa
vốn thì là điều tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng không đồng ý với việc
đó, mà chúng ta đưa ra vẫn tiếp tục thực hiện hợp đồng này làm cho số tiền lỗ quá
lớn so với những lợi ích của công ty thì không nên thực hiện hợp đồng.

Ông Nguyễn Hoài Nam – Tổng Giám đốc Tập đoàn Berjaya VN chất vấn: “Bạn
có thể cho tôi biết bạn đã tính toán chuyện mất uy tín với khách hàng như thế
nào?” Phương Anh cho biết: “Uy tín của một Cty không chỉ thể hiện qua một
khách hàng mà thể hiện qua rất nhiều khách hàng. Một khách hàng mà chiếm
doanh thu khá lớn, ảnh hưởng đến quyết định hoạt động của Cty, thì cho dù lỗ
chúng ta vẫn phải thực hiện và sẽ bù đắp vào những hợp đồng sau bằng cách duy
trì mối quan hệ”.


Ông Nguyễn Hồng Trường – Giám đốc Phát triển KD&CN IDG đặt ra câu hỏi
“Bạn quan niệm thế nào về chữ tín trong kinh doanh, có phải là cứ đặt bút ký cái
gì thì nhất thiết phải thực hiện cái đó hay không?”. Về vấn đề này, Phương Anh
cho biết “không phải tất cả những vấn đề chúng ta đặt bút ký mà chúng ta phải
thực hiện, bởi vì có những tình huống trong tương lai mà chúng ta không thể
lường trước được. Vấn đề quan trọng là chúng ta phải đưa ra những nguyên nhân
thật rõ ràng, chính xác cho vấn đề mà chúng ta không thực hiện việc chúng ta đã
ký kết”. Ông Nguyễn Cảnh Bình – Chủ tịch HĐQT – Giám đốc Cty cổ phần sách
Alpha khẳng định: “Bạn mới đưa ra việc đề đàm phán với khách hàng mà chưa nói
đến việc đàm phán với nhà cung cấp, bạn có thể liệt kê ra các lập luận nào mà bạn
sẽ đàm phán với nhà cung cấp để yêu cầu nhà cung cấp giảm giá”. Phương Anh
giải quyết: “Trước tiên, chúng ta phải xem xét nhà cung cấp của chúng ta đã cung
cấp trong thời gian bao lâu? Khối lượng sản phẩm nhà cung cấp này cung cấp cho
chúng ta như thế nào? Nếu như chúng ta là nhân tố chính thì trường hợp này nên
đàm phán để giảm giá sản phẩm”

×