CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HÒA.
MỤC TIÊU CHƯƠNG:
A. Kiến thức:
- Hai đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hòa.
- Hiểu và phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hòa qua
biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
- Hiểu cách sử dụng đất ở đới ôn hòa.
- Biết hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính.
- Nền công nghiệp của các nước đới ôn hòa là nền công nghiệp hiện đại thể
hiện trong công nghiệp chế biến.
- Biết được những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở
các nước phát triển.
B. Kỹ năng:
- Củng cố kỹ năng phân tích bản đồ ảnh địa lí.
- Bồi dưỡng kỹ năng nhận biết kiểu khí hậu qua biểu đồ, ảnh địa lí.
- Luyện tập Kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột và kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
C. Thái độ:
- Giáo dục lòng say mê học bộ môn.
- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi trường.
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: - Học sinh nắm:
- Hai đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hòa.
+ Tính chất trung gian của khí hậu với thời tiết thất thường.
+ Tính đa dạng của tự nhiên theo thời gian và không gian.
- Hiểu và phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hòa qua
biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa.
- Thấy sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa có ảnh hưởng đến sự phân bố các
kiểu rừng ở đới ôn hòa.
b. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng phân tích bản đồ ảnh địa lí.
- Bồi dưỡng kỹ năng nhận biết kiểu khí hậu qua biểu đồ, ảnh địa lí.
c. Thái độ: - Giáo dục lòng say mê học bộ môn.
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên: Giáo án, tập bản đồ, sgk, lược đồ môi trường địa lí.
b. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: - Trực quan.
- Hoạt động nhóm.
4. TIẾN TRÌNH:
4. 1. Ổn định lớp: Kdss. (1’)
4. 2. Ktbc: ( Không)
4. 3. Bài mới: (37’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ
TRÒ.
N
ỘI DUNG.
Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 1.
** Hoạt động nhóm.
** Trực quan
- Giáo viên cho học sinh quan sát lược đồ các
môi trường địa lí.
+ Xác định đới ôn hòa trên lược đồ?
TL: - Nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
- Từ hai chí tuyến đến hai vòng cực.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động
từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo
viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhóm 1: Đọc bảng số liệu trang 42 sgk.
1. Khí hậu:
Phân tích để thấy tính chất trung gian của môi
trường ôn hòa?
TL: - Vị trí địa lí: Nằm giữ a đới nóng và đới
lạnh.
- Nhiệt độ Tb năm : Không nóng bằng
đới nóng, không lạnh bằng đới lạnh. (10
0
c)
- Lượng mưa: Không nhiều như ở đới
nóng, không ít như ở đới lạnh. (676mm).
* Nhóm 2: Quan sát H 13.1 ( Yếu tố gây biến
động thời tiết ) Phân tích yếu tố gây lên biến
động thời tiết ở đới ôn hòa?
TL: - Khối khí nóng nhiệt độ tăng cao rất khô
gây cháy ở nhiều nơi
- Khối khí lạnh làm giảm nhiệt độ đột
ngột < 10
0
c gió mạnh tuyết rơi.
- Gió tây ôn đới và khối khí từ đại
dương mang theo không khí nóng ẩm vào đất
liền thời tiết luôn biến động thất thường khó
dự báo.
- Đới ôn hòa nằm giữa đới
nóng và đới lạnh.
- Khí hậu mang tính chất
trung gian giữa nóng và
lạnh.
- Gió tây ôn đới và khối
khí từ địa dương mang
theo không khí ẩm vào đất
liền thời tiết biến động thất
thường.
* Nhóm 3: Tính thất thường của thời tiết đới
ôn hòa là do đâu?
TL: - Do vị trí trung gian giữa hải dương và
lục địa( không khí ẩm ướt của đại dương và
khô lạnh của lục địa).
- Trung gian giữa đới nóng và lạnh (
Khối khí cực lục địa lạnh, khối khí chí tuyến
nóng khô).
* Nhóm 4: Khí hậu như vậy có ảnh hưởng gì
tới đời sống sinh hoạt của người dân?
TL:
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
** Trực quan.
+ Cảnh sắc thiên nhiên ở đới ôn hòa thay đổi
như thế nào?
TL: + Theo thời gian: Theo bốn mùa.
- Thời tiết thất thường tác
động tiêu cực đến sản xuất
nông nghiệp và đời sông
nhân dân.
2. Sự phân hóa của môi
trường:
- Thiên nhiên đới ôn hòa
thay đổi theo thời gian và
không gian.
- xuân: (4 – 6) nắng ấm tuyết tan, hoa
ra lộc.
- Hạ (7 – 9) nắng nóng mưa nhiều quả
chín.
- Thu (10 – 12) mát, khô, lá vàng rụng
lá.
- Đông (1 – 3) lạnh tuyết rới cây trơ
cành trừ lá kim.
+ Theo không gian: Vĩ độ này và vĩ độ
khác.
+ VN có mấy mùa? Đới nào?
TL: 2 mùa, đới nóng.
- Quan sát H 13.1 ( Yếu tố )
+ Đọc tên và vị trí các kiểu môi trường?
TL: Môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục
địa, ĐTH, cận nhiệt gió mùa, cậc nhiệt đới ẩm
hoang mạc.
+ Quan sát các dòng biẻn nóng chúng có mối
quan hệ như thế nào với môi trường ôn đới hải
dương?
- Một năm có 4 mùa xuân
hạ thu đông.
TL: Dòng nóng chảy qua nơi đó có khí hậu
ôn đới haỉ dương.
+ Ở châu Á từ B – N, Đ – T có những kiểu khí
hậu nào?
TL: - B – N có ÔĐLĐ, HM.
- T – Đ có ÔĐHD, ÔĐLĐ.
+ Bắc Mĩ từ Đ – T , B –N có những kiểu môi
trường khí hậu naò?
TL: - T – Đ có ÔĐHD, ÔĐLĐ.
- B – N có ÔĐLĐ, HM.
- Các kiểu môi trường thay
đổi từ B – N, Đ –T.
4. 4. Củng cố và luỵên tập: (4’). - Hướng dẫn làm tập bản đồ.
+ Nêu đặc điểm khí hậu của đới ôn hòa?
- Đới ôn hòa nằm giưã đới nóng và đới lạnh.
- Khí hậu mang tính chất trung gian giữa nóng và lạnh.
- Gió tây ôn đới và khối khí từ đại dương mang theo không khí ẩm vào đất
liền thời tiết biến động thất thường.
- Thời tiết thất thường tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và đời
sống nhân dân.
+ Chọn ý đúng: Nơi có dòng nóng chạy qua khí hậu như thế nào?
a. Khí hậu ôn đới lục địa.
@. Khí hậu ôn đới hải dương.
4. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’).
- Học bài .
- Chuẩn bị bài mới: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa. Chuẩn bị
theo câu hỏi trong sgk.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………