Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn (Phần 7) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.03 KB, 5 trang )

Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
(Phần 7)

Tiêu chuẩn hoá công ty
1 . Mục đích của tiêu chuẩn hoá trong công ty
1.1. Thông hiểuMột số tiêu chuẩn công ty nhằm mục đích thông hiểu tức là
dùng vào việc trao đổi thông tin. Ví dụ: các tiêu chuẩn và thuật ngữ, ký hiệu, dấu
hiệu, tín hiệu, màu sắc, âm thanh…
1.2. An toàn, vệ sinh, môi trường
Một số tiêu chuẩn công ty cụ thể hoá các điều luật vệ sinh, an toàn và môi
trường mà công ty phải thực hiện trong các trường hợp khác nhau: an toàn điện, an
toàn cháy, nổ, giới hạn các chất độc hại và các điều kiện môi trường trong nơi sản
xuất, làm việc. Thực hiện các tiêu chuẩn này là nghĩa vụ của công ty trước pháp
luật đồng thời cũng là điều kiện để đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả sản
xuất của công ty.
1.3 Chất lượng sản phẩm
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của
công ty là chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của công ty, vì vậy công ty phải quy
định rõ ràng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay dịch vụ của mình, đồng thời phải
có biện pháp kiểm soát để không bao giờ có các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn lọt
ra ngoài.
Việc kiểm soát chặt chẽ ở khâu cuối cùng là cần thiết nhưng chất lượng sản
phẩm không phải chỉ quyết định ở khâu cuối cùng, chất lượng sản phẩm được hình
thành trong suốt quá trình sản xuất, vì vậy công ty phải xây dựng một bộ tiêu
chuẩn kỹ thuật cho nguyên vật liệu, bán thành phẩm mua vào, các phương pháp
thử và quy tắc giao nhận… ; tiêu chuẩn về kỹ năng và trình độ của nhân viên ở các
vị trí làm việc khác nhau để đảm bảo chất lượng công việc; tiêu chuẩn về bao gói,
vận chuyền xếp dỡ sản phẩm để bảo đảm duy trì chất lượng sản phẩm…
1 .4 Giảm bớt chi phí, tăng lợi nhuận
Mục đích cuối cùng của Tiêu chuẩn hoá trong công ty là giảm bớt tất cả các
loại chi phí: nguyên vật liệu, thời gian nhân lực đề làm tăng lợi nhuận cho công ty.


Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn làm cho công việc thiết kế nhanh chóng đơn giản
hoá việc đặt mua và giao nhận nguyên vật liệu, giảm bớt chi phí do phải dự trừ và
do nguyên vật liệu khóng đạt yêu cầu, giảm bớt chi phí sửa chữa, gia công lại sản
phẩm, giảm bớt chi phí do phải bồi thường và bảo hành sản phẩm.
Công tác Tiêu chuẩn hoá trong công ty nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại
những lợi ích sau:
- Phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn : khi tiêu chuẩn đã được xây
dựng và áp dụng từ trên xuống dưới nếu có vấn đề trục trặc nào xảy ra, có thể dễ
dàng xác định được phần trách nhiệm của các bên có liên quan.
- Hợp lý hoá sản xuất: qua tiêu chuẩn hoá, công ty giải quyết những bất hợp
lý, hỗn tạp vể kiểu loại; thống nhất hợp lý hoá các thao tác, thủ tục; loại bỏ các
thao tác, thủ tục rườm rà không cần thiết.
- Kỹ thuật cá nhân trở nên kỹ thuật chung: trước kia kỹ thuật, kỹ năng là sở
hữu của cá nhân người làm việc. Những người mới vào nghề không có con đường
nào khác để học hỏi ngoài quan sát và bắt trước những công nhân thành thạo. Các
tài liệu về kỹ năng và trình độ giúp người làm việc mau chóng tiếp thu được kỹ
năng mới, kỹ thuật của tác nhân trở thành kỹ thuật của công ty.
2. Phạm vi tiêu chuẩn hoá trong công ty
Công tác tiêu chuẩn hoá có liên quan đến hầu hết các bộ phận trong toàn
công ty:
2.1 Nghiên cứu thiết kế
Ở một trình độ nhất định, các bản thiết kế mới là sự kế thừa các bản thiết kế
cũ, là việc kết hợp sử dụng những bộ phận chi tiết độc đáo, đặc biệt với những bộ
phận chi tiết thông thường có sẵn.
Vì vậy tại bộ phận thiết kế cần có được các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế
có liên quan đến công việc của mình: tiêu chuẩn về bản vẽ, tiêu chuẩn về cách ký
hiệu, tiêu chuẩn về các chi tiết và bộ phận đã được tiêu chuẩn hoá, các tiêu chuẩn
quốc gia về an toàn, vệ sinh và môi trường có liên quan đến sản phẩm của công
ty…
Bộ phận nghiên cứu phải nghiên cứu triệt để áp dụng các tiêu chuẩn này

đồng thời đề xuất việc xây dựng các tiêu chuẩn của công ty về chất lượng và
phương pháp thử.
2.2 Thiết bị công trình
Để đảm bảo sản xuất liên tục và có hiệu quả, công ty cần có kế hoạch bảo
trì máy móc, thiết bị, công trình. Công việc này cần được cụ thể hoá bằng các tiêu
chuẩn quy định kỹ thuật và quy trình bảo trì thiết bị của công ty.
2.3 Cung ứng nguyên vật liệu
Bộ phận cung ứng nguyên vật liệu cần có đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật
của các loại nguyên vật liệu và cụm chi tiết mua vào. Có thể sử dụng các tiêu
chuẩn quốc gia và quốc tế có sẵn.
Hợp đồng mua nguyên vật liệu cần phải dựa trên các tiêu chuẩn rõ ràng kể
cả các tiêu chuẩn về phương pháp thử và quy tắc nghiệm thu, giao nhận.Việc sử
dụng nguyên vật liệu, chi tiết bán thành phẩm tiêu chuẩn mang lại những lợi ích
sau: sự sẵn có để sử dụng, chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý.
2.4. Sản xuất
Công ty cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn đầy đủ vể quy trình sản xuất của
mình. Quá trình xây dựng tiêu chuẩn đồng thời là quá trình hợp lý hoá, thống nhất
hoá công việc sản xuất; cắt bỏ những công đoạn, những thao tác không cần thiết.
Các tài liệu sản xuất này cần được lưu trữ. thường xuyên xem xét và loại bỏ
những phần lạc hậu. Công tác kiểm tra chất lượng trong sản xuất là một hoạt động
không thể thiếu, công ty cần quy định rõ những điểm cần kiểm tra và những chỉ
tiêu cần thử nghiệm trong toàn bộ quá trình sản xuất của công ty.
2.5 Bao gói, bảo quản, xếp dỡ
Công ty cần xây dựng tiêu chuẩn về kích thước, nguyên vật liệu bao gói để
duy trì chất lượng sản phẩm. Cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế thích
hợp về bao gói đề cập đến vật liệu và phương pháp bao gói cũng như các hướng
dẫn để tránh sự cố trong vận chuyển và bảo quản.
Cần nắm vững và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về ghi nhãn
đối với một số hàng đặc biệt: thực phẩm, thuốc, hoá chất độc…Công ty cần quy
định rõ quy trình bảo quản, xếp dỡ sản phẩm và các loại nguyên vật liệu sử dụng.

2.6 Nhân sự, đào tạo
Bộ phận nhân sự của công ty cần xây dựng những tiêu chuẩn yêu cầu năng
lực của các chức danh đối với các cán bộ quản lý và nhân viên của công ty và có
kế hoạch giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn đó.

×