Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hướng dẫn viết tiểu luận - khóa luận docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.57 KB, 4 trang )

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN - KHÓA LUẬN
- 3 tuần sau khi đăng ký sinh viên phải nộp tiểu luận và thuyết trình.
- SV cần nộp 1 cuốn tiểu luận và gửi nội dung thuyết trình(PP) vào địa chỉ mail:

Hình thức và tài liệu tham khảo của Khóa luận:
BÌA TIỂU LUẬN - KHÓA LUẬN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
KHOA:
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
HOẶC THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HOẶC BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Mai Ước
Họ tên sinh viên:
Lớp:
Khóa:
Tp. Hồ Chí Minh, tháng….năm….
1
HÌNH THỨC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Hình thức của tiểu luận - khóa luận
- Trình bày rõ ràng sạch đẹp, theo bố cục sau:
+ Bìa chính (Hình thức trình bày như hướng dẫn ở trên)
+ Bìa phụ: là giấy thường (hình thức trình bày như bìa chính)
+ Mục lục: lấy đến mục 3 chữ số (ghi rõ số thứ tự trang)
+ Danh mục bảng biểu, hình vẽ (nếu có)
+ Danh mục chữ viết tắt (nếu có)
+ Lời mở đầu
+ Phần nộidung
+ Kết luận
+ Danh mục tài liệu tham khảo
+ Phụ lục (nếu có)


- Trình bày trên khổ giấy A4 (210 x297 mm, in một mặt bằng mực đen, trừ hình vẽ,
bảng biểu có thể in màu). Có số lượng tối thiểu từ 15 trang (kể từ lời mở đầu đến hết
phần kết luận).
- Số thứ tự của trang đặt chính giữa, phía dưới và bắt đầu đánh từ lời mở đầu đến hết
phần tài liệu tham khảo và phụ lục.
- Dùng font chữ “Times New Roman”, cỡ chữ 13, hoặc 14, cách dòng 1,5 lines
- Lề trên, lề dưới 3 cm; lề phải 2 cm; lề trái là 3.5 cm
- Các chương, mục, tiểu mục phải ghi rõ và đánh số thứ tự theo quy tắc:
+ Mục lớn đánh theo số La-mã: I, II., III…
+ Mục nhỏ đánh theo chữ số Ả-rập: 1, 2, 3
2. Cách sắp xếp và danh mục tài liệu tham khảo
a. Tài liệu được sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ theo thứ tự tiếng Việt, Anh, Pháp,
Đức, Nga, Trung, Nhật…các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn,
không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung quốc, Nhật… Đối với
những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi
kèm theo mỗi tài liệu.
b. Tài liệu xếp theo thứ tự A, B, C họ tên tác giải theo thông lệ của từng nước:
- Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự A, B, C theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ thự
thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự A, B, C theo họ.
2
- Tài liệu không có tên tác giải thì xếp theo thứ tự A, B, C từ đầu của tên cơ quan ban
hành.
c. Thông tin về tài liệu tham khảo phải được sắp xếp theo thứ tự sau:
- Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách).
- Năm xuất bản / công bố (đặt trong ngoặc đơn, dấu phảy sau ngoặc đơn)
- Tên tài liệu tham khảo (in nghiêng, dấu phảy cuối tên)
- Nhà xuất bản (dấu phảy cuối tên NXB)
- Trang trích dẫn (gạch ngang giữa hai chữ số)
- Nơi xuất bản (dấu chấm kết thúc TLTK).

d. Riêng đối với các tài liệu tham khảo thu thập từ các trang web phải đầy đủ các thông
tin về tài liệu như: ngày, tháng truy cập, địa chỉ trang web, đường dẫn đến mục thông tin
về tài liệu.
Chú ý: Khi viết tiểu luận – khóa luận, luôn cần trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo đầy đủ
bất cứ nơi nào có dẫn chiếu và sử dụng thông tin, số liệu, nhận định… của nguồn tài liệu
đó. Trích dẫn nguồn TLTK nên đặt ở phần footnote (cước chú).
NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nội dung của tiểu luận – khóa luận cần cố gắng làm rõ các điểm, các đóng góp trong nghiên
cứu được trình bày trong tiểu luận-khóa luận. Tiểu luận – khóa luận, ngoài Lời mở đầu và
Kết luận, được kết cấu tối thiểu là 3 chương, tối đa là 5 chương. Nếu kết cấu thành 3 chương
thì nội dung của tiểu luận- khóa luận nên là:
- Chương 1:
Viết về phần lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà đề tài cần giải quyết như:
Khái niệm, định nghĩa, các quan điểm, trường phái nội dung, các nhân tố ảnh hưởng tới
lĩnh vực thuộc đề tài nghiên cứu…
- Chương 2:
Viết về thực trạng, kiểm chứng, đánh giá và phân tích tình hình thực tiễn vấn đề mà tiểu
luận-khóa luận nghiên cứu. Thực chất, Chương 2 là phần dùng lý luận ở Chương 1 để soi
sáng, đánh giá thực tiễn; đồng thời dùng thực tiễn để kiểm chứng lý luận, kết hợp nhuần
nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn để làm rõ tình hình thực tế chỉ ra những tồn tại, hạn chế
của thực tiễn cũng như nguyên nhân cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế. Trong đó, sinh
viên phải thu thập tư liệu, số liệu từ những nguồn tin cậy để phân tích, đánh giá một cách
thuyết phục.
3
- Chương 3:
Viết về giải pháp, kiến nghị, đễ xuất để khắc phục những hạn chế hoặc cải thiện thực tiễn
mà nội dung ở chương thứ hai đã chỉ ra, đồng thời khóa luận cũng có thể đưa ra những xu
hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu, những ý kiến hay quan điểm để hoàn thiện lý
luận liên quan đến đề tài. Các giải pháp và đề xuất phải rõ ràng, có cơ sở khoa học (cả lý
luận và thực tiễn), làm rõ tác dụng và tính khả thi của từng giải pháp.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
4

×