Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG NGHE KÉM (KỲ 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.67 KB, 7 trang )

CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG
NGHE KÉM (KỲ 1)
Nghiên cứu của TS Michael Seidman về những nguyên nhân cơ bản của
nghe kém do lão hoá và đề ra chiến lược phòng chống và phục hồi hiện tượng
nghe kém này bằng các biện pháp tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy có thể làm chậm
quá trình nghe kém và thậm chí có thể phục hồi sức nghe bằng cách sử dụng phối
hợp các biện pháp bao gồm: chế độ dinh dưỡng và lối sống thích hợp
Nghiên cứu cho thấy các mối liên quan mật thiết giữa hiện tượng lão hoá
và nghe kém và cách ứng dụng chương trình bảo vệ sức nghe chống lại các tổn
thương thính giác do hiện tượng lão hoá.
Cơ sở lý luận
- Các chất chống oxy hoá có khả năng làm lành các tổn thương do các
gốc tự do gây ra
- Bằng cách này, có thể sử dụng các chất tự nhiên để bảo vệ và phục
hồi sức nghe
- Mối liên hệ giữa tổn thương do các gốc tự do và nghe kém cần được
khẳng định
Mục tiêu nghiên cứu- Tìm mối liên hệ giữa nghe kém (damaged
hearing) và nghe kém do lão hoá (age hearing loss).
Phương pháp nghiên cứu
- Đánh giá tổn thương do gốc tự do qua các yếu tố nguy cơ như hoá
chất, vi cấu trúc tế bào, hiện tượng lão hoá…ở ngươì yếu tố nguy cơ thể hiện rỏ
nhất là sự thoái hoá cấu trúc tế bào gây suy giảm chức năng sinh học, đây là yếu tố
tổng hợp cuả cả lão hoá và gốc tự do làm tổn thương DNA cuả ti lạp thể
(mitochondria)
- 04 nhận định
· Nghe kém do lão hoá tích luỹ và phát triển dần theo tuổi tác
· Máu đến ốc tai chủ yếu cung cấp cho đầu mút thần kinh giảm dần
theo tuổi tác gây nghe kém
· Cùng lúc cơ quan thính giác kém nhạy cảm dần với âm thanh và
tiếng nói


· Cùng với tuổi tác, cơ thể sản xuất các gốc tự do nhiều hơn và sản
xuất các chất kháng oxy hoá giảm dần, kết quả tổn thương cơ quan thính giác ngày
càng nặng và nghe kém ngày càng tăng
- Để xác minh lý thuyết cho rằng lão hoá gây tổn thương sức nghe và
nghe kém do lão hóa là một dấu hiệu cuả tổn thương, tác giả đã khảo sát 34 xương
thái dương với 17 có sức nghe bình thường và 17 nghe kém liên quan đến lão hóa.
Kết quả cho thấy:
· Trong nhóm nghe kém: 14/17 nghe kém liên quan lão hóa.
· Trong nhóm nghe bình thường: 8/17 nghe kém liên quan lão hóa
Vấn đề đặt ra là: tại sao nghe kém liên quan lão hóa không hiện diện ở cả
17 tai nghe kém ? tại sao nghe kém liên quan lão hóa cũng hiện diện ở nhóm nghe
bình thường?Tác giả cho rằng có ít nhất 2 lý do
· Nghe kém do lão hóa chỉ là một dạng cuả nghe kém, điều này có
nghĩa có thể có một dạng nghe kém khác ảnh hưởng đến nghe kém
· Có 4 dạng nghe kém liên quan lão hóa khác nhau
· Kết luận: nghe kém do lão hóa là sự phối hợp cuả lão hoá và nghe
kém
Các phát hiện đầu tiên
- Trên lô chuột nghiên cứu được chia làm 04 nhóm theo số tuổi
- Đo sức nghe và khảo sát ADN cho nhóm nghe kém liên quan lão
hóa
- Xác định mối liên quan giữa sức nghe và ADN
- Kết quả : nghe kém liên quan đến lão hóa gia tăng theo tuổi tác và
sức nghe cũng kém dần. Xét nghiệm vi thể cho thấy tổn thương ti lạp thể.
- Câu hỏi được đặt ra là: các tổn thương này có thể được làm chậm
lại, phòng ngừa hoặc phục hồi bằng liệu pháp tự nhiên vớí các chất kháng oxy
hóa?
- Để trả lời câu hỏi này tác giả đã tiến hành thêm 2 nghiên cứu bằng
cách theo dỏi một số động vật từ vài tháng tuổi cho đến khi chết
Nghiên cứu 1

· Nhóm 1: cho ăn với chế độ ăn nghiêm nhặt, sự sản xuất các gốc tự
do giảm hẳn, tổn thương ti lạp thể giảm hẳn và có thời gian sống kéo dài
· Nhóm 2 : nhóm chứng có chế độ ăn tự do
· Nhóm 3 : được điều trị với các chất kháng oxy hóa như vitamine
E,C và hormon melatonin.
· Kết quả: các gốc tự do và tổn thương ti lạp thể xảy ra cùng với hiện
tượng lão hóa dẫn đến nghe kém ở người lớn tuổi, chế độ ăn hợp lý và các chất
dinh dưỡng chuyên biệt sẽ làm giảm quá trình nghe kém, cũng như điều trị phối
hợp giúp bảo vệ nghe kém ở ngươì lớn tuổi cũng như làm chậm quá trình lão hóa
Nghiên cứu 2
· Thử nghiệm trên 21 chuột có độ tuổi 2 tuổi, chia làm 3 nhóm, kéo
dài 6 tuần
· Nhóm 1: sử dụng ALC (acetyl-L-carnitine)
· Nhóm 2: sử dụng ALA (Alpha- Lipoic acid)
· Nhóm 3: nhóm chứng
Kết quả :
· Nhóm chứng có mức nghe kém tương đương với nhóm chuột bình
thường không nằm trong diện nghiên cứu, sức nghe giảm từ 3 – 7dB
· Nhóm có chế độ ăn ALA và ALC không những tránh được nghe
kém mà sức nghe còn được cải thiện nhiều từ 7 -10 dB, mức cải thiện cao nhất xảy
ra ở tháng thứ 6 trong liệu trình điều trị. ALA tác dụng tốt nhất ở các tần số thấp,
ALC tốt hơn ở các tần số cao.
Như vậy sử dụng cùng lúc 2 chất này sẽ hiệu quả trong việc bảo vệ sức
nghe chung. Ngoài ra ALA và ALC còn có tác dụng chống hiện tượng lão hoá,
giảm tổn thương ti lạp thể ở toàn bộ cơ quan khác do giảm các gốc tự do, vì vậy
ALA và ALC còn có tác dụng bảo vệ hầu hết các tế bào khác trong cơ thể. Một số
nghiên cứu khác cho thấy các chất kháng oxy hóa như co-enzyme Q10(CoQ10),
Glutathion cũng có khả năng bảo vệ ti lạp thể tức là bảo vệ sức nghe thính giác
Tóm tắt
- Nhiều yếu tố liên quan đến quá trình lão hóa như sản xuất quá nhiều

các gốc tự do và suy chức năng ti lạp thể dẫn đến nghe kém
- Sử dụng phối hợp ALA và ALC giúp phòng ngừa và phục hồi nghe
kém lão hoá
- Thay đổi lối sống như giới hạn Calo, chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân
bằng thể trọng và tránh sử dụng các thuốc hoặc hóa chất có hại cho sức nghe có
thể duy trì được sức nghe tốt nhất
- Sử dụng chế độ ăn có các chất kháng oxy hoá giúp bảo vệ sức nghe
bằng cách chống lại các tổn thương do các gốc tự do gây ra và gia tăng quá trình
làm lành tổn thương ở ti lạp thể
- Năng tập thể dục một cách vừa phải và đều đặn
- Tránh tiếp xúc môi trường ồn và cần đeo nút tai chống ồn ở môi
trường có tiếng ồn

×