Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo
của con người
Văn hoá là "bản tính thứ hai" của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa
trí tuệ, phẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người, nói
tổng quát, đó là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra thiên
nhiên thứ hai thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng
cao và hoàn thiện chính mình trong suốt chiều dài lịch sử. Văn hoá luôn hiện
thân trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của xã hội, nó quy định phong cách
tư duy, phương thức hành động, lối sống, nó cũng quy định hiệu quả và chất
lượng hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân. Sức mạnh quy định đó nằm trong
nhân lõi tinh tuý được kết tụ thành tiềm năng sáng tạo to lớn của văn hoá.
Từ thời cổ đại, loài người đã nhận thức được sức mạnh tiềm tàng của văn
hoá. Các nhà tư tưởng thời Trung đại, Phục hưng, Khai sáng đề cao sức sống
của văn hoá trong các hoạt động tinh thần, nhất lả nghệ thuật. Tuy nhiên,
trong thời Cận đại, khi máy móc tham gia ngày càng nhiều vào lao động, đã
có quan niệm hạ thấp vai trò của văn hoá. Thay cho, việc đề cao văn hoá
trong triết học cổ điển, văn hoá “đại chúng" hiện đại chỉ coi văn hoá như là
chức năng phiên bản, giữ gìn và tái sản xuất những thành tựu và ý chí của
con người, thậm chí chỉ là tập hợp các dấu ấn, các mẫu hành vi, phong cách
và hình thức tư duy, nó không những không có chức năng tạo ra cái mới mà
còn che lấp con đường đi tới cái mới?
Từ giữa thế kỷ XIX, C.Mác đã dự báo rằng, với sự phát triển của khoa học
và kỹ thuật, phần lao động sống ngày càng giảm, phần lao động bằng máy
móc tăng lên, lao động thủ công được thay thế bằng các thao tác tự động, trí
tuệ con người được dùng cho việc chiếm lĩnh kỹ năng lao động, kỹ năng
điều khiển máy móc. Và ngày nay, ở các nước phát triển, trong các ngành
công nghiệp chủ đạo, người lao động lẽ ra phải tập trung hơn vào việc phát
triển những phẩm chất và các năng lực toàn điện của bản thân để sáng tạo ra
văn hoá và sử dụng văn hoá cho việc nâng cao hoạt động sống thì dường
như họ chỉ tận dụng thời gian và sức lực cho việc học tập để nâng cao tay
nghề?
Chạy theo xu hướng phát triển của kỹ thuật, công nghệ chỉ vì lợi ích vật chất
trước mắt thực chất là đánh mất văn hoá với tư cách là mục tiêu và động lực
phát triển cá nhân và xã hội. Trong thời đại khoa học công nghệ, thời đại trí
tuệ, văn hoá càng giữ vai trò đặc biệt trong việc cung cấp tiềm năng sáng tạo
cho người lao động. Chỉ trên nền văn hoá, chỉ khi chiếm lĩnh được văn hoá
nhân loại, người ta mới có thể phát triển khả năng hoạt động, nhất là đối với
sự phát triển các năng lực sáng tạo của cá nhân.
Văn hoá hiện đại được đặc trưng bởi nhũng nội dung phong phú của các khả
năng kỹ thuật và công nghệ, thậm chí cho cả kỹ thuật làm thơ, hội hoạ?
Nhưng sự chiếm lĩnh kỹ thuật để đem lại hiệu quả lao động không đồng
nghĩa với hoạt động sáng tạo có hiệu quả. Các hoạ sĩ hiện đại nắm rất chắc
kỹ thuật hội hoạ, có thể tái tạo bất cứ bức tranh nào của Raphaen, Rembran,
song đó không phải là sáng tạo. Ngay từ đầu thế kỷ XX, L.Tônxtôi đã viết:
"ở thời đại chúng ta, trong tất cả các loại hình nghệ thuật, kỹ thuật đã đạt tới
trình độ hoàn hảo, nhưng điều đó chưa phải là tất cả những gì mà nghệ thuật
cần. Về kỹ thuật, Đôxtôépxki có thể chưa đạt tới độ hoàn hảo, nhưng tác
phẩm nghệ thuật của ông đã không chỉ là mẫu mực cho nghệ thuật Nga, mà
còn cho cả nghệ thuật toàn thế giới?". Tất nhiên, không nắm được kỹ thuật,
người ta không thể làm được cái gì mới trong hội hoạ, trong văn chương,
không thể làm rung động được người nghe bằng cảm xúc âm nhạc, không đề
ra được những nguyên tắc trong sáng tạo.
Văn hoá là sản phẩm của sự phát triển khoa học, kỹ thuật, của sự ứng dụng
chúng vào sản xuất và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng khi nó
không được sử dụng như là tiềm năng sáng tạo thì tự nó đã mất hết ý nghĩa.
Với khoa học, kỹ thuật, người ta có thể làm một việc gì đó mà không cần
biết thực chất nó là gì? Người ta có thể lái xe tất mà không cần biết cơ chế
vận hành của bộ máy, có thể điều khiển thành thạo một dây chuyền sản xuất
nhưng không hề biết nguyên lý hoạt động của nó. Điều đó cho thấy, giáo dục
- đào tạo mà không đứng trên cơ sở văn hoá nhằm tạo ra năng lực sáng tạo
thì đối tượng giáo dục - đào tạo sẽ tự đánh mất mình và trở thành cái máy vô
tri, vô giác. Khuynh hướng lao động tự động hoá hiện đại có nguy cơ vô
cảm hoá con người - người ta chỉ biết lao động kiếm tiền mà không quan
tâm tới những vấn đề khác. Đó hoàn toàn không phải là mâu thuẫn nội tại
của hoạt động, mà là vấn đề xã hội: Phải tận dụng văn hoá với tư cách là
nguồn năng lượng nhân loại, là tiềm năng sáng tạo trong mọi hoạt động sống
của con người.
Là kho tàng tri thức, là sức sống và bản lĩnh xã hội, văn hoá đã trở thành nền
tảng và nguồn lực nội sinh của mọi hoạt động sống. Sự khám phá và sáng
tạo cái mới, dù là trong lĩnh vực lý thuyết hay thực tiễn, chỉ có được trên cơ
sở các thành tựu văn hoá. Tổng hoà các yếu tố văn hoá chứ không chỉ các
nguồn tâm - sinh lý cá nhân là cái đem lại khả năng cho sáng tạo. Gơtơ từng
nói rằng, "những thành tựu vĩ đại có được không phải chỉ do sự kết tinh tinh
hoa trí tuệ của riêng thời đại mà cá nhân nhà sáng tạo đang sống". Còn theo
Mikenxơn, để có thể xuất hiện thuyết tương đối ở Anhxtanh thì trước đó, đã
diễn ra sự biến đổi công nghệ - sự xuất hiện các chất liệu, đụng cụ, cơ sở
thực nghiệm khoa học, có sự cải biến toán học - lý thuyết số, hình học, sự
phát triển vật lý học và triết học những quan niệm mới về thế giới, những
phương pháp quan sát mới
Rõ ràng, văn hoá không chỉ tồn tại như những hình thức, khuôn mẫu hoạt
động, mà còn tiềm ẩn những giá trị phổ quát sâu thẳm bên trong. Việc chiếm
lĩnh cái bên trong sâu thẳm và do đó, cái động lực, khuynh hướng, phong
cách của văn hoá là công việc đầy ý nghĩa. Bởi đó là công việc biến những
giá trị văn hoá phổ biến thành phẩm chất bên trong đầy năng động và tích
cực của mỗi cá nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi người ta cảm
nhận được ý nghĩa sâu xa, hiểu được cái toàn vẹn hữu cơ và quy luật vận
động đặc thù của nó.
Sự khác nhau giữa văn hoá bên ngoài sống động và văn hoá bên trong trầm
tích những nguồn năng lượng - cái bệ phóng của hoạt động sáng tạo, được
thể hiện ở sự khác nhau giữa lao động sống và lao động văn hoá. Lao động
sống là lĩnh vực hoạt động có tính thực dụng hàng ngày, kết quả của nó tồn
tại dưới hình thức "hoá thạch" các tài năng của lao động cụ thể. Lao động
văn hoá vượt lên trên lao động sống, nó thể hiện giá trị phổ quát, là tổng các
"hoá thạch" của lao động cụ thể.
Những sản phẩm của lao động sống chỉ là những thời điểm, những yếu tố
của sáng tạo văn hoá và phụ thuộc vào hoạt động sáng tạo văn hoá.
Gônđentrích cho rằng, đặc trưng của hoạt động vật chất là ở chỗ, nó được
chương trình hoá, điều chỉnh hoá bởi cơ chế văn hoá hiện hữu, còn cái sáng
tạo lại được phát sinh từ các phản ứng bên trên văn hoá vật chất. Sự nội tâm
hoá sức mạnh văn hoá vào bên trong hoạt động của cá nhân là sự nâng cao
chất xã hội của cá nhân đó. Sức mạnh của năng lực sáng tạo vì thế cũng tác
động đến hình thức sáng tạo vật chất, làm ra thế giới văn hoá. Văn hoá chỉ
trở thành nền tảng của sáng tạo khi nó không bị quy về sản phẩm, về kết quả
cố định, mà là một tổng năng lượng toàn vẹn luôn vận động cùng với cá
nhân, hướng tới việc tích tụ năng lượng và tạo dựng sức mạnh con người.
Vì vậy tiền đề quan trọng của hoạt động sáng tạo là khả năng thức tỉnh các
động lực và cơ chế vận hành bên trong của tổng hoà năng lượng văn hoá. Đó
là lúc chủ thể phát hiện ra các "nút thần kinh" văn hoá, xử lý một cách tinh
tế các mâu thuẫn, những bước ngoặt và chỗ đứt đoạn, nắm bắt được những
bí ẩn trong sự tương tác giữa các yếu tố của đối tượng. Bản thân các khuynh
hướng văn hoá trở thành kim chỉ nam cho nhà sáng tạo tìm tòi, khám phá.
Chỉ trong tình huống như vậy trong óc nhà sáng tạo mới lóe lên những cách
lý giải bất ngờ và những phát kiến xuất thần kỳ diệu. Khả năng hướng tới
một chỉnh thể văn hoá theo phương thức đó đã thể hiện ở Môda với toàn bộ
những kết cấu bí ẩn của âm nhạc và ở Puskin với các sắc thái hài hoà của từ
ngữ, nhịp điệu và tiết tấu thơ hết sức tinh tế.
Mỗi nền văn hoá đều chứa đựng một tổng thể các phong cách và hình thức
của tất cả các sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần: kỹ nghệ và kiến trúc,
các quan niệm vật lý và các trường phái hội hoạ, các tác phẩm âm nhạc và
những công thức toán học Nhà sáng tạo với tư cách chủ thể văn hoá nhìn
thấy hình thức và phong cách bên trong văn hoá như là quy luật sắp xếp toàn
bộ những hiện tượng phong phú, đa hình, đa dạng của đời sống hiện thực,
của các lĩnh vực khác nhau trong một thời đại và vấn dụng chúng vào việc
biến đổi cách nhìn cũng như quan niệm của mình về thế giới và về cả
phương thức hoạt động. Sự xuất hiện đường sắt ở thế kỷ XIX đã làm biến
đổi nhịp điệu và cấu trúc thơ ca Nga. Sự khám phá ra thế giới vi mô đầu thế
kỷ XX đã phá vỡ nhiều quan niệm và lối sống truyền thống. Tư tưởng triết
học về khả năng nhận thức vô tận của con người đã đặt nền móng cho lâu
đài hội hoạ và văn chương hiện đại, thậm chí cho cả sự phát triển nhiều
trường phái tôn giáo.
Những hình thức của văn hoá được hình thành như là "bộ mã" xã hội, chúng
quy định đặc trưng, bản chất xã hội và thời đại, nó không mất đi khi thời đại
của nó kết thúc. Thâu tóm được "bộ mã" đặc trưng, bản chất xã hội và thời
đại bên trong văn hoá, cá nhân sẽ khẳng định được mình như là chủ thể sáng
tạo độc đáo và lúc đó, sáng tạo không phải là sự tìm tòi tuỳ tiện mà là có
mục đích. Sứ mệnh chân chính của nhà sáng tạo không phải là phá vỡ, bác
bỏ hình thức văn hoá, mà là dựa vào nó, theo đuổi nó, vươn tới bản chất của
văn hoá. Nguyên tắc này giải phóng nhà sáng tạo khỏi tình trạng lặp lại cái
cũ, thức tỉnh tiềm năng sáng tạo ở họ và thôi thúc năng lực đó chiếm lĩnh
những hình thức, những cảm quan thế giới ở mức độ cao hơn.
Trong một nền văn hoá phát triển, tức nền văn hoá có những hình thức
chuẩn xác và hoàn thiện thì thậm chí, một nghệ sĩ bình thường cũng có thể
tạo ra những tác phẩm có chất lượng. Trường phái hội hoạ lãng mạn Hà Lan
và Đức thế kỷ XIX hay thành tựu thơ ca hiện đại Nga được sinh ra trên một
trình độ cao không chỉ ở các nghệ sĩ lớn mà cả ở nhiều người trung bình.
Nguyên nhân của tình hình đó là do giá trị lớn lao của nghệ thuật truyền
thống chiếm vị trí đặc biệt trong các nghệ sĩ. Và ngược lại, ở đâu mà hình
thức văn hoá thiếu lành mạnh, chẳng hạn như phong cách giả cổ điển trong
kiến trúc hoặc hội họa pop-art hiện đại nguỵ tạo ra sự phù hợp giữa xã hội và
tự nhiên không thể là nghệ thuật chân chính. Bởi hình thức văn hoá là cái
không thể bịa ra được, một hình thức do nhà sáng tạo bịa ra sẽ hiện nguyên
hình cái giả.
Hình thức của mỗi nền văn hoá được quy định bởi các quan hệ đô/ với tồn
tại, đối với thế giới sự vật cũng như với không, thời gian. Điều này cũng liên
quan tới quan niệm về vị trí của con người trong thế giới, quan niệm về hình
thức và chuẩn mực tư duy, những phẩm chất và hành vi thiết yếu đối với
một nền văn hoá, liên quan tới sự xác định các mối quan hệ giữa con người
với con người và với các quan niệm sống của nhà hoạt động, chúng cũng trở
thành những nguyên nhân bên trong của khát vọng tìm tòi, làm cơ sở cho
những dự đoán và phát kiến trong sáng tạo.