Nhu cầu dinh
dưỡng của thực vật
Nhu cầu dinh dưỡng của cây là
lượng chất dinh dưỡng mà cây
cần qua các thời kỳ sinh trưởng để
tạo thành một đơn vị năng suất.
Nhu cầu dinh dưỡng có 2 mặt:
- Mặt lượng: số lượng chất dinh
dưỡng cây cần để tạo thành một
đơn vị năng suất.
- Mặt chất: Các nguyên tố dinh
dưỡng khác nhau mà cây cần trong
các giai đoạn sinh trưởng nhất định
để hình thành năng suất cao nhất.
Có nhu cầu dinh dưỡng tổng số
tính toán cho cả chu kỳ sống
của cây, nhưng cũng có nhu cầu
dinh dưỡng tính cho từng giai đoạn
sinh tr- ưởng, nhu cầu dinh dưỡng
theo từng nguyên tố riêng biệt.
Nhu cầu dinh dưỡng là chỉ tiêu thay
đổi rất nhiều: thay đổi theo từng
loại cây, giống cây khác nhau, theo
điều kiện và mức độ thâm canh, tuỳ
theo từng loại đất, theo biến động
của thời tiết Vì vậy việc xác định
nhu cầu dinh dưỡng của cây hết sức
phức tạp.
Để xác định nhu cầu dinh dưỡng
có thể dùng nhiều phương pháp
khác nhau:
- Phương pháp lấy lượng chất dinh
dưỡng mà cây hút trong quá trình
sinh trưởng làm nhu cầu dinh
dưỡng. Có 2 cách:
+ Tiến hành phân tích hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong
cây: phân tích định kỳ hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong thân, lá,
hoa, quả và toàn cây (để xác định
nhu cầu dinh dưỡng từng giai đoạn)
hoặc phân tích vào giai đoạn cây
tích lũy tối đa trước khi thu hoạch,
không phải là lúc cây đã làn lụi.
Thu hoạch toàn bộ các bộ phận rễ.
thân, lá. quả, hạt. . .rồi sấy khô và
liến hành phân tích các nguyên tố
chủ yếu như N, P, K, S rồi qui ra
trên một đơn vị sản phẩm thu
hoạch. Từ đây có thể tính toán
lượng chất dinh dưỡng cần bón cho
cây trồng để đạt được một năng
suất nhất định nào đấy.
+ Trồng cây trong dung dịch và
phân tích lượng chất dinh dưỡng
còn lại sau thời gian trồng cây. Các
dung dịch dinh dưỡng thường được
dùng để trồng cây trong chậu là
dung dịch Knop (thích hợp cho lúa
mì, lúa mạch, cà chua, đậu, thuốc
lá, khoai tây ), dung dịch
Prianisnhicop (thích hợp với lúa
nước, lúa mì, lúa mạch, ngô ),
dung dịch Richter (thường dùng
cho lúa mì, đâu, ngô, đay, lúa nước,
khoai tây, lanh, thuốc lá )
- Phương pháp loại trừ hẵn hay loại
trừ một phần chất dinh dưỡng cần
nghiên cứu ra khỏi môi trường
trong thời kỳ dinh dưỡng nhất định
và theo giỏi quá trình dinh dưỡng
của cây trồng. Với phương pháp
này có thể xác định được vai trò
của từng nguyên tố nhưng không
tính được lượng dinh dưỡng mà cây
cần.
Phương pháp bón thêm chất dinh
dưỡng vào các thời kỳ sinh trưởng
khác nhau và xem năng suất tăng ở
thời kỳ nào nhiều nhất. "Hiệu
suất từng phần" đối với lượng
chất dinh dưỡng đã hút (theo
Kimura và Chiba,1962) được tính
theo công thức sau:
X = (X
n -
X
n-1
)/(V
n
- V
n-1
)
Trong đó:
X: năng suất hạt trên một đơn vị
dinh dưỡng
X
n-1
: năng suất trước khi bón thêm
chất dinh dưỡng
X
n
: năng suất sau khi bón thêm
chất dinh dưỡng
V
n-1
: lượng chất dinh dưỡng trước
khi bón
V : lượng chất dinh dưỡng bón
thêm
Trong trường hợp trồng cây trong
dung dịch ta có thể dễ dàng tính
nhu cầu dinh dưỡng của cây
bằng lượng chất dinh dưỡng
cây lấy đi từ dung dịch để tạo
nên một đơn vị năng suất kinh tế.
Đào Thế Tuấn (1969) đã xác định
nhu cầu dinh dưỡng của một số cây
trồng đối với các nguyên tố đa
lượng.
Lượng chất dinh dưỡng (kg) để tạo
thành 1 tạ thu hoạch kinh tế
Từ nhu cầu dinh dưỡng, này biết hệ
số sử dụng phân bón, biết hàm
lượng các chất dinh dưỡng có sẵn
trong đất, ta có thể tính ra nhu cầu
phân bón.