Đề 1:
Câu 1: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định quản trị? Tại sao nói quyết định
quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật?
Để phân tích rõ được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định quản trị như thế nào, trước
hết chúng ta cần hiểu quyết định quản trị là gì.
Quyết định quản trị là sản phẩm sáng tạo của nhà quản trị, nhằm định ra chương
trình và tính chất họat động của tổ chức, để giải quyết một vấn đề nào đó trên cơ sở
hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc phân tích
các thông tin về hiện trạng của tổ chức.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định quản trị, trong đó có yếu tố khách
quan và yếu tố chủ quan.
- yếu tố khách quan:
+ mức độ ổn định của môi trường ra quyết định quản trị:
+ thời gian:
+ thông tin: thông tin là cơ sở khoa học để có thể đưa ra được một quyết định
quản trị đúng đắn, hiệu quả. Thông tin cung cấp các dữ liệu cần thiết liên quan tới
hoạt động của tổ chức; thông tin giúp nhận dạng cơ hội, nguy cơ từ sự tác động của
môi trường tới hoạt động quản trị; thông tin giúp xây dựng và lựa chọn được phương
án tối ưu để giải quyết vấn đề nảy sinh…
- yếu tố chủ quan:
+ cá nhân nhà quản trị: tùy vào từng nhà quản trị có những kiến thức, cách nhìn
nhận khác nhau về một vấn đề và hướng giải quyết vấn đề đó, phong cách quản trị
khác nhau cũng dẫn tới quyết định quản trị khác nhau
+ sự ràng buộc về quyền hạn và trách nhiệm: các nhà quản trị ở những cấp độ
khác nhau có trách nhiệm và quyền hạn khác nhau, cùng một vấn đề nhưng mỗi nhà
quản trị lại ra quyết định quản trị khác nhau sao cho phù hợp với trách nhiệm của
mình, vào quyền hạn của mình ở trong tổ chức.
+ các nhân tố bên trong của tổ chức: tùy vào mỗi tổ chức khác nhau sẽ có những
hoàn cảnh thực tiễn khác nhau, vì thế khi quyết định quản trị, mỗi nhà quản trị phải
xem xét tới các nguồn lực của tổ chức như tài lực, vật lực, cũng như phải lưu ý tới
văn hóa của tổ chức để có được những quyết định quản trị phù hợp.
Quyết định quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Tính khoa học thể hiện ở
chỗ mọi quyết định quản trị đưa ra đều phải dựa trên cơ sở hiểu biết các quy luật vận
động khách quan trong quá trình hoạt động của tổ chức. Tính nghệ thuật thể hiện ở
chỗ nó phụ thuộc rất nhiều vào bản thân nhà quản trị, vào sự thay đổi thường xuyên,
khó nắm bắt của đối tượng quản trị, và cả vào sự may rủi
Câu 2: Các giai đoạn của quá trình kiểm soát trong tổ chức? Mối quan hệ của chúng?
Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát
hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối
cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định.
Kiểm soát là một trong 4 chức năng của quản trị. Quá trình kiểm soát trong tổ chức
bao gồm các giai đoạn sau đây:
- xác định các tiêu chuẩn kiểm soát: tiêu chuẩn kiểm soát là những chỉ tiêu thực hiện
nhiệm vụ mà dựa vào đó có thể đo lường và đánh giá kết quả thực tế của hoạt động.
Khi xác định các tiêu chuẩn kiểm soát cần thực hiện theo một số nguyên tắc như: tiêu
chuẩn và mục tiêu, tiêu chuẩn và dấu hiệu thường xuyên, tiêu chuẩn và quan sát tổng
hợp, tiêu chuẩn và trách nhiệm, xác định mức chuẩn, sử dụng các tiêu chuẩn định tính.
- đo lường kết quả hoạt động: dựa vào các tiêu chuẩn đã được xác định ở trên, tiến
hành đo lường nhằm phát hiện sai lệch và nguy cơ sai lệch đối với những mục tiêu đã
định. Yêu cầu đối với đo lường kết quả là: hữu ích, phải có độ tin cậy cao, không lạc
hậu và tiết kiệm. Một số phương pháp đo lường kết quả như: quan sát các dữ kiện, sử
dụng các dấu hiệu báo trước, quan sát trực tiếp và tiếp xúc cá nhân, dự báo, điều tra.
- so sánh với tiêu chuẩn kiểm soát: dựa vào kết quả đo lường, tiến hành so sánh kết
quả hoạt động với tiêu chuẩn đã được xác định, từ đó phát hiện sai lệch giữa kết quả
với tiêu chuẩn và tìm nguyên nhân của sự sai lệch đó. Sau đó phải tiến hành thông báo
tới các nhà quản trị, các bộ phận cơ quan chức năng có liên quan, và tới đối tượng bị
kiểm soát.
- Tiến hành điều chỉnh: các hoạt động điều chỉnh bao gồm: điều chỉnh mục tiêu dự
kiến, điều chỉnh chương trình hành động, tiến hành những hành động dự phòng và
không hành động gì cả. Khi điều chỉnh phải chú ý: điều chỉnh phải nhanh chóng, kịp
thời; điều chỉnh với liều lượng thích hợp và điều chỉnh phải hướng tới kết quả.
Các giai đoạn của quá trình kiểm soát trong tổ chức có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Trước tiên, việc xác định các tiêu chuẩn kiểm soát ảnh hưởng trực tiếp tới kết
quả của các bước tiếp theo, nếu xác định các tiêu chuẩn kiểm soát chính xác thì việc
so sánh kết quả hoạt động với tiêu chuẩn mới chính xác, từ đó mới có thể có những
hiệu chỉnh phù hợp. Việc đo lường kết quả hoạt động cũng rất quan trọng, phải sử
dụng phương pháp đo lường phù hợp để có thể đưa ra kết quả đo lường chính xác với
thực tế hoạt động. Ở bước so sánh, cần chú ý phát hiện ra những sai lệch so với tiêu
chuẩn để có thể điều chỉnh đúng với mục tiêu đã đề ra. Và cuối cùng, nếu có sự điều
chỉnh phải dựa vào các tiêu chuẩn ban đầu để điều chỉnh hướng tới kết quả tốt nhất.
Câu 3: Bài tập tình huống số 13
Đề 2:
Câu 1: Phân tích khái niệm quản trị. Vì sao nói quản trị là khoa học, là nghệ thuật, là
một nghề?
Quản trị là một khái niệm rất đa dạng và phức tạp. Có nhiều ý kiến đưa ra về khái
niệm quản trị, tùy vào từng khía cạnh nhìn nhận quản trị của mỗi người.
Tuy nhiên, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về quản trị như sau:
Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng các hoạt
động của những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các
nguồn lực của tổ chức.
Từ khái niệm này, ta có thể giải thích khái niệm quản trị như sau:
- Quản trị là hoạt động của một hoặc một số người nhằm phối hợp các hoạt động của
những người khác trong tổ chức để đạt được mục tiêu đã định.
- Sự phối hợp các hoạt động được thực hiện thông qua quá trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức.
- Quá trình hoạt động đòi hỏi sử dụng nhân tài, vật lực để đạt được mục tiêu một cách
có hiệu quả nhất.
Quản trị là một khoa học, nghệ thuật và một nghề:
- Quản trị là một khoa học vì: quản trị ra đời cùng với sự xuất hiện của quá trình phân
công hợp tác lao động, của thực tiễn hoạt động kinh tế xã hội; từ đó các công trình
nghiên cứu về quản trị cũng ra đời. Quản trị đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng các
quy luật kinh tế xã hội. Hoạt động quả trị sử dụng thành tựu của các môn khoa học
khác như: toán kinh tế, điều khiển học, tin học, công nghệ, kinh tế, thống kê, xã hội
học, tâm lý học, luật,
- Quản trị là một nghệ thuật vì: trong thực tế, hoạt động kinh doanh luôn luôn biến
đổi, yêu cầu các nhà quản trị không được áp dụng lý thuyết quản trị một cách cứng
nhắc mà phải khéo léo vận dụng, sáng tạo trong từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể.
Nghệ thuật quản trị phụ thuộc vào tài nghệ của nhà quản trị trong việc giải quyết
những vấn đề đặt ra. Nghệ thuật quản trị rất quan trọng, song phải dựa trên nền tảng
khoa học quản trị, không được phủ nhận khoa học quản trị.
- Quản trị là một nghề: từ những năm 50 của thế kỷ XX, quản trị đã dần tiến tới
chuyên nghiệp, được đào tạo chính quy thành một nghề có mặt trong tất cả các tổ
chức, và con người có thể kiếm tiền bằng nghề này.
Câu 2: Các nguyên tắc cơ cấu tổ chức? Vận dụng một trong các nguyên tắc đó vào
một doanh nghiệp.
Khái niệm
+ Tổ chức: tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người
làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá
nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công
việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu
chung của tổ chức.
+ Cơ cấu (cấu trúc) tổ chức: là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân)
khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên moon hóa theo
những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được
các mục tiêu chung đã được xác định.
Các nguyên tắc cơ cấu tổ chức:
- Tương thích giữa hình thức và chức năng: