Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
(Phần 2)
4. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn hoá
Để hoạt động tiêu chuẩn hoá được tiến hành một cách hiệu quả cần tuân thủ
một số nguyên tắc chính như sau:
Nguyên tắc 1: Đơn giản hoá
Tiêu chuẩn hoá trước hết là đơn giản hoá, có nghĩa là loại trừ những sự quá
đa dạng không cần thiết. Trong sản xuất đó là việc loại bỏ các kiểu loại, kích cỡ
không cần thiết chỉ giữ lại những gì cần thiết và có lợi cho trước mắt và tương lai.
Nguyên tắc 2: Thoả thuận
Tiêu chuẩn hoá là một hoạt động đòi hỏi phải có sự tham gia, hợp tác bình
đẳng của tất cả các bên có liên quan.Nói chung, khi tiến hành công tác tiêu chuẩn
hoá phải có một sự dung hoà quyền lợi của các bên.
Nguyên tắc 3: áp dụng
Tiêu chuẩn hoá gồm hai mảng công việc chính là xây dựng và áp dụng tiêu
chuẩn vì vậy phải làm sao cho các tiêu chuẩn áp dụng được, có như vậy tiêu chuần
hoá mới đem lại hiệu quả.Bất cứ một cơ quan, tổ chức tiêu chuẩn hoá nào nếu chỉ
chú ý đến việc ban hành tiêu chuẩn mà không chú ý đến áp dụng tiêu chuẩn, thì
hoạt động tiêu chuẩn hoá sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn.
Nguyên tắc 4: Quyết định, thống nhất
Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn không phải lúc nào cũng đảm bảo
được nó là một giải pháp tuyệt đối ưu việt. Trong nhiều trường hợp các tiêu chuẩn
được xuất phát từ các yêu cầu thực tế, không thể chờ đợi có sự nhất trí tuyệt đối,
hoàn hảo.Lúc đó giải pháp của tiêu chuẩn là giải pháp đưa ra các quyết định để
thống nhất thực hiện.
Nguyên tắc 5: Đổi mới
Tiêu chuẩn hoá là một giải pháp tối ưu trong một khung cảnh nhất định cho
nên các tiêu chuẩn phải luôn luôn được soát xét lại cho phù hợp với khung cảnh
luôn luôn thay đổi. Trong thực tế tiêu chuẩn phải được xem xét nghiên cứu và soát
xét lại một cách định kỳ hay bất cứ lúc nào nếu thấy cần thiết.
Nguyên tắc 6: Đồng bộ
Công tác tiêu chuẩn hoá phải tiến hành một cách đồng bộ. Trong khi xây
dựng tiêu chuẩn cần xem xét sự đồng bộ giữa các loại tiêu chuẩn, các cấp tiêu
chuẩn, các đối tượng tiêu chuẩn có liên quan. Ngoài ra phải chú ý đến sự đồng bộ
của khâu xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.
Nguyên tắc 7: Pháp lý
Tiêu chuẩn ban hành ra là để áp dụng, nhưng phương pháp đưa tiêu chuẩn
vào thực tế có khác nhau.Nói chung ở các cấp, bộ, công ty, tiêu chuẩn hoá được
ban hành là dể bắt buộc áp dụng.ở cấp quốc tế và khu vực nói chung, tiêu chuẩn là
để khuyến khích áp dụng nhưng nó sẽ trở thành pháp lý khi các bên thoả thuận với
nhau hoặc đưọc chấp nhận thành tiêu chuẩn bắt buộc ở cấp quốc gia hay các cấp
khác.ở cấp quốc gia việc qui định tiêu chuẩn là bắt buộc hay chỉ khuyến khích phụ
thuộc vào nhiều yếu tố.
Cấp, loại, hình thức hiệu lực của tiêu chuẩn
1 .Cấp tiêu chuẩn
Tuỳ theo quy mô, phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức công bố (ban
hành) tiêu chuẩn mà người ta chia tiêu chuẩn thành ra các cấp sau đây:
Cấp quốc tế: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn có phạm vi hoạt động
toàn cầu công bố: ISO, IEC, CAC, ITU, …
- Cấp khu vực: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn hoá khu vực công bố:
EN (tiêu chuẩn Châu Âu), ENELEC (tiêu chuẩn điện Châu Âu)…Cấp quốc gia:
Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia công bố: DIN (Đức), ANSI (Mỹ),
BSI (Anh), TCVN (Việt Nam).
- Cấp ngành hay hội: Tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn ngành hay hội
(liên kết nhiều công ty) công bố: ngành chế tạo ô tô, hội thử nghiệm vật liệu…
Cấp công ty: Tiêu chuẩn do một công ty công bố, ví dụ tiêu chuẩn hãng
Philíp, tiêu chuẩn công ty Siemen…Khi nói về “cấp tiêu chuẩn” người ta chỉ đơn
giản nói về “cỡ” của tổ chức công bố tiêu chuẩn (công ty, quốc gia hay quốc tế) và
mức độ phạm vi tham gia đông đảo của tập thể xây dựng tiêu chuẩn.
Cấp tiêu chuẩn không nói về tính “cao thấp” của “chất lượng” tiêu chuẩn
cũng như không phản ánh mức độ áp dụng rộng rãi của tiêu chuần. Một tiêu chuẩn
của một ngành hay hội có thể được áp dụng rộng rãi trong nhiều quốc gia, khu
vực, thậm chí áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong khi đó thì một tiêu chuẩn
quốc gia có khi chỉ áp dụng trong một vài tổ chức hay cá nhân nào đó.