Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đái tháo đường thai kỳ (Kỳ 1) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.36 KB, 6 trang )

Đái tháo đường thai kỳ
(Kỳ 1)
Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ là Đái tháo đường xảy ra trên phụ nữ được phát
hiện lần đầu tiên khi mang thai. Trong 100 phụ nữ mang thai ở Mỹ thì có 3-8 bị
đái tháo đường thai kỳ .Đái tháo đường có nghĩa là đường trong máu ( glucose)
tăng cao. Cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, tuy nhiên khi đường huyết
tăng cao lại gây nhiều tác dụng xấu , đặc biệt không tốt cho thai nhi.
Nguyên nhân Đái tháo đường thai kỳ
Sự thay đổi hormone và tăng cân là 2 vấn đề xãy ra trong thời kỳ mang thai
, làm cho cơ thể đề kháng insulin . Khi đó đường huyết sẽ tăng cao trong máu .
Nguy cơ của Đái tháo đường thai kỳ
 >25 tuổi
 Thừa cân hay béo phì
 Tiền căn gia đình bị Đái tháo đường ( Cha,mẹ, anh chị em ruột bị
Đái tháo đường )
 Tiền căn bất thường chuyển hóa Glucose
 Tiền căn về bệnh sản khoa
 Tiền căn sinh con > 4kg
 Tiền căn có hội chứng buồng trứng đa nang
 Thuộc các sắc dân : latinh/Tây Ban Nha, Mỹ gốc Á,thổ dân Châu
Mỹ,Cư dân quần đảo Thái Bình Dương
 Đường huyết đói >85 mg/dl hay
 Tiền Đái tháo đường : đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa
cao tới mức chẩn đoán Đái tháo đường. Có 2 dạng : rối loạn dung nạp glucose và
rối loạn đường huyết đói.
Nguy cơ :
 Nguy cơ cao : nếu thai phụ bị thừa cân , có đái tháo đường thai kỳ
trước đây, có tiền căn gia đình bị đái tháo đường hay có glucose trong nước tiểu.
 Nguy cơ trung bình : có một hay nhiều yếu tố nguy cơ .
 Nguy cơ thấp : không có bất cứ nguy cơ nào


Khi nào kiểm tra đái tháo đường thai kỳ ?
 Nếu sản phụ có nguy cơ cao : Xét nghiệm đường huyết trước khi
sang và xét nghiệm lại vào thời điểm tuần lễ thứ 24 tới 28
 Nếu sản phụ có nguy cơ trung bình : Xét nghiệm đường huyết vào
thời điểm từ tuần lễ 24 tới 28
 Nếu sản phụ có nguy cơ thấp : Có thể không cần phải kiểm tra.
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng xét nghiệm đường huyết đói và
đường huyết ngẫu nhiên.
Đường huyết đói : bệnh nhân cần nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi xét
nghiệm.
Đường huyết ngẫu nhiên : được xét nghiệm bất cứ thời điểm nào trong
ngày, không quan tâm tới thời điểm bữa ăn.
Những xét nghiệm này có thể phát hiện được đái tháo đường nhưng cũng
cần những xét nghiệm khác để chắc chắn rằng đái tháo đường không bị bỏ qua
Xét nghiệm tầm soát Đái tháo đường thai kỳ
Trong xét nghiệm này , sản phụ sẽ uống dung dịch nước đường và xét
nghiệm đường huyết sau 1 giờ. Xét nghiệm này được làm bất cứ thời điểm nào
trong ngày và nếu kết quả cao hơn bình thường , sản phụ cần làm thêm một số xét
nghiệm khác nữa.
Test dung nạp Glucose (Oral glucose tolerance test)
Sản phụ cần ăn uống bình thường trong 3 ngày trước khi làm xét nghiệm
.Sau đó nhịn đói 8 giờ trước khi làm xét nghiệm
Sản phụ sẽ được rút máu xét nghiệm trước khi làm test .Sau đó, sẽ uống
100g dung dịch Glucose và xét nghiệm đường huyết sau mỗi giờ , trong 3 giờ.
Nếu sản phụ có ít nhất 2 mẫu xét nghiệm tăng cao hơn bình thường , chẩn đoán
đái tháo đường thai kỳ.
Test dung nạp Glucose *
Khi nhịn đói
95 hay cao hơn

Sau uống Glucose 1 giờ
180 hay cao hơn
Sau uống Glucose 2 giờ
155 hay cao hơn
Sau uống Glucosơne 3 giờ

140 hay cao hơn
Note:
*Test này sử dụng 100 grams glucose.

Đái tháo đường tác động tới thai nhi như thế nào ?
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được điều trị , có thể có nhiều tác dụng
xấu trên thai nhi :
 Thai lớn có thể gây sanh khó và nguy hiểm cho thai nhi
 Hạ đường huyết sau sanh
 Khó thở
Khi bị Đái tháo đường thai kỳ , cần làm một số cận lâm sàng để kiểm tra
thai nhi , như là :
 Siêu âm thai
Nếu mẹ bị Đái tháo đường thai kỳ, cả mẹ và con đều có nguy cơ cao bị đái
tháo đường type 2 sau này .

×