TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
MÔN HỌC NGUỒN NHÂN LỰC
I- MỤC ĐÍCH
- Giúp sinh viên rèn luyện khả năng viết luận, khả năng trình bày một nội
dung khoa học theo kết cấu chuẩn.
- Rèn luyện cho sinh viên phương pháp giải quyết một vấn đề phát sinh
trên thực tế một cách khoa học và lôgíc trên cơ sở tham khảo những tài
liệu thứ cấp.
- Đánh giá kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập trên lớp.
Bài tiểu luận này sẽ thay thế bài thi hết môn và được tính vào điểm kết
luận của môn học với trọng số 70%.
II- NHỮNG NGUYÊN TẮC QUY ĐỊNH.
1- Về nội dung.
- Tiểu luận là một bài viết ngắn để trình bày quan điểm, nghiên cứu phát
hiện về một chủ đề nào đó mà người viết tâm đắc. Dù viết về một vấn
đề gì thì nhiệm vụ của một bài tiểu luận phải: (1) nêu lên được vấn
đề; (2) phân tích vấn đề; và (3) trình bày những kết quả mới mà người
viết phát hiện được hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết về
vấn đề đó. Trong một bài tiểu luận, vấn đề chính có thể được phân tách
thành nhiều vấn đề nhỏ để giải quyết từng phần. Khi giải quyết những
vấn đề này thì tác giả cũng phải nêu được vấn đề đó, sau đó sử dụng
những luận cứ lý thuyết, các số liệu và lập luận tham khảo từ các tài
liệu khoa học để phân tích. Cuối cùng là đưa ra những kết luận, đánh
giá của mình về vấn đề đó.
- Sinh viên tự chọn đề tài bài tiểu luận cho mình. Có thể tham khảo các
mảng đề tài ở phần III. Đề tài phải gắn với nội dung của môn học
~ 1 ~
Nguồn nhân lực. Riêng đối với sinh viên Ngành Quản trị nhân lực
không chọn những đề tài về thị trường lao động hoặc xuất khẩu lao
động. Nên tham khảo ý kiến giáo viên trong buổi phụ đạo hướng dẫn
nếu không chắc chắn về tên đề tài.
- Thông thường có thể chia thành 2 phần chính là (1) thực trạng về vấn
đề đó và (2) các giải pháp (hoặc kết luận và khuyến nghị) rút ra. Có thể kết
cấu thành 3 phần, trong ó phn 1 là c s lý lun v vn nghiên cu,
hai phn còn li ging nh trên.
- Số liệu sử dụng trong bài tiểu luận phải đảm bảo tính cập nhật, bắt
buộc phải có trích dẫn nguồn gốc.
2- Về định dạng.
- Tiểu luận bắt buộc viết bằng tay trên khổ giấy A4, dài tối đa 8 trang,
trình bày một mặt, sáng sủa, dễ đọc, không đóng bìa bằng giấy bóng
kính.
- Không sử dụng các từ viết tắt trong bài tiểu luận.
- Lề bên trái để cách tối thiểu 3cm.
- Các tiểu mục của tiểu luận được đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất
là ba chữ số (Ví dụ: 1.1.2.).
- Cấu trúc bài viết gồm:
+ Trang bìa: Trình bày theo mẫu kèm theo, có thể in hoặc viết tay.
+ Bắt đầu trang tiếp theo là nội dung bài tiểu luận (chỉ đánh số trang
cho phần nội dung này).
+ Tài liệu tham khảo (bắt đầu trang mới): Trình bày theo quy định trong
mục 6.
+ Phụ lục (bắt đầu trang mới nếu có).
+ Mục lục: Nên trình bày trong một trang.
~ 2 ~
3- Về trích dẫn các tài liệu tham khảo.
- Tài liệu trích dẫn là những câu văn, công thức, định lý rõ ràng mà chủ
quyền tác giả thuộc về người viết gốc và tác giả dùng nó vào việc
chứng minh. Khi có trích dẫn trong bài viết, tác giả phải ghi rõ nguồn
gốc trích dẫn đó là từ đâu theo hướng dẫn dưới đây.
Ví dụ 1: Trích dẫn ngắn trong ngoặc kép:
“Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân loại, việc học của con
người rất khác nhau.” (Lam, 2004, tr. 6)
Ví dụ 2: Nếu trích một đoạn dài:
Trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân loại, việc học của con
người rất khác nhau. Tuy nhiên, đứng trước quá trình toàn cầu hoá ngày
nay, khi khối lượng kiến thức bùng nỗ với cấp số nhân thì năng lực sáng
tạo, làm việc độc lập, làm việc nhóm, năng lực tự học, năng lực thích
ứng, sự nhạy cảm… lại trở nên quyết định. (Lam, 2004, tr. 6)
- Trong ngoặc đơn sau mỗi đoạn trích dẫn là tên tác giả, năm xuất bản và
trang được trích dẫn. Tên tác giả này phải được ghi lại trong phần tài
liệu tham khảo. Nếu là trích dẫn một đoạn dài như ví dụ 2 thì toàn bộ
nội dung này phải đẩy vào trong 1,5cm so với lề trái.
- Tất cả những nội dung tham khảo từ tài liệu khác mà không trích dẫn
nguồn đều không có giá trị và không được chấm điểm.
4- Trình bày Footnote, Endnote.
- Trong bài viết, đôi lúc phải sử dụng đến các ghi chú cuối chân trang
(footnote) hoặc ghi chú ở trang cuối cùng (endnote). Mục đích là nói rõ
thêm hoặc gợi ý các vấn đề có liên quan mà người viết muốn giải thích
thêm cho nội dung chính. Sau đoạn văn cần giải thích tác giả đánh chỉ
số theo thứ tự đoạn văn cần giải thích và cuối trang hoặc cuối nội dung
bài tiểu luận đưa ra lời giải thích theo chỉ số của từng đoạn văn. Ví dụ:
~ 3 ~
(1)
Baer, Miles và Moran (1999) vẫn bảo lưu ý kiến cho rằng, chính sách công
nghiệp có hại cho các nước Đông Á và là gốc rễ gây ra khủng hoảng.
Hoặc:
(2)
Xem Ngân hàng Thế giới (1998) để có phần tổng kết đầy đủ nhiều vấn đề
có liên quan về giá công nghiệp.
- Bài tiểu luận viết bằng tay nên trình bày bằng Footnote gặp nhiều khó
khăn. Khuyến cáo nên sử dụng Endnote.
- Những tài liệu được ghi chú này phải có mặt ở phần “Tài liệu tham
khảo”, việc này giúp người đọc tra cứu được các tài liệu gốc khi cần.
5- Trình bày bảng biểu, biểu đồ, hình vẽ.
- Bảng số liệu, biểu đồ, hình ảnh khi trích dẫn bắt buộc phải có số thứ
tự, tên, đơn vị tính cho các số liệu và nguồn gốc số liệu. Ví dụ:
Biểu số 2: Trình độ văn hoá của lực lượng lao động Việt Nam
Đơn vị tính: % so tổng lực lượng lao động
Chỉ tiêu 1996 2002 2003 2004 2005
Không biết chữ 5,72 3,74 4,24 4,44 4,04
Chưa tốt nghiệp tiểu học 20,72 15,8 15,48 13,87 13,09
Tốt nghiệp tiểu học 27,7 31,71 31,51 29,73 29,09
Tốt nghiệp phổ thông cơ sở 32,08 30,46 30,4 32,36 32,58
Tốt nghiệp phổ thông trung học 13,78 18,29 18,37 19,6 21,21
Tổng số 100 100 100 100 100
Nguồn: Thống kê Lao động - Việc làm, Bộ LĐTBXH, 1996-2005
- Sau một số liệu, bảng số liệu hay biểu đồ, hình ảnh phải ghi thật rõ ràng
nguồn để đảm bảo mức tin cậy. Đó có thể là báo cáo của một cơ quan
thống kê, trích lại của tác giả khác hoặc điều tra của chính tác giả. Nếu
không có điều này thì mọi lập luận của tác giả dựa vào số liệu, hình ảnh
đó sẽ không có giá trị và không được chấm điểm.
~ 4 ~
- Khi dùng bảng biểu, đồ thị, hình vẽ để phân tích phải nêu rõ số của
bảng biểu , đồ thị, hình vẽ đó. Ví dụ: Theo bảng số 3…
6- Danh mục tài liệu tham khảo
- Cũng như tài liệu trích dẫn, danh mục tài liệu tham khảo phải được ghi
lại ở cuối bài viết. Đây là những tài liệu mà tác giả mượn ý để làm tiền
đề cho sáng tác của mình. Có các loại tài liệu tham khảo khác nhau,
chẳng hạn sách, một bài viết trong một tập sách gồm nhiều tác giả, tạp
chí, tài liệu từ internet… ứng với mỗi tài liệu này đều có cách ghi khác
nhau. Cụ thể như sau.
• Tài liệu là báo chí cần có các thông tin sau:
- Tên tác giả: in thường, không có dấu ngăn cách.
- (năm công bố),: in thường, đặt trong ngoặc đơn, kết thúc bằng dấu
phẩy.
- “Tên bài báo, bài nghiên cứu”, in thường, đặt trong ngoặc kép, kết thúc
bằng dấu phẩy.
- Tên báo hoặc tạp chí khoa học,: in thường, kết thúc bằng dấu phẩy.
- tập: in thường, không có dấu ngăn cách.
- (số),: in thường, đặt trong ngoặc đơn, kết thúc bằng dấu phẩy.
- trang.: in thường, kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ:
1. Bùi Tất Thắng (2004), “Toàn cầu hoá và thách thức đối với lao động Việt
Nam”. Nghiên cứu kinh tế. (5), 31.
• Tài liệu là sách, luận văn, tiểu luận, báo cáo:
- Tên tác giả: in thường, không có dấu ngăn cách.
- (năm xuất bản),: in thường, đặt trong ngoặc đơn, kết thúc bằng dấu
phẩy.
~ 5 ~
- Tên sách luận văn, tiểu luận, báo cáo,: in thường, kết thúc bằng dấu
phẩy.
- Nhà xuất bản,: in thường, kết thúc bằng dấu phẩy.
- Nơi xuất bản.: in thường, kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ:
2. GS. TS. Tống Văn Đường - Đại học Kinh tế quốc dân, (2002), Giáo trình
Dân số và phát triển, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
• Tài liệu lấy từ Internet.
- Tên tác giả: in thường, không có dấu ngăn cách.
- (Năm xuất bản),: in thường, đặt trong ngoặc đơn, kết thúc bằng dấu
phẩy.
- Tựa đề tài liệu tham khảo lấy từ Internet.: in thường, kết thúc bằng dấu
chấm.
- Được lấy về từ: http://www : in thường, kết thúc bằng dấu chấm.
Ví dụ:
3. David Dapice. (2004). Lịch sử hay chính sách: tại sao các tỉnh phía Bắc
không tăng trưởng nhanh hơn. Được lấy về từ:
/>Lưu ý:
- Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Tiếng Việt,
Tiếng Anh, Tiếng Pháp…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ
nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng
Trung Quốc, tiếng Nhật. Đối với tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người
biết đến có thể thêm phần dịch đi kèm với mỗi tài liệu)
- Thứ tự của danh mục tài liệu tham khảo:
Tác giả là người nước ngoài được xếp thứ tự abc theo họ.
~ 6 ~
Tác giả là người Việt Nam xếp thứ tự abc theo tên những vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên
lên trước họ.
Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự abc từ đầu của tên
cơ quan ban hành ấn phẩm.
- Tất cả các tài liệu dùng để tham khảo lấy ý trong quá trình viết tiểu
luận phải được đưa vào danh mục tài liệu tham khảo.
- Bài tiểu luận phải có tối thiểu 04 tài liệu tham khảo.
7- Về phụ lục
- Phần này gồm những nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ
cho nội dung tiểu lunậ như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh, văn bán pháp
luật…
- Mỗi nội dung được trình bày thanh một phụ lục riêng và được đánh số
thứ tự (Ví dụ Phụ lục 1).
- Các phân tích có liên quan đến phụ lục nào cần phải có đường dẫn
tham chiếu đến phụ lục đó. Ví dụ: Xem phụ lục số 2.
III- CÁC MẢNG ĐỀ TÀI GỢI Ý.
- Các gợi ý dưới đây là những mảng đề tài lớn. Sinh viên cần thu hẹp
phạm vi nghiên cứu của đề tài lại cho phù hợp.
- Đề tài có thể viết cho cả phạm vi Việt nam, cho một địa phương nào đó
hoặc có thể viết cho phạm vi quốc tế. Nên lựa chọn phạm vi theo không
gian hẹp, ví dụ cho một tỉnh.
1. Vai trò của nguồn nhân lực trong tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã
hội.
2. Chất lượng nguồn nhân lực tại…… Thực trạng và giải pháp.
3. Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại…. Thực trạng và giải pháp.
~ 7 ~
4. Nhân lực lao động khoa học và công nghệ Việt Nam .Thực trạng và giải
pháp.
5. Nguồn nhân lực và các xu hướng di chuyển tại……
6. Nguồn nhân lực và các xu hướng di chuyển trên thế giới.
7. Di chuyển nguồn nhân lực tại…… Nguyên nhân và hậu quả.
8. Nguồn nhân lực trẻ tại…… và vị trí của nó trên thị trường lao động.
9. Nguồn nhân lực trình độ cao tại…… Thực trạng và giải pháp phát triển.
10. Xuất khẩu lao động ở Việt Nam.
11. Chất lượng lao động xuất khẩu tại Công ty…… Thực trạng và giải pháp.
12. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
13. ào to ngun nhân lc cho các làng ngh truyn thng. Thc trng và gii
pháp.
14. Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn tại…… Thực trạng và giải pháp.
15. Tạo việc làm thông qua phát triển các làng nghề truyền thống tại……
Thực trạng và giải pháp.
16. Tạo việc làm thông qua các dự án trồng rừng tại……
17. Mô hình kinh tế trang trại và vai trò tạo việc làm ở…….
18. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động tại……
19. C cu lc l ng lao ng ti…… Thc trng và gii pháp thúc y chuyn
dch.
20. Chất lượng việc làm tại…… Thực trạng và giải pháp.
Sinh viên có thể tham khảo số liệu tại một số Website sau:
www.molisa.gov.vn, www.thitruonglaodong.gov.vn, www.cpv.org.vn,
~ 8 ~
www.gso.gov.vn, www.qppl.egov.gov.vn, www.undp.org.vn,
www.worldbank.org, www.adb.org. www.ilo.org, www.undp.org,
www.un.org.
TRƯỞNG BỘ MÔN
DÂN SỐ - NGUỒN NHÂN LỰC
Ths. TRẦN PHƯƠNG
~ 9 ~
MẪU BÌA TIỂU LUẬN
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
===o0o===
Họ tên tác giả:
Lớp:
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
NGUỒN NHÂN LỰC
TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Nguồn nhân lực trẻ ở Việt Nam, cơ hội hay thách thức?
Giáo viên giảng dạy: Ths Trần Phương.
Hà nội, năm ……
~ 10 ~