Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

quy hoạch phát triển hệ thống điện, chương 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.05 KB, 5 trang )

Chương 2: Đánh giá về tiềm năng năng
lượng VN
1. Nguồn năng lượng sơ cấp
VN có các nguồn năng lượng hóa thạch phong phú như than đá,
khí thiên nhiên với trữ lượng khá lớn, ngoài ra sự hình thành các
con sông đã tạo ra một nguồn thủy năng được đánh giá là cao nhất
ĐNA.
Bờ biển dài (3260km) là đk thuận lợi cho việc khai thác nguồn
năng lượng thủy triều và năng lượng gió, nguồn năng lượng địa
nhiệt cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tiềm năng năng lượng
VN.
a) Ngu
ồn thủy năng
Tiềm năng kỹ thuật thuỷ điện nước ta khoảng 123 tỉ kWh, tương
đương công suất lắp đặt khoảng 31.000 MW.
Nếu xem xét các yếu tố kinh tế, xã hội và tác động tới môi trường
thì tiềm năng kinh tế chỉ còn khoảng 75-80 tỉ kWh, tương đương
với công suất 18.000-20.000MW.
Hi
ện tại tổng công suất các nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng là
4115 MW, tương ứng sản lượng điện trung bình hàng năm khoảng
18 tỉ kWh. Trữ năng kinh tế của 10 lưu vực sông chính chiếm
85,9% trữ năng kinh tế trên toàn lãnh thổ.
b) Nguồn dầu khí
Tổng trữ lượng dầu khí có thể thu hồi của nước ta vào khoảng 3,75
tỉ m
3
dầu qui đổi, trong đó trữ lượng đã được xác minh vào khoảng
1,25 tỉ m
3
với tỉ lệ khí đốt chiếm hơn 50%. (So với các nước ĐNA,


ta ở mức trung bình)
Năm 2005 ta đã khai thác được 16,8 triệu tấn dầu thô và 6,6 tỷ m
3
khí, trung bình mỗi ngày khai thác 18 triệu m
3
khí. Dầu được khai
thác chủ yếu để xuất khẩu.
c) Nguồn than đá
Các mỏ than chủ yếu nằm ở Đông Bắc Việt Nam (chiếm khoảng
90% của toàn ngành than). Loại than chính ở đây là than anthracite
(tr
ữ lượng 3238 triệu tấn) và một số lượng không nhiều than nâu,
than bùn nằm ở tam giác sông Hồng và sông Mêkông.
Năm 2005 ngành NL đã khai thác được 35 triệu tấn than nguyên
khai và xu
ất khẩu được 11 triệu tấn than anthracite.
d) Nguồn năng lượng địa nhiệt
Cả nước ta có khoảng 300 mạch nước nóng, nhiệt độ trên mặt đất
đo được từ 30
- 105°C, phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc (chiếm
49%) và Trung bộ. Tổng trữ lượng địa nhiệt ở Việt Nam tương
đương 9 tỉ tấn dầu.
e) Nguồn năng lượng mặt trời, gió
Nước ta nằm trong v
ùng có số giờ nắng trung bình khoảng 200-
2500 gi
ờ/năm với tổng năng lượng bức xạ mặt trời cao, trung bình
kho
ảng 150-175 kcal/cm2.năm. Tuy nhiên giá thành lắp đặt các bộ
pin mặt trời rất cao, khoảng 8-8,5 USD/W.

Ti
ềm năng gió ở nước ta được đánh giá vào khoảng 800-1400
kWh/m2.năm ở các hải đảo, 500-1000 kWh/m2.năm ở vùng duyên
h
ải và Tây Nguyên và dưới 500 kWh/m2.năm ở các khu vực khác.
Ở nước ta có 1000 trạm điện gió cỡ gia đ
ình (công suất từ 150-
200W). D
ự kiến có thể đưa tổng công suất điện gió lên đến
150MW vào khoảng năm 2020.
2. HTĐ VN
a) Thực trạng
Nhu cầu điện thời gian qua đã tăng trưởng ở mức độ khá cao. Giai
đoạn từ năm 2000 tới nay nhu cầu điện đ
ã tăng ở mức cao 14-15%
và d
ự báo sẽ còn duy trì ở mức độ này.
Hi
ện nay tổng công suất lắp đặt của các nhà máy điện nước ta là
8909 MW, công su
ất khả dụng khoảng 8650 MW. (Trong đó, thủy
điện ~ 46%, tuabin khí 27%, nhiệt điện ~16%, ngo
ài ngành 6%,
diesel 5%).
Hi
ện nay ngành điện đã cung cấp điện cho 100% số huyện, 81,8%
s
ố xã, 73,5% số hộ nông dân. Mức độ phủ điện đến các vùng xâu,
vùng xa cao hơn so với các nước trong khu vực.
Năm 2005 ngành năng lượng của Việt Nam đ

ã sản xuất được
53,462 tỷ kWh điện. (Đường dây 500 kV: 1534 km, tổng công suất
các TBA 500 kV là 2700 MVA).
Nhìn chung, VN v
ẫn là một trong những nước có mức sản xuất và
tiêu th
ụ điện năng thấp nhất trong khu vực. Hệ thống chuyên tải và
phân ph
ối xuống cấp, lạc hậu, hiệu suất của các nhà máy nhiệt điện
dưới 30%, tổn hao điện năng c
òn cao (năm 1999 tổn hao là
15,5% ), m
ức độ không bằng phẳng của đồ thị phụ tải là lớn.
b) Các định hướng phát triển ngành Điện lực VN
- Sắp xếp lại và ổn định tổ chức sản xuất.
- Đầu tư chiều sâu, cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá đối với các cơ sở
nguồn và lưới hiện có, đồng thời phát triển nguồn và lưới điện mới
một cách đồng bộ.
- Phát triển các công trình thuỷ điện (Sơn La) để tận dụng khai thác
nguồn thuỷ năng của đất nước. Phát triển các nhà máy nhiệt điện
với nguồn nhiên liệu đa dạng như khí đốt, than, dầu mỏ, trong đó
ưu tiên các nhà máy điện sử dụng khí đốt ph
ù hợp với khả năng
khai thác các mỏ khí của nước ta.
- Phối hợp với các nước trong khu vực nghiên cứu và triển khai dự
án liên kết lưới điện khu vực để trao đổi điện năng và nhập khẩu
điện cho giai đoạn từ năm
2005.
- Nghiên c
ứu và triển khai chương trình DSM (Demand Side

Management- Qu
ản lí nhu cầu phụ tải) nhằm tiết kiệm điện năng.
Thực hiện các biện pháp tích cực để giảm tổn thất điện năng (từ
15-16% năm 2000 còn 11-12% năm 2010).
- Triển khai chương trình đưa điện về nông thôn, xây dựng thí
điểm điện khí hoá nông thôn v
à mô hình quản lí lưới điện nông
thôn hợp lí, có hiệu quả.
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các thành phần
trong nước tham gia đầu tư vào phát triển nguồn lưới điện dưới
dạng BOT, BOO, IPP, JV trên cơ sở điện lực quốc doanh phải giữ
vai trò chủ đạo.
Nghiên cứu để cổ phần hoá một số nhà máy vừa và nhỏ, lưới điện
phân phối khu vực để giải quyết khó khăn về nguồn vốn đầu tư và
tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đầu tư trang bị các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho các xí
nghiệp cơ điện, đặc biệt là các thí nghiệm để từng bước tự sản xuất
trong nước các thiết bị v
à vật tư kĩ thuật điện cho lưới điện đến 220
kV và các phụ tùng vật tư cho sửa chữa nguồn điện.
- Qui hoạch dài hạn về tổ chức và đào tạo (đặc biệt chú trọng công
tác đào tạo lại) đồng thời kiện toàn các cơ sở đ
ào tạo để có đủ năng
lực đào tạo chính qui và bồi dưỡng ngắn hạn.
(chi tiết các bảng số liệu tham khảo trong giáo trình, tr.28)

×