Giáo án môn Ngữ Văn
Tiết: 129 KIỂM TRA VĂN
(Phần thơ)
Ngàysoạn: 7/3/2010
Ngày dạy: 10/3/2010
A. MỤC TIÊU: Giúp HS
1.Kiếnthức: Tự kiểm tra và đánh giá kết quả học tập về các tác phẩm thơ Việt
Nam hiện đại.đã học ở học kì II
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kĩ năng viết văn: cảm nhận, phân tích một đoạn hoặc một bài thơ.
3. Thái độ: HS có ý thức tự giác, nghiêm túc khi làm bài.
B. PHƯƠNGPHÁP: Trắc nghiệm + Tự luận
C. CHUẨN BỊ:
1.Giáoviên: Ra đề, đáp án, biểu điểm.
2. Họcsinh: Ôn tập kĩ về kiến thức, giấy bút
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổnđịnh:
II. Bài cũ: (Không)
III.Bàimới:
* Đề:
A. Phần trắc nghiệm: (2 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Bài thơ “Con cò” được sáng tạo trên cơ sở nào?
A. Những câu hát ru quen thuộc C. Hình ảnh con cò trong những câu hát ru
B. Hình ảnh con cò trong ca dao D. Những bài thơ viết về loài vật
Câu 2: Dòng nào nêu đủ và đúng nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Sang thu” ?
A.Ngôn ngữ trong sáng cô đọng
B. Lời thơ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm
C. Ý thơ hàm súc, chứa chan tình cảm
D. Hình ảnh chọn lọc, gợi tình cảm nhiều hơn tả thực
Câu 3: Nối tên tác giả và tên tác phẩm cho khớp
1)Mùa xuân nho nhỏ a)Viễn Phương
2) Con cò b) Hữu Thỉnh
3) Viếng lăng Bác c) Chế Lan Viên
4) Sang thu d) Thanh Hải
Câu 4: Câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”muốn khẳng định điều gì?
A. Thiên nhiên là vĩnh cửu B. Bác Hồ mãi mãi như trời xanh
C. Tình cảm thương Bác như trời xanh D.Ca ngợi sự vĩnh cửu của thiên nhiên
Câu 5: Trong 2 câu thơ “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam – Bão táp mưa sa
đứng thẳng hàng”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân háo ,tượng trưng B. So sánh, hoán dụ
C. Nói quá, tượng trưng D. Ẩn dụ, so sánh
Giáo viên: Cao Thị Hoài Phương Trường THCS Lê Lợi
Giáo án môn Ngữ Văn
B. Phần tự luận: ( 8 điểm).
Câu 1: (2 điểm). Suy nghĩ của em về 2 câu thơ kết bài : “ Sấm cũng bớt bất ngờ -
Trên hàng cây đứng tuổi”
Câu 2: (6 điểm) Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “ Viếng lăng Bác”
ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Câu 1:C ; Câu 2: B; Câu 4:B ; Câu 5: A ( Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm)
Câu 3: nối 1d, 2c, 3a, 4b ( nối đúng mỗi câu cho 0,25 điểm)
B. Phần tự luận:
Câu 1: (2 điểm)
-Tả thực về hiện tượng thiên nhiên, đó là sấm về mùa thu đã ít đi và không còn
dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn
- Hình ảnh có tính ẩn dụ: sang thu tương ứng với lứa tuổi đã quá nửa đời người,
nên con người cũng như hàng cây đứng tuổi, đã từng trãi hơn và có những suy
ngẫm về cuộc đời; Sấm tượng trưng cho những vang động bất thường ngoài cuộc
đời, đã bớt gây ảnh hưởng và không còn xa lạ , gây chấn động với những người
lớn tuổi
Câu 2:(6 điểm) HS viết thành bài văn ngắn có đầy đủ các ý sau và liên kết lôgic
và có đủ 3 phần: Mở bài; thân bài; kết bài
Nội dung: Bài thơ thể hiện niềm xúc động tràn đầy và lớn lao, tình cảm thành
kính, sâu sắc và cảm động của tác giả - cùng là của đồng bào miền Nam khi
viếng lăng Bác.(phân tích cụ thể)
- Nghệ thuật: Phân tích cụ thể các ý sau
+ Giọng điệu phù hợp: vừa trang nghiêm, trang trọng vừa tha thiết sâu lắng, vừa
xúc động tự hào, vừa đau xót tiếc thương.
+ Thể thơ 8 chữ, nhịp thơ chậm rãi, thành kính, trang nghiêm.
+ Hình ảnh sáng tạo: từ hình ảnh thực nâng lên thành hành ảnh so sánh, ẩn dụ
tượng trưng vừa quen thuộc vừa mới lai: Hàng tre, mặt trời, dòng người, tràng
hoa, vầng trăng, trời xanh
IV.Củngcố:
GV thu bài, nhận xét thái độ làm bài của HS.
V. Dặn dò:
- Xem lại kiến thức.và tự rút kinh nghiệm
- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn bản nhật dụng (soạn theo yêu cầu ở sgk)
E.Bổsung:
Giáo viên: Cao Thị Hoài Phương Trường THCS Lê Lợi
Giáo án môn Ngữ Văn
Giáo viên: Cao Thị Hoài Phương Trường THCS Lê Lợi