Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bệnh thiếu máu và cách điều trị doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.41 KB, 19 trang )

Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
BỆNH THIẾU MÁU VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Tổng quan về thiếu máu thiếu sắt
I. Tổng quan thiếu máu
Thiếu máu là sự mất quan bình sinh lý giữa mất máu và bù đắp máu của cơ thể.
Hay nói cách khác thiếu máu chính là do sự mất cân bằng giữa tiêu hủy quá mức với sự
giảm thiểu quá tình tái tạo máu.
Máu được sinh ra từ tủy xương. Ở người trưởng thành hàng ngày sinh lý bình
thường của cơ thể bị mất đi từ 40 – 50ml máu và tủy xương cũng sẽ tái tạo lại đủ số lượng
đã mất.
Nói thiếu máu là thiếu hồng cầu. Hồng cầu có đời sống từ 100 – 120 ngày và hàng
ngày khoảng 1/100 – 1/200 số lượng hồng cầu bị tiêu hủy do thực bào ở lách đó là điều
kiện sinh lý bình thường.
Vai trò chính của hồng cầu là vận chuyển oxy đi khắp cơ thể để nuôi sống các tế
bào và vận chuyển khí cacbonic (CO
2
) thải từ các tế bào qua phổi để thải ra ngoài nhằm
đáp ứng đời sống của con người. Vận chuyển oxy hay CO
2
là do huyết sắc tố của hồng cầu.
Huyết sắc tố là thành phần cơ bản của hồng cầu. Nó chiếm 1/3 trọng lượng hồng cầu và có
khoảng 300 triệu phân tử Hb trong hồng cầu.
Huyết sắc tố (Hb) ở người phụ thuộc vào tuổi, giới, hoạt động hay nằm nghỉ, nơi cư
trú đồng bằng hay núi cao và màu da. Thí dụ: Hb trẻ sơ sinh 165g/l, hay sau tuổi dậy thì,
nam có thể 200g/l. Hb nam > Hb nữ. Hb người da trắng > người da đen = 5g/l (Hoa Kỳ).
Người sống núi cao Hb # 200g/l.
Trong xác định thiếu máu người ta xác định các yếu tố sinh học của máu là chính
còn dấu hiệu lâm sàng thường đến sau sự thiếu hụt các yếu tố sinh học. Do đó người ta nói
rằng:
Thiếu máu là sự giảm khả năng mang oxy của máu khi mà nồng độ Hb giảm, đếm
số lượng hồng cầu giảm do hematocrite giảm. Nhưng nồng độ Hb giảm là xác định thiếu


máu chính xác nhất.
Sự thay đổi sinh lý trong thiếu máu: Hb giảm sẽ gây ra sự phân giải oxy ở tổ chức
giảm. nếu oxy tổ chức giảm gây ra thể tích hô hấp tăng và tim đập nhanh lên. Nếu Hb <
100g/l thì sẽ gây ra rối loạn hô hấp và tim làm cho người bệnh thở nhanh, tim đập nhanh.
1
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
Bên cạnh đó nhằm bù đắp sự giảm Hb cơ thể sẽ kích thích tiết Erythropoietin (EPO) để
tăng Hb, tăng sự tạo máu.
Sự thay đổi cơ thể trong thiếu máu: thiếu máu làm ảnh hưởng dòng chảy và không
khí trong máu làm tim đập nhanh nếu kéo dài sẽ gây ra bệnh lý tim: tim xung huyết, viêm
cơ tim Thiếu máu gây thiếu oxy ở não làm rối loạn tâm tính, các cơ kém hoạt động gây
nhức đầu Thiếu máu làm thay đổi hệ thống tiêu hóa như: viêm lưỡi, teo lưỡi, loét lưỡi
Thiếu máy gây thay đổi hệ thống da: da xanh, niêm mạc nhợt, móng tay móng chân dễ
vỡ
Thiếu máu không phải là bệnh mà là dấu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý ở
người. Chẩn đoán thiếu máu dựa chủ yếu vào yếu tố sinh học, còn dấu chứng lâm sàng
thường đến sau các yếu tố sinh học.
Tầm soát thiếu máu dựa vào các yếu tố sinh học ở máu ngoại vi
1. Định lượng huếyt sắc tố (Hb).
2. Đếm số lượng hồng cầu.
3. Đo hematocrite.
4. Tính nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu (NĐHbTBHC).
5. Tính lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu (LHbTBHC).
6. Tính thể tích trung bình hồng cầu (TTTBHC).
7. Sự phân bố hình thái hồng cầu (RDW).
Các chỉ số sinh học: định lượng huyết sắc tố, số lượng hồng cầu, đo hematocrit
giảm, chính xác nhất huyết sắc tố giảm là xác định thiếu máu còn các chỉ nồng độ Hb trung
bình HC, lượng Hb trung bình hồng cầu và thể tích trung bình hồng cầu là để phân loại các
loại thiếu máu. Chỉ số sự phân bố hình thái hồng cầu (RDW) là đẻ xác định các loại bệnh
lý mắc phải hay di truyền bẩm sinh gây ra thiếu máu.

Các chỉ số sinh học của hồng cầu người bình thường
Đối tượng
Chỉ số Người trưởng thành (1) Trẻ em từ 3 – 18 tháng (2)
Nam Nữ Trai Gái
SLHC x 1012 4,8 ± 0,62 4,3 ± 0,52 3,9 ± 0,4 3,9 ± 0,3
Hb g/l 142,9 ± 10,8 128,2 ± 10,8 109 ± 9 112 ± 9
Hematocrite l/l 0,43 ± 0,02 0,39 ± 0,02 0,33 ± 0,03 0,33 ± 0,03
NĐHb TBHC g/l 339 ± 9 340 ± 9 330 ± 20 340 ± 24
LHbTBHC pg 32,4 ± 1,2 31,7 ± 1,0
TTHC fl 95,5 ± 2,9 95,4 ± 2,8 85 ± 8,5 85 ± 8
RDW % 13,5 ± 1,5 (3)
(1)Theo TTTMHH; (2) Theo TT Nhi khoa; (3) Theo thế giới

Phân loại các loại thiếu máu: có thể phân loại theo nguyên nhân bệnh sinh hoặc
theo phân loại hình thái kích thước hồng cầu.
1. Phân loại theo nguyên nhân bệnh sinh:
- Thiếu máu do rối loạn tế bào gốc là thiếu máu do sản xuất không đủ hồng cầu
hoặc không đủ huyết sắc tố.
• Do giảm số lượng các yếu tố tạo hồng cầu trong tủy xương: có thể do di
truyền bẩm sinh hoặc do mắc phải.
• Do bệnh lý ức chế tạo hồng cầu mặc dù đủ yếu tố thường do bệnh lý mắc
phải.
• Do thiếu yếu tố đặc hiệu tạo hồng cầu.
- Thiếu máu do tan máu:
2
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
• Do rối loạn bên trong hồng cầu: do cấu trúc màng hồng cầu, thiếu men hồng
cầu, rối loạn tổng hợp huyết sắc tố do globin hay do heme.
• Do rối loạn bên ngoài hồng cầu: do rối loạn miễn dịch và do rối loạn không
do miễn dịch bởi các yếu tố ngoại lai.

- Thiếu máu giả tạo: là thiếu máu do bị tăng thể tích huyết tương do sinh lý hoặc
bệnh lý.

2. Phân loại theo hình thái kích thước hồng cầu:
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc khi:
• NĐHbTBHC < 300g/l
• LHbTBHC < 27 pg
• TTTBHC < 60 fl
- Thiếu máu HC to khi
• NĐHbTBHC < 370g/l
• LHbTBHC < 30 pg
• TTTBHC < 105 fl
- Thiếu máu hồng cầu bình sắc khi
• NĐHbTBHC < 300g/l
• LHbTBHC < 28 pg
• TTTBHC < 80 fl
Ý nghĩa của việc phân loại theo hình thái kích thước hồng cầu:
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết
sắc tố gây loạn sản hồng cầu.
- Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo
hồng cầu.
- Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do
bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại
vi.
Giá trị của chỉ số sự phân bố hình thái kích thước hồng cầu (RDW = Red (cell)
Distribution width).
RDW: BT = 13,5 ± 1,5% (12 – 15%)

TTTBHC thấp TTTBHC BT TTTBHC cao
RDW cao - Thiếu máu thiếu sắt - Bệnh về gan Thiếu máu do thiếu acid

folic
- HBS, HbH - Bệnh hoại tử tủy xương - Thiếu máu do tan máu
miễn dịch
- β Thalassemia - B. xơ tủy xương
- Thiếu máu nguyên bào sắc
- CLL, CML

RDW bình
thường
- β Thalassemia - Bệnh suy tủy xương
- Thiếu máu bất sản tủy

Về điều trị thiếu máu: cố gắng điều trị nguyên nhân để cắt nguồn gây thiếu máu và
điều trị triệu chứng là cung cấp các chất để tạo hồng cầu hay truyền máu. Hiện nay có chất
Erythropoietin là chất để tạo nên hồng cầu nhưng sự chỉ định có giới hạn là trong thiếu
máu khó chữa hoặc trong bệnh viêm thận mãn chỉ định vì các bệnh này không tạo được
Erythropoietin để tạo hồng cầu.
3
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
II. Tổng quan thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là một hội chứng thiếu máu thường hay gặp: đây là thiếu
máu hồng cầu nhỏ nhược sắc.
Hồng cầu là một tế bào sống không nhân. Thành phần hóa học chính trong nguyên
sinh chất của hồng cầu chứa nước và huyết sắc tố. Huyết sắc tố là thành phần cơ bản chiếm
1/3 trọng lượng hồng cầu.
Huyết sắc tố cấu tạo bởi globin và heme. Globin bao gồm ácc chuỗi polypeptid do
các acid amin cấu tạo nên. Heme là một chất protoporphyrin kết hợp với nguyên tử sắt có
hóa trị 2 (Fe
++
).

Một người nặng 60kg có khoảng 4g sắt hay nói các khác sắt chiếm khoảng 0.005%
trọng lượng của cơ thể và được phân chia 75% trong huyết sắc tố còn lại sắt được dự trữ ở
tủy xương. Cứ 1g Hb thì có 3,4mg sắt và 1 lít máu có 0.5g sắt.
Sắt được sử dụng theo chu kỳ khép kín: quá trình tạo hồng cầu cần tiêu thụ sắt từ 3
nguồn sắt được phóng thích từ quá trình tan máu sinh lý (nguồn chính); sử dụng sắt dự trữ
và sắt được hấp thu từ ruột non do bên ngoài đưa vào.
Tủy xương sử dụng khoảng 30mg sắt/ngày để tạo hồng cầu, chỉ cần độ 1 – 2mg từ
thức ăn đưa vào, còn lại từ các kho dự trữ của cơ thể.
Sự mất sắt ở nam: 1 – 2mg/ngày và ở nữ là 2 – 4mg/ngày. Nhu cầu hàng ngày về
sắt ở nam 10mg/ngày ở nữ là 15mg/ngày. Nhu cầu này tăng khi phụ nữ có thai, trẻ nhỏ,
người ở tuổi mới lớn
Tầm soát thiếu máu thiếu sắt dựa vào chủ yếu là yếu tố sinh học của hồng cầu. Tuy
nhiên cũng có một số triệu chứng cũng có thể gợi ý về nguyên nhân thiếu sắt: móng tay,
móng chân mềm, dễ gãy, lõm lòng thuyền, da khô, nứt mép, viêm lưỡi nuốt khó, tóc khô
dễ gãy ở trẻ em dễ bị nhiễm trùng sốt, lách to. Thiếu ámu thiếu sắt tiến triển rất từ từ bên
bệnh nhân chịu đựng tốt có khi thiếu máu đến nhanh, dồn dập, ngất xỉu, khó thở khi gắng
sức, tim đập nhanh.
Xác định thiếu máu thiếu sắt bằng các yếu tố sinh học:
- Định lượng huyết sắc tố: giảm.
- Đếm số lượng hồng cầu: giảm.
- Đo hemacocrite: giảm.
- Chỉ số hồng cầu:
• Nồng độ HbTBHC < 300g/l
• Lượng HbTBHC < 27 pg
• Thể tích TBHC < 60 fl
- Chỉ số sắt:
• Sắt huyết thanh < 10 µmol/lít
• Hệ số bảo hòa siderophilin < 16%
• Ferritin huyết thanh giảm (BT: 30 – 160ng/ml)
Sinh lý bệnh học thiếu máu thiếu sắt:

Thiếu máu thiếu sắt là thiếu sắt để tạo nên huyết sắc tố. Thiếu máu thiếu sắt biểu
hiện đầu tiên, sớm nhất là ferritin huyết thanh giảm, dẫn đến giảm sắt dự trữ, tỷ lệ
transferin tăng biểu thị bằng tăng khả năng toàn phần cố định transferin. Sau nữa là sắt
huyết thanh giảm: hệ số bảo hòa siderophylin giảm. Nếu nhuộm Perls (nhuộm sắt) ở tủy
xương sẽ thấy mất các nguyên bào sắt (sideroblast).
Sau một thời gian dài thiếu sắt, thiếu máu sẽ xuất hiện với hồng cầu nhỏ rồi hồng
cầu nhược sắc là thành phần chủ yếu của heme nên khi thiếu sẽ dẫn đến giảm tổng hợp Hb
và làm tăng số lượng phân bào hồng cầu non. Kết quả là sản sinh ra các hồng cầu nhỏ với
lúc đầu là số lượng hồng cầu đếm được bình thường.
Sau cùng là một thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Như vậy thiếu máu hồng cầu
nhỏ nhược sắc là một thiếu máu do hiện tượng suy tủy về chất lượng.
4
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt

Xếp loại thiếu máu thiếu sắt theo nguyên nhân bệnh sinh

1. Thiếu máu do thiếu sắt:
Thiếu máu do thiếu sắt thường là các chảy máu mãn tính bệnh nhân không biết, bỏ
qua không chú ý. Thiếu máu thiếu sắt gặp khoảng 90% các trường hợp thiếu máu. Nữ gặp
nhiều hơn nam.
Nguyên nhân:
- Mất máu nhiều lần ở đường tiêu hóa: thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại
tràng, trực tràng mất máu bệnh phụ khoa, cho máu nhiều lần, đái máu kinh diễn
- Do cung cấp không đủ: trẻ đẻ non tháng, phụ nữ mang thai, tuổi thành niên, cắt bỏ
dạ dày, tá tràng.
- Do rối loạn phân phối sắt: viêm nhiễm, ung thư.
- Do thiếu máu chlorose = thiếu máu không rõ nguyên nhân.
- Do thiếu máu phụ nữ tiền mãn kinh.
2. Thiếu máu thiếu sắt do tăng sắt là thiếu máu có hồng cầu nhược sắc, ferritin
huyết thanh tăng, đường tiêu hóa hấp thu sắt tăng, hồng cầu sắt non tăng.

• Thiếu máu thiếu sắt do rối loạn tổng hợp globin: gặp trong bệnh
Thalassemia.
• Thiếu máu thiếu sắt do rối loạn heme
 Ngộ độc chì: gây độc men tổng hợp heme.
 Thuốc Isoniazide (INH): ức chế hoạt động Pyridoxin.
 Chloramphenicol: ức chế pyridoxin
• Thiếu máu thiếu sắt khác:
 Do di truyền bẩm sinh: - có sự thay đổi chuyển hóa porphyrin
 - tăng sắt ở trẻ có di truyền gen lặn.
 Do mắc phải: - thiếu máu tăng sắt: người trên 50 tuổi kèm theo
hồng cầu khổng lồ giả Biermer.
 - truyền máu nhiều gây ứ sắt
Vấn đề điều trị và dự phòng:
1. Điều trị:
• Điều trị nguyên nhân: là hết sức cần thiết.
5
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
• Điều trị bằng chất sắt: đường uống là tốt nhất. Sắt được sử dụng là sắt có hóa
trị 2 (Fe
++
) dưới dạng hòa tan là sulfate, gluconate
- Liều lượng: người lớn: 250mg/ngày (tối ưu) chia 2 – 3 lần uống vào bữa ăn; trẻ sơ
sinh, trẻ em: 5mg/kg/ngày chia 2 – 3 lần.
- Thời gian điều trị: khi các chỉ số hồng cầu trở lại bình thường, thường khoảng 2
tháng. Sau đó tiếp tục dùng ½ liều lượng trên trong vòng 3 tháng nữa để củng cố sắt dự trữ.
- Theo dõi kết quả điều trị bằng các xét nghiệm: các chỉ số hồng cầu: Hb - số lượng
HC, hematocrit, ferritin huyết thanh.
2. Phòng bệnh
Cần thêm chất sắt cho các trường hợp có nhu cầu tăng về sắt: trẻ em, người có
thai

Tình hình nghiên cứu thiếu máu thiếu sắt ở TP. HCM
- Nghiên cứu ở 587 người trong đó nam: 213; nữ 374 tuổi từ 17 – 45 tuổi ở huyện
Củ Chi TP. HCM và huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh có trứng giun móc trong phân.
- Định lượng Hb:
• Nam: 75,2 – 149,6g/lít. Người không có trứng giun móc trong phân Hb: 111
– 162g/l.
• Nữ: 76,9 – 123,7g/l. Người không có trứng giun móc trong phân Hb: 108 –
148g/l.
- Đo hematocrit:
• Nam: 0,24 – 0,34 l/l. Người không có trứng giun móc trong phân Hb: 0,37 –
0,46 l/l.
• Nữ: 0,26 – 0,38 l/l. Người không có trứng giun móc trong phân Hct: 0,34 –
0,44 l/l.
Số lượng có huyết sắt tố < 100 g/l chiếm 30,3%.
• Chỉ số sắt huyết thanh: nam: 55 – 65 µmol/l. Nữ: 45 – 55 µmol/l. (BT: 80 –
160 µmol/l)
Khảo sát huyết sắt tố người cho máu nhiều lần: số lượng khảo sát 4878 người.
Nam: 1953 người. Nữ: 2925 người. Tổng số người không đủ tiêu chuẩn cho máu với Hb
nam từ 120 g/l, nữ từ 115 g/l là 1539/4878 = 32%. Trong số này có 461/1539 người không
đủ tiêu chuẩn cho máu có Hb < 100 g/l = 29,95%. Khảo sát chỉ số sắt với sắt huyết thanh
nhận thấy có 45 – 55 µmol/l. Nhận thấy Hb càng thấp sắt huyết thanh càng giảm đặc biệt
càng cho máu nhiều lần thì càng giảm Hb và giảm sắt huyết thanh.

GS. BS. Trần Văn Bé
BV. Truyền máu Huyết học TP. HCM

Thiếu máu
Thiếu máu là sự giảm số lượng hồng cầu hoặc giảm số lượng huyết sắc tố ở máu ngoại vi
dẫn đến máu thiếu oxy để cung cấp cho các mô tế bào trong cơ thể. Một người được coi là
thiếu máu khi nồng độ huyết sắc tố trong máu thấp hơn so với người cùng giới, cùng lứa

tuổi, cùng một môi trường sống. Hội chứng thiếu máu gồm nhiều triệu chứng do cơ chế
sinh bệnh học thiếu máu gây ra. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thiếu máu, do đó điều trị
thiếu máu khác nhau tuy thuộc nguyên nhân.
6
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
Ph
ân loại
Có nhiều cách phân loại các trường hợp thiếu máu.
Sản xuất yếu hay Mất máu
Thiếu máu có thể chia làm hai nguyên nhân chính:
• Rối loạn về sản xuất: do cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu, hay sản xuất hồng cầu
không đủ chất lượng. Thí dụ: rối loạn tủy, thiếu chất sắt hay vitamin B12, toan
Folic, Thalassemia.
• Hồng cầu bị mất hay bị hủy hoại. Thí dụ: mất máu vì kinh nguyệt, rối loạn tại lách,
chảy máu trong chấn thương, van tim nhân tạo làm vỡ hồng cầu.
7
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt

Xem thêm: Chi tiết về Công thức máu
Những bệnh thiếu máu thường gặp
Thiếu chất sắt
Thalassemia
Thiếu máu do bệnh mãn tính
Sốt rét
THIẾU MÁU
(Anemia)
Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
"- Bác sĩ ơi, bác sĩ nói tôi thiếu máu, sao không cho tôi
uống thuốc?"
8

Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
Thiếu máu là một tình trạng do sự bất thường của các
hồng huyết cầu (red blood cell), ngay từ lúc sinh ra hay mới
bị sau này, hoặc là biểu hiện của một bệnh không phải bệnh
về máu. Khi có thiếu máu, khối lượng hồng huyết cầu lưu
thông trong máu sút giảm, trị số hemoglobin của người thiếu
máu dưới 12 g/dl nếu là phụ nữ, dưới 14 g/dl nếu là đàn ông.
Triệu chứng
Triệu chứng tùy vào nguyên nhân gây thiếu máu, mức độ
thiếu máu nhẹ hay nặng, thiếu máu xảy ra từ từ hay mau
chóng. Nhiều trường hợp thiếu máu nặng vẫn không gây
triệu chứng gì cả nếu thiếu máu xảy ra chậm chậm qua nhiều
ngày tháng; nhưng thường, khi trị số hemoglobin (viết tắt
Hb) xuống dưới 7 g/dl, người bệnh sẽ thấy mau mệt, nhức
đầu, khó thở, choáng váng, đau ngực. Khi người bệnh trông
xanh quá, than nhìn không còn rõ, xỉu, tim đập nhanh, ta
nên mau chóng thăm khám và chữa trị ngay.
Nhiều trường hợp thiếu máu được khám phá khi bác sĩ
tình cờ thử CBC (complete blood count, đếm máu toàn diện:
cho biết các trị số bạch cầu, hồng cầu, Hb, tiểu cầu, thể tích
hồng cầu, xem hồng cầu bình thường, to hoặc nhỏ Thường
ta thử CBC mỗi 3 năm để truy tìm thiếu máu, và các bệnh về
máu khác).
Nguyên nhân
Nguyên nhân tạo thiếu máu rất nhiều:
- Thiếu máu do thiếu chất sắt: chiếm đến 25-35% các
trường hợp thiếu máu, xảy ra trong những trường hợp mất
máu lâu ngày, như phụ nữ ra máu nhiều khi có kinh; ung thư
ruột già khiến máu âm thầm chảy rỉ rả ngày này sang ngày
khác, dù mắt ta không nhìn thấy

- Do bệnh kinh niên: cũng chiếm 25-35% các trường hợp
thiếu máu. Các bệnh kinh niên như bệnh thận, bệnh gan,
bệnh tuyến nội tiết lâu ngày có thể khiến ta đâm thiếu
máu.
- Tan huyết (hemolytic anemia, các hồng huyết cầu bị
phá hủy) và tủy xương không tạo đủ máu: 15% các trường
hợp thiếu máu.
- Bệnh myelodysplasia: 10% các trường hợp thiếu máu.
- Bệnh thalassemia (khiến hồng huyết cầu có dạng nhỏ):
5-10% các trường hợp thiếu máu.
9
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
- Các bệnh khác: 5-10% các trường hợp thiếu máu.
Chẳng hạn như bệnh thiếu chất sinh tố B12, thiếu chất
folate
Thăm khám
Bạn thấy, thiếu máu có thể do rất nhiều nguyên nhân
khác nhau. Có nguyên nhân lành thôi (tại ra kinh hơi nhiều
mỗi tháng), song cũng nhiều nguyên nhân độc (ung thư ruột
già, ung thư máu ). Thiếu máu, không giản dị chỉ cho
"thuốc bổ máu" rồi xoa tay yên tâm. Ta cần tìm hiểu tại sao
lại thiếu máu vậy.
Việc tìm hiểu tại sao thiếu máu nếu không khéo sẽ rất
tốn kém. Thử máu lung tung vừa tốn kém, đã vậy lắm khi
không đưa đến định bệnh. Thế nên, tìm hiểu tại sao bạn
thiếu máu ta nên làm từng bước một.
Bệnh gì cũng thế, trừ trường hợp khẩn cấp, tìm hiểu bao giờ
cũng bắt đầu bằng phần trò chuyện, danh từ chuyên môn gọi
là bệnh sử (history). Bác sĩ thân mật hỏi bạn, xem bạn có
biết bạn thiếu máu, và từ hồi nào. Nếu bạn trả lời: "Ôi, bác sĩ

lo gì. Tôi bị bệnh thalassemia từ hồi mới đẻ, hồng cầu có
dạng nhỏ, thử ra lúc nào cũng thấy thiếu máu, nhưng tôi
khỏe lắm. Đây tôi đem kết quả thử CBC 10 năm trước, so với
thử máu của bác sĩ vừa làm, cũng vẫn vậy". Thế thì ta yên
tâm, không cần làm gì thêm, chỉ thỉnh thoảng thử lại CBC
xem có gì thay đổi.
Còn bạn trả lời: "Không bác sĩ ạ, trước giờ chưa bác sĩ
nào nói tôi thiếu máu cả. Mới năm trước, tôi mua bảo hiểm
nhân thọ, họ thử máu, rồi vui vẻ bán bảo hiểm cho tôi, có
thấy họ nói gì đâu. Bây giờ bác sĩ bảo Hb tôi có 9 thôi, thấp
quá, thảo nào tôi hay thấy mệt mệt", thì ta phải tìm hiểu tiếp
tại sao bạn lại thiếu máu.
Bước kế trên đường tìm sao bạn bỗng nhiên đâm thiếu
máu trong vòng 1 năm qua, xin bạn cho biết ngoài chuyện
bạn hay thấy mệt mệt, bạn còn triệu chứng gì khác (ra kinh
nhiều, đi cầu ra máu ), hiện có bệnh gì quan trọng (bướu tử
cung, suy tuyến giáp trạng, bệnh gan, bệnh thận ) và đang
dùng những thuốc gì (một số thuốc có thể làm tan huyết).
Sang phần thăm khám, bác sĩ cẩn thận tìm xem bạn có
nổi hạch bất thường (ung thư máu, ung thư hạch ), bạn có
vàng da, vàng mắt (bệnh gan, bệnh tan huyết ), gan và lá
10
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
lách (spleen) bạn có to lên (bệnh gan, bệnh về máu ),
xương bạn sờ thấy thốn đau (ung thư máu ), tử cung bạn
to lên vì bướu (nên bạn ra kinh nhiều), trong phân bạn có
máu (ung thư bao tử, ung thư ruột già)
Thử nghiệm
Phần này hơi chuyên môn một chút, mong bạn tiếp tục
theo dõi, và bạn sẽ hiểu tại sao bác sĩ chưa vội cho thuốc

(thực ra, bác sĩ đã biết bạn vì sao thiếu máu đâu).
Khi làm thêm các thử nghiệm để tìm hiểu nguyên nhân
gây thiếu máu, ta luôn nên thử hemoglobin (Hb) và
hematocrit (Hct), reticulocyte count (đếm tế bào
reticulocyte), mean corpuscular volume, và làm peripheral
blood smear (xem phết máu ngoại biên).
Hemoglobin (Hb) và hematocrit (Hct) là hai trị số biểu
hiệu cho khối lượng của hồng huyết cầu (red blood cell
mass), giúp ta biết có thiếu máu hay không: có thiếu máu
khi Hb dưới 12 g/dl (hematocrit dưới 36%) ở phụ nữ, và dưới
14% (hematocrit dưới 41%) ở đàn ông. Hai trị số hemoglobin
(Hb) và hematocrit (Hct) thường đi song hành với nhau, cao
cùng cao, thấp cùng thấp.
"Reticulocyte count" (đếm tế bào reticulocyte) phản ảnh mức
độ sản xuất hồng huyết cầu mau hay chậm, cho biết tủy
xương (bone marrow) đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu.
Nếu reticulocyte count thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bịnh,
không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này
cao, ta biết đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức (như
chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục ),
hoặc đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất
thường trong cơ thể (vì chuyền sai máu, vì dùng thuốc )
"Mean corpuscular volume" (MCV, đo khối lượng trung
bình của hồng cầu) thường được dùng để phân loại thiếu
máu: thiếu máu với hồng huyết cầu có dạng nhỏ (trị số MCV
sẽ thấp, như trong trường hợp thiếu máu do thiếu chất sắt,
do bệnh bẩm sinh thalassemia); thiếu máu với hồng huyết
cầu có dạng bình thường (trị số MCV bình thường, như
trường hợp thiếu máu vì có bệnh kinh niên); thiếu máu với
hồng huyết cầu có dạng to (trị số MCV gia tăng, như trường

hợp thiếu máu do thiếu sinh tố B12, thiếu chất folate ).
Để tìm nguyên nhân gây thiếu máu, xem một phết máu
ngoại biên dưới kính hiển vi (peripheral blood smear) cũng là
điều cần thiết. Dưới kính hiển vi, ta có thể thấy hồng huyết
cầu nhỏ dạng hay to vóc, các hồng huyết cầu cùng lứa hay
đứa to đứa nhỏ, trông giống nhau hay đứa tròn đứa méo.
Đồng thời, dưới kính hiển vi, ta cũng có thể xem các bạch
11
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
huyết cầu (white blood cell) và tiểu cầu (platelet, có nhiệm
vụ trong sự đông máu) có bất thường không; nhiều bệnh về
máu không những gây thiếu máu, còn tạo những bất thường
cho bạch huyết cầu và tiểu cầu.
Trên là những thử nghiệm sơ khởi trên bước đường đi tìm
nguyên nhân gây thiếu máu. Tùy kết quả những thử nghiệm
trên, có khi còn cần thêm nhiều thử nghiệm kế tiếp nữa. Nếu
cần, chúng ta sẽ nhờ đến bác sĩ chuyên khoa về máu
(hematologist) tiếp tay, làm những thử nghiệm đặc biệt, kể
cả việc đâm kim vào tủy xương rút ra chút tủy để nhuộm và
xem dưới kính hiển vi (bone marrow biopsy): việc này giúp
cho thấy có thiếu chất sắt trong tủy hay không, có bệnh lao
hoặc ung thư ăn lan vào tủy
Chữa trị
Đến đây, bạn đã rõ vấn đề thiếu máu lắm khi rất nhiêu
khê, việc chữa trị không giản dị chỉ cho "thuốc bổ máu" rồi
xoa tay yên tâm, đêm ngủ thẳng giấc. Việc chữa trị tùy
nguyên nhân gây thiếu máu ta tìm ra, và con đường truy tìm
nguyên nhân nhiều trường hợp phải trải từng giai đoạn một.
Bạn đừng ngạc nhiên và giận khi thấy bác sĩ cứ thử máu bạn
hoài.

Rồi nhiều khi tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu, bệnh
lại không có thuốc chữa (như bệnh thalassemia, khiến hồng
cầu có dạng nhỏ). Như vậy, chữa thiếu máu quả tùy từng
trường hợp. Sợ bài dài quá, nên chỉ xin lấy hai trường hợp
thiếu máu do thiếu chất sắt sau làm thí dụ chữa trị.
Có cháu gái 16 tuổi, than hay choáng váng, mắt tối đen
lúc ngồi xuống đứng lên. Khi khám trông cháu hơi xanh. Hỏi
thêm, cháu nói kinh cháu ra đều mỗi tháng nhưng khá nhiều,
mỗi lần ra có máu cục. Thử máu thấy Hb thấp, chỉ 9.2 (bình
thường 12-16 ở phụ nữ), trị số MCV thấp, và chất sắt trong
máu cũng thấp nốt: ta biết cháu thiếu máu do thiếu chất sắt
vì kinh ra nhiều. Chữa bằng chất sắt, trong vòng vài tuần thử
lại sẽ thấy Hb trở về bình thường, và cháu không còn thấy
choáng váng, mắt tối đen lúc ngồi xuống đứng lên nữa. Ta
dặn cháu tiếp tục uống chất sắt cho đều.
Một bác gái khác, trên 50, mãn kinh đã mấy năm, gần
đây có triệu chứng tương tự như cháu gái 16 tuổi kể trên,
thử máu ra cũng thấy y vậy: Hb thấp, chỉ 9.2, trị số MCV
thấp, và chất sắt trong máu cũng thấp nốt. Hỏi bác, bác cho
biết từ nhỏ đến giờ, bác chưa từng bị thiếu máu. Trường hợp
này đáng lo lắm, không coi thường được, ung thư ruột già
hay xảy ra cho người trên 50 tuổi, hay gây chảy máu đường
tiêu hóa âm thầm đưa đến thiếu máu. Ta cho bác uống tạm
chất sắt, rồi gửi đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhờ soi ruột
12
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
già. Ta căn dặn bác đừng tin vào "thuốc bổ máu", uống thử
trước đã, triệu chứng không bớt mới đi soi ruột già, không,
bác nên đi xem bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng
tốt.

Vậy, thiếu máu, do nhiều nguyên nhân lành, mà cũng có
thể do những nguyên nhân rất dữ. Việc định và chữa thiếu
máu thường phải qua nhiều giai đoạn, cần lấy thêm máu để
thử. Có khi, ta cần đến cả sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa
máu. Bạn có thể kêu trời, "Tôi đã thiếu máu, chẳng thấy cho
thuốc bổ máu gì cả, lại cứ lấy máu thêm! Hết bác sĩ chính
(primary care physician), rồi bác sĩ chuyên khoa máu, còn
đòi lấy tủy xương đem thử nữa chứ". Thưa bạn, nhiều trường
hợp thiếu máu, tìm nguyên nhân không dễ, việc phải làm ta
nên làm, xin bạn hiểu cho.
Thực phẩm và vitamin trị bệnh thiếu máu
(Dân trí) - Nếu bạn cảm thấy mình luôn mệt mỏi (mặc dù ngủ rất nhiều), sinh lực cơ thể
giảm sút và có làn da tai tái thì thủ phạm có thể là do cơ thể bị thiếu máu. Mặc dù thiếu
máu do sắt là chủ yếu nhưng đôi khi vẫn có thể do các nguyên nhân khác.
Biểu hiện của thiếu máu
Thiếu máu là một dạng bệnh rối loạn máu mà số lượng và kích cỡ của các hồng cầu bị thay
đổi. Các tế bào hồng cầu với sự trợ giúp của chất sắt và hemoglobin sẽ vận chuyển ôxy từ
phổi đi khắp cơ thể và vì thế bất kỳ sự thay đổi nào về kích cỡ hay số lượng của các tế bào
này cũng sẽ ảnh hưởng tới lượng ôxy cung cấp cho cơ thể.
Biểu hiện của thiếu máu rất phong phú và nó tác động tới tất cả các bộ phận của cơ thể.
Thường thì các triệu chứng này không rõ ràng và dễ lầm lẫn với ngay cả bác sĩ, đặc biệt
khi người bị bệnh là phụ nữ. Vậy nên để biết chính xác, bạn cần đến cơ sở y tế chuyên
khoa.
Các biểu hiện:
- Mệt mỏi, chóng mặt
- Thể trạng yếu
- Hơi thở ngắn, gấp
- Da tái
- Kém ngon miệng
- Đau bụng

- Móng tay giòn, dễ gãy và nổi gợn
Thiếu máu do “dinh dưỡng”
1. Thiếu máu do thiếu sắt: bệnh này phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới (gấp khoảng10 lần)
và chủ yếu là do: thiếu chất sắt trong chế độ ăn hằng ngày, tai nạn hay chấn thương dẫn tới
mất máu, mất máu âm thầm (do chảy máu trong, chủ yếu là ở ruột và vào kỳ kinh). Chị em
trong độ tuổi sinh đẻ, trẻ nhỏ và thanh thiếu niên thuộc nhóm có nguy cơ thiếu máu do
13
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
thiếu sắt cao nhất. Trẻ mới sinh cũng có nguy cơ thiếu máu nếu trong quá trình mang thai,
người mẹ bị thiếu máu.
Trong kỳ kinh, ước tính trung bình mỗi phụ nữ sẽ mất xấp xỉ 18mg sắt do một lượng lớn
hồng cầu bị “thất thoát”.
2. Thiếu hồng cầu khổng lồ
Đây là loại thiếu máu chủ yếu do khả năng hấp thụ kém hoặc không được cung cấp đủ
vitamin B12 và axit folic, 2 vitamin tối cần thiết cho sự phân chia tế bào. Theo đó mà các
tế bào cần được bổ sung nhanh, chẳng hạn như hồng cầu thường chỉ phát tín hiệu giả là đã
được sản xuất đủ và kết quả là dẫn tới thiếu máu.
Khi cơ thể không được cung cấp đủ axit folic sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu do thiếu hồng
cầu khổng lồ. Chính vì thế, cơ thể của các bà bầu, các bà mẹ đang cho con bú, trẻ đang
trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và cả những người nghiện rượu sẽ đòi hỏi rất nhiều axit
folic. Ngoài ra, sự thiếu hụt của sắt, kẽm và vitamin C cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ
axit folic của cơ thể.
Vitamin B12 có chủ yếu trong các sản phẩm động vật nên những người ăn chay (đặc biệt là
những người kiêng cả trứng và các sản phẩm từ sữa) cũng thường bị thiếu chất này.
Tuổi tác cũng ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ B12 bởi do lượng dịch vị trong dạ dày giảm
theo tuổi. Dịch vị dạ dày có tác dụng kích hoạt vitamin B12 trong dạ dày và nhờ đó
vitamin B12 dễ dàng ngấm qua thành ruột non.
3. Thiếu máu ác tính
Đây là một dạng khác của bệnh thiếu máu hồng cầu khổng lồ và triệu chứng của bệnh
thường không rõ ràng và rất khó nhận biết. Nguyên nhân rất khó xác định, có thể là 1 hợp

chất nào đó trong các tế bào dạ dày mà có khả năng hấp thụ vitamin B12 và nguyên nhân
sâu xa có thể là do di truyền hay rối loạn tự miễn. Biểu hiện của tình trạng này là hội
chứng dị ứng với chất gluten (có trong lúa mỳ, yến mạch, lúa mạch đen) và những người
từng phẫu thuật đường ruột.
Tiêm vitamin B-12 là cách duy nhất điều trị bệnh này.
Bệnh cũng thường gặp nhiều ở người trưởng thành và chủ yếu do:
- Chế độ ăn thiếu các loại thực phẩm giàu axit folic hay B12 như thịt, thịt gia cầm, cá,
trứng, phô mai, sữa, rau xanh, men bia và nấm.
- Nghiện rượu.
- Nấu quá kỹ khiến axit folic bị phá hủy.
- Thiếu vitamin C, sắt và kẽm
- Giảm tiết dịch vị
- Từng phẫu thuật dạ dày hay ruột non
- Dị ứng gluten
- Do di truyền
Điều trị và phòng ngừa
14
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
Các bác sĩ đều khuyến nghị một chế độ ăn giàu chất sắt để phòng các bệnh thiếu máu do
sắt, chẳng hạn như: gan bò, thịt gia cầm, cá, mầm lúa mỳ, hàu, hoa quả khô, ngũ cốc bổ
sung sắt, trứng.
Dưới đây là khuyến nghị đã được công nhận đối với những người thiếu máu “dinh dưỡng”
của Felicia Busch:
- Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt và axit folic, chẳng
hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm (chọn thịt nạc) và các loại rau lá xanh.
- Cung cấp vitamin C cho cơ thể: ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh…giúp
hấp thụ chất sắt tốt hơn.
- Dùng đồ nấu bằng gang khi nấu ăn sẽ tốt hơn cho những người bị thiếu máu.
- Không hút thuốc: hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin của cơ thể vì thế nên tránh hút
thuốc.

- Dùng viên bổ sung chất sắt: uống viên nang bổ sung chất sắt có thể gây khó chịu ở dạ
dày, gây buồn nôn và táo bón vì thế nên uống thuốc sau khi đã ăn no và nên ăn nhiều rau
xanh và hoa quả.
Quỳnh Liên - Thu Phương
Theo Alhikmah
Bệnh thiếu máu và thuốc điều trị
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố xuống dưới mức bình
thường so với người khỏe mạnh cùng tuổi và cùng giới. Ở người Việt Nam trưởng thành,
số lượng bình thường của hồng cầu là: 3,87 - 4,91 x 1012/l ở nữ và 4,18 - 5,42 x 1012/l ở
nam giới.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu nhưng có 3 nguyên nhân chính là:
- Sự phá hủy quá mức của tế bào hồng cầu.
- Mất máu.
- Sự sản sinh không đủ tế bào hồng cầu.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như rối loạn di truyền, dinh dưỡng (thiếu sắt, thiếu
vitamin), bệnh truyền nhiễm, một số dạng ung thư hay dược phẩm, độc chất.
15
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
Phòng bệnh thiếu máu bằng cách bổ sung chế độ
ăn hợp lý, đủ dinh dưỡng.
Thiếu máu cấp tính thường do chấn thương, phẫu thuật, được giải quyết bằng truyền
máu. Thiếu máu mạn tính có thể do tủy xương hoạt động kém, cơ thể bị thiếu hụt các
thành phần để sản sinh ra hồng cầu và huyết sắc tố như sắt, vitamin B12, B6, B2, acid
folic. Nguyên nhân là cơ thể giảm hấp thu hoặc tăng sử dụng, tăng thải trừ các chất này.
Một số bệnh gây thiếu máu: giun móc, trĩ, phụ nữ rong kinh, mang thai, sau đẻ và nuôi
con bú
Thiếu máu do sự phá hủy tế bào hồng cầu
Xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy sớm (bình thường chu kỳ sống của tế bào
hồng cầu là 120 ngày) và tủy xương không thể sản sinh các tế bào máu mới đáp ứng kịp

nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân: một số bệnh truyền nhiễm, một số kháng sinh hoặc
dược phẩm khác có thể gây ra bệnh này.
Thiếu máu do tan máu miễn dịch: hệ miễn dịch nhận dạng nhầm các tế bào hồng cầu là
những thành phần từ bên ngoài vào và phá hủy chúng. Ngoài ra còn có thể do khiếm
khuyết di truyền ở các tế bào hồng cầu như: bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh do thiếu men
Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD). Hai bệnh này hay gặp ở châu Phi, Địa
Trung Hải, Ấn Độ
Thiếu máu do mất máu
Do bị chấn thương, phẫu thuật hay các vấn đề trong khả năng đông máu. Chị em phụ nữ
nếu bị kinh nguyệt nhiều hoặc kéo dài (rong kinh), bệnh trĩ, mất máu nhiều khi sinh đẻ,
sảy thai, xuất huyết tiêu hóa cũng có thể gây thiếu máu. Nên truyền máu bổ sung khi có
chỉ định.
Thiếu máu do thiếu sắt
16
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Sắt là yếu tố quan trọng để sản sinh hemoglobin
tạo hồng cầu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới trẻ ở mọi lứa tuổi nhưng
thường gặp nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Thiếu nữ trong tuổi dậy thì cũng có nguy cơ cao mắc
bệnh thiếu máu do kinh nguyệt mất máu hàng tháng đòi hỏi tăng lượng sắt tiêu thụ nên
bổ xung trong chế độ ăn hàng ngày. Trong cơ thể của một người trưởng thành có chừng
3.500mg sắt, lượng sắt đó rất quan trọng và ảnh hưởng đến mọi mặt sinh lý của chúng
ta. Sắt có nhiều nhất trong tế bào hồng cầu. Máu có nhiệm vụ đem chất dinh dưỡng và
oxy đến các cơ quan của cơ thể, nếu máu không đến được hoặc đến không đủ cơ quan,
bộ phận nào thì cơ quan, bộ phận đó sẽ bị ảnh hưởng, làm việc kém hiệu quả ngay, đặc
biệt bộ não của con người rất cần nhiều dinh dưỡng và oxy để hoạt động. Việc thiếu hụt
sắt không chỉ ảnh hưởng đến sự tạo máu mà còn làm thay đổi chức năng của một số
enzym quan trọng trong cơ thể. Sở dĩ máu vận chuyển được oxy là nhờ các hồng cầu, cơ
thể cần có sắt để tạo các hồng cầu. Nếu thiếu sắt, các hồng cầu sẽ nhỏ hơn bình thường,
làm việc kém, số lượng hồng cầu cũng kém đi và lúc đó ta gọi bệnh nhân là bị thiếu máu.
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu do thiếu sắt là: cơ thể yếu, mệt mỏi, xanh xao thậm chí

lòng bàn tay, bàn chân vàng bệch
Các thuốc chữa thiếu máu
Sắt
Bổ sung cho phụ nữ mỗi ngày 15mg chất sắt, nam giới chỉ cần 10mg/ngày. Phụ nữ mang
thai cần bổ sung chất sắt nhiều hơn so với bình thường vì chất sắt cần thiết cho cơ thể
người mẹ, tốt cho sự phát triển của cơ và các tế bào hồng cầu của bào thai. Chị em nên
dùng bổ sung viên vitamin có chứa chất sắt để thay thế lượng sắt bị mất đi trong thời kỳ
kinh nguyệt, trước và sau khi sinh con hoặc trong trường hợp bị mất máu nhiều. Trên thị
trưòng có bán nhiều dạng viên sắt mà thành phần là sắt sunfat, sắt oxalat, sắt gluconat
Ta nên dùng đường uống các chế phẩm chứa sắt khi no để tránh kích thích đường tiêu
hóa. Chú ý liều lượng phải theo đúng chỉ định của bác sĩ vì quá liều sẽ bất lợi.
Có thể phòng ngừa và điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều thức ăn giàu
chất sắt như: gan, tim, trứng, giá đậu, hoa quả, bông cải xanh
Vitamin B12
Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa của tế bào đặc biệt là sự nhân lên của
DNA. Nguồn vitamin B12 được đưa vào trong cơ thể chủ yếu qua thức ăn. Những thức
ăn giàu vitamin B12 như thịt, cá, trứng, gan Tình trạng thiếu hụt vitamin B12 thường
gặp ở những người bị rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày Người bị thiếu máu do thiếu
vitamin B12 nên được điều trị bằng tiêm bắp vitamin B12 theo chỉ định của bác sĩ.
Acid folic
Đây là tác nhân quan trọng trong quá trình tạo máu. Hàng ngày, nhu cầu người lớn cần
25-50mcg acid folic.Thức ăn từ rau xanh, thịt, trứng, gan, men bia là nguồn cung cấp chủ
yếu chất này.
17
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
Ngoài ra một số nguyên tố vi lượng khác cũng cần cho sự tạo máu như vitamin B6,
vitamin B2 cũng làm tăng sinh số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu.
Thuốc chữa thiếu máu có nhiều loại đang có trên thị trường nhưng khi dùng nên có sự chỉ
định của bác sĩ, nên tuân thủ đúng tránh hiện tượng tự đi mua về dùng theo sự mách bảo
của người này hay người khác. Tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách bổ

sung bằng chế độ ăn hợp lý, có đầy đủ dinh dưỡng, các vitamin và các yếu tố vi lượng
cho cơ thể.
BSCKII. Hoàng Hải Yến

Trị thiếu máu bằng trứng gà

06/01/2010 18:44
Trứng gà trị được nhiều thứ bệnh - Ảnh:
K.Vy
Bệnh thiếu máu xảy ra do nhiều nguyên nhân. Ở đây đề cập về việc thiếu máu do chế độ dinh dưỡng.
Thường thiếu máu do dinh dưỡng không đầy đủ; mất máu mạn tính; cơ thể suy nhược tạo máu không đủ
Và, có rất nhiều các triệu chứng biểu hiện như: nóng đầu, hoa mắt, ù tai, sắc mặt xanh xao, tim đập nhanh,
ngủ không yên, mệt mỏi rã rời, móng tay lõm xuống dễ bị nứt nẻ, khó tập trung khi làm việc, học tập, ăn
không ngon, kinh nguyệt thất thường
Đông y cho rằng, điều trị thiếu máu vừa phải tăng cường dinh dưỡng và bổ máu cần phải bắt đầu từ bổ thận,
vì tinh hoa trong thận được biến thành máu. Tăng cường dinh dưỡng không phải chỉ riêng những loại thực
phẩm bổ máu như trứng, thịt, cá. Nếu thiếu vitamin C và các chất diệp lục cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp
thu chất sắt. Vì vậy không thể thiếu được các loại hoa quả và rau tươi có màu sắc. Những loại thực phẩm có
ích cho việc điều trị bệnh thiếu máu là: quýt, cam, táo chua, đào, cà, hồng táo, nhãn, vừng, đậu vàng, đậu
đen, rau cần, hạnh đào, nho, sữa ong chúa, mộc nhĩ đen
Trứng gà là một trong các loại thực phẩm bổ máu tốt nhất nếu biết phối hợp với các vị thuốc như dưới đây:
* Canh trứng với táo tàu, kỷ tử
+ Dùng 2 quả trứng gà, 10 quả táo tàu, 15g câu kỷ tử. Tất cả đem nấu canh để dùng. Món này thích hợp với
người thiếu máu suy nhược, mất ngủ, bồn chồn, sức khỏe kém.
18
Bệnh thiếu máu và cách chữa trị Yh: dustinwind_bmt
* Trứng gà với hà thủ ô
+ Hà thủ ô 30g, 2 quả trứng gà (luộc chín). Cho cả hai vào nồi nước nấu, ăn trứng, dùng nước canh. Món này
có tác dụng điều trị thiếu máu; chứng tóc bạc sớm, rụng quá nhiều; chưa già đã yếu sức; di tinh; bạch đới,
huyết hư; đại tiện bí, đầu váng; cơ thể suy yếu.

* Trứng gà với xuyên khung
+ Trứng gà 2 quả (luộc chín), xuyên khung 40g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh.
Món này có tác dụng dưỡng huyết, giúp máu lưu thông tốt, ích khí, điều hòa kinh nguyệt, hoặc thống kinh,
hoa mắt, đầu váng.
* Trứng gà với ích mẫu thảo
+ Trứng gà 2 quả (luộc chín), ích mẫu 30g, cùng cho vào nồi nước nấu chín, ăn trứng, dùng nước canh. Món
này có công hiệu bổ huyết, hoạt huyết trừ ứ huyết, điều kinh, sau khi sinh ra nhiều máu, xuất huyết tử cung,
thống kinh.
* Canh trứng gà, a giao
+ A giao 30g, đun với nước cho nở tan ra rồi đập vào 1 quả trứng gà. Dùng ngày 2 lần, có tác dụng trị thiếu
máu gây bệnh đau thắt tim.
* Trứng gà với ngải cứu
+ Trứng 2 quả, lá ngải cứu 12g, cho vào nấu canh ăn, có tác dụng với phụ nữ trụy thai, đẻ non bị thiếu máu.
Quốc Trung
19

×