Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vận động : Vai trò của tập luyện đối với bệnh nhân ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.98 KB, 6 trang )

Vận động : Vai trò của tập luyện đối với
bệnh nhân Đái tháo đường
Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi
LƯỜI VẬN ĐỘNG
Lười vận động là một vấn đề sức khỏe cộng đồng mang tính toàn cầu. Có ít
nhất 60% dân số thế giới không thực hiện đủ các hoạt động thể dục thể thao để
tăng cường sức khỏe. Điều này phần nào có bắt nguồn từ việc kém vận động trong
lúc nhàn rỗi và xu hướng ngày càng gia tăng các hoạt động khiến con người luôn
ngồi yên 1 chỗ ở nơi làm việc và ở nhà. Thêm vào đó, sự gia tăng việc sử dụng các
phương tiện giao thông “thụ động” cũng góp phần làm giảm các hoạt động thể
chất của con người. Tại hầu hết các quốc gia, sự thụ động trong tập luyện thể chất
đang diễn ra với mức độ cao. Ở các nước đang phát triển, trong các thành phố lớn,
nơi có tôc độ gia tăng dân số nhanh chóng, vấn đề này thậm chí còn trầm trọng
hơn cả những nước đã phát triển, nơi mà phân nửa số người trưởng thành kém
chủ động với việc rèn luyện sức khỏe bằng thể thao. Trong những yếu tố có khả
năng dẫn đến tình trạng xa rời các hoạt động thể thao của con người, ta thấy có sự
hiện diện của việc quá tải dân số, sự gia tăng tỷ lệ đói nghèo và tội phạm, mật độ
giao thông dày đặc, ô nhiễm không khí cùng việc thiếu những mảng xanh công
viên, vỉa hè và cơ sở vật chất dùng để tập luyện thể thao và vui chơi giải trí.
Không chỉ vậy, những hoạt động kém vận động như xem ti vi đang ngày càng phổ
biến tại khu vực nông thôn của các nước đang phát triển.Cùng với tình trạng lười
vận động, các bệnh không truyền nhiễm giờ đây đã trở thành vấn đề sức khỏe
cộng đồng, nghiêm trọng nhất ở hầu hết các quốc gia. 80% các ca tử vong từ
những căn bệnh như vậy trên toàn thế giới thuộc về người dân ở những nước có
thu nhập thấp và trung bình. Cùng lúc đó, tình trạng lười vận động cũng đang gia
tăng trong giới trẻ khắp bốn phương, đặc biệt là ở những khu phố nghèo tại thành
thị. Theo ước tính, trong tổng số thanh niên, có không tới một phần ba bảo vệ và
tăng cường sức khỏe của bản thân thông qua việc thực hiện đầy đủ các hoạt động
thể thao. Sự sụt giảm tỷ lệ này chủ yếu là do sự gia tăng các hoạt động không đòi
hỏi nhiều vận động trong đời sống. Ví dụ như trẻ em dành thời gian xem tivi, chơi
games và sử dụng máy tính nhiều hơn là chơi thể thao hay các hoạt động thể lực;


và rất ít trẻ em đạp xe hay đi bộ đến trường như trước đây. Giáo dục thể chất và
các hoạt động thể chất khác trong nhà trường cũng ngày càng giảm.
Ngủ ngày có thể làm tăng khả năng béo phì .
ÍCH LỢI CỦA SINH HOẠT ĐIỀU ĐỘ
Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa khái niệm hoạt động thể chất là
“những hành vi đòi hỏi sự vận động cơ bắp nhằm nhiều mục đích khác nhau và
được thực hiện suốt trong ngày”. Tập thể dục, mặc khác, là “một tập hợp các
hành vi hoạt động thể chất đòi hỏi các vận động có mục đích và lặp đi lặp lại
nhằm cải thiện chức năng hệ tim mạch và hô hấp hoặc sự cân đối cơ bắp.”
Tập thể dục được xem là có bài bản và cường độ mạnh hơn hoạt động thể
chất.
Hoạt động thể chất là yếu tố chủ chốt mang tính quyết định của việc sử
dụng và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Tập thể dục với mực độ vừa phải ít
nhất 30 phút một ngày, 5 ngày một tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo
đường type 2 và các căn bệnh không lây nhiễm thông thường như bệnh tim mạch,
đột quỵ v.v. Đối với những người mắc bệnh Đái tháo đường, hoạt động thể chất
giúp làm giảm lượng đường glucose trong máu, đặc biệt là khi kết hợp với chế đô
ăn uống hợp lý. Việc tăng cường vận động có lợi ích rất lớn đối với cơ thể người
Đái tháo đường và có thể được chỉ định là phương pháp để điều chỉnh cân
nặng.“Đi bộ có lẽ là hoạt động thể chất được thực hiện và được khuyên áp dụng
nhiều nhất.”Tập thể dục không phải là hình thức hoạt động thể chất duy nhất.
Người ta có thể thực hiện hoạt động này ở hầu hết mọi nơi mà không cần thiết
phải có thiết bị, trang phục hay những đôi giày đắt tiền. Xách thực phẩm từ cửa
hàng về, mang vác gỗ, khuân sách hay ẵm em là những hoạt động bổ trợ thể chất
rất tốt, tương tự như vậy là việc đi cầu thang thay vì sử dụng thang máy. Đi bộ có
lẽ là hoạt động thể chất được thực hiện và được khuyên áp dụng nhiều nhất.
Để rèn luyện sức khỏe, không nhất thiết là bạn phải đến phòng tập, bể bơi
hay các tiện nghi dành cho các môn thể thao khác. Và bạn cũng không phải tốn
nhiều thời gian, đặc biệt là khi thực hiện việc này mổi ngày. Hơn nữa, 30 phút
hoạt động thể chất vừa phải theo khuyến nghị mỗi ngày, 5 ngày trong tuần, có thể

được thực hiện từng chút một trong suốt cả ngày. Một số người thích bài tập đi
bước nhanh, mỗi ngày thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 phút; hoặc cũng có thể là 20
phút vào buổi sáng và 10 phút còn lại vào bất kỳ lúc nào trong ngày. Những việc
đơn giản như lên xuống cầu thang, đạp xe đến cơ quan hay cuốc bộ một đoạn trên
quãng đường đó có thể được ghép lại thành một bài tập thường xuyên mỗi ngày.
Điều quan trọng là bạn vẫn có thể hưởng lợi từ những hoạt động thể chất như vậy
dù bạn chỉ bắt đầu thực hiện nó khi đã lớn tuổi. Những hoạt động đó đã cho thấy
khả năng cải thiện trạng thái và chất lượng các cơ quan chức năng ở người lớn
tuổi.
Những bạn trẻ còn trong độ tuổi học sinh được khuyên nên củng cố sự phát
triển sức khỏe bằng việc thực hiện một bài tập cường độ tăng dần ít nhất là 60 phút
mỗi ngày và có thể được chia nhỏ thực hiện trong cả ngày.
Bảng : Hoạt động thể chất và tập thể dục
Tập luyện vừa phải và tập luyện nặng
Tập luyện vừa phải Tập luyện nặng
 Đi bước nhanh
 Khiêu vũ
 Làm vườn
 Làm việc nhà
 Săn bắn và hái lư
ợm kiểu
truyền thống
 Các hoạt động thể thao v
à
vui chơi với trẻ em
 Lợp mái nhà, sơn
 Nâng, chuy
ển vật nặng
dưới 20kg
 Chạy bộ

 Đi hoặc leo bư
ớc nhanh
lên đồi
 Đạp xe nhanh
 Thể dục nhịp điệu
 Đạp xe nhanh
 Thể thao hay các trò ch
ơi
mang tính đối kháng (trò chơi truy
ền
thống, bóng đá, bóng chuyền, v.v)

Đào, xúc kênh mương
cường độ cao
 Nâng, chuy
ển vật nặng
trên 20kg

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)


×