Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thất bại từ một nhãn hiệu docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.46 KB, 5 trang )

Thất bại từ một nhãn hiệu
Khi cạnh tranh trở nên gay gắt và thị trường có dấu hiệu bảo hòa,
các doanh nghiệp thường tìm cách làm sống lại hình ảnh hay
nhãn hiệu của mình. Thực tế cho thấy, việc làm mới nhãn hiệu
đòi hỏi ở các doanh nghiệp nhiều công sức và chi phí nhưng
không phải lúc nào cũng thu được .

Theo Galen De Yuong giám đốc nh của Francis Marketing, một
công ty tư vấn xây dựng nhãn hiệu và tiếp thị, việc làm mới nhãn
hiệu thường thất bại do những nguyên nhân sau

1/ Không tạo ra sự thay đổi thực sự.

Việc làm mới hình ảnh của nhãn hiệu (hay của công ty) tức là tạo
ra sự thay đổi cho bộ mặt của nhãn hiệu hoặc của công ty. Khi
tiếp nhận bộ mặt mới đó, người tiêu dùng muốn nhìn thấy sự thay
đổi thực sự. Việc làm mới nhãn hiệu không chỉ đơn thuần là
chuyện “rượu cũ, bình mới”. Nếu làm mới theo kiểu này, doanh
nghiệp chỉ có thể khẳng định lại vị trí hiện tại của nhãn hiệu trong
tâm trí của người tiêu dùng và sẽ đánh mất một cơ hội quý giá để
làm thay đổi nhận thức của họ về hình ảnh của nhãn hiệu theo
hướng tốt hơn.

2/ Không thực tế.

Làm mới nhãn hiệu tức là tạo ra sự thay đổi thật sự về nhận thức
của khách hàng hay thị trường về nhãn hiệu, làm thay đổi vị trí
của nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng. Tuy nhiên, vị trí đó
không phải do doanh nghiệp tự tạo, mà là kết quả của những gì
mà khách hàng đã trải nghiệm, đã tin tưởng ở doanh nghiệp. Khi
làm mới nhãn hiệu, doanh nghiệp cần phải tập trung nỗ lực vào


những mục tiêu thực tế có thể đạt được dựa trên cảm nhận của
khách hàng, nên không theo ý muốn chủ quan của doanh nghiệp.

3/ Thiếu sự hợp lực từ nội bộ doanh nghiệp.

Việc làm mới nhãn hiệu nếu chỉ được thực hiện bởi bộ phận tiếp
thị mà không có sự phối hợp, hỗ trợ của các phòng ban khác, từ
bộ phận kinh doanh, dịch vụ khách hàng, tài chính, thiết kế, kỹ
thuận cho đến sản xuất… thì cũng khó có thể thành công.

Nhãn hiệu là tổng thể những gì khách hàng nhận thức được về
sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Suy cho cùng, một
nhãn hiệu không phải là cái mà doanh nghiệp làm. Chỉ có hành
động mới làm thay đổi được nhận thức. Nếu mọi người trong
tòan bộ tổ chức hay doanh nghiệp không hiểu và thực hiện đúng
những lời hứa khi làm mới nhãn hiệu thì việc làm mới đó xem
như không tạo ra sự thay đổi nào.

4/ CEO không thực hiện được vai trò là người dẫn đầu cho việc
làm mới nhãn hiệu.

Mặc dù việc làm mới nhãn hiệu được khởi xướng từ bộ phận tiếp
thị, nhưng nếu tổng giám đốc điều hành (CEO) của doanh nghiệp
không đóng được vai trò là người khởi xướng thì việc làm mới
nhãn hiệu cũng sẽ bị chết yếu. CEO phải vạch ra tiền đồ, đích
đến của quá trình làm mới nhãn hiệu và phải là người chịu trách
nhiệm chính trong việc thực hiện, bảo đảm rằng sản phẩm dịch
vụ, con người và các nguồn lực khác của doanh nghiệp được
phối hợp với nhau để thực hiện những lời hứa khi làm mới nhãn
hiệu.


5/ Không có chiến lược rõ ràng trong việc tái định vị nhãn hiệu
trên thị trường.

Trong việc làm mới nhãn hiệu, doanh nghiệp luôn phải làm rõ và
xác định lại vị trí của nhãn hiệu trên thị trường. Mục đích của việc
làm mới nhãn hiệu là làm sao cho các khách hàng hiện tại và
tương lai dễ dàng hiểu và chấp nhận được vì sao nhãn hiệu nên
là một trong những lựa chọn hàng đầu của họ. Hãy xem việc làm
mới nhãn hiệu là một diệp để doanh nghiệp tập trung vào lĩnh vực
chuyên môn, phát huy thế mạnh của mình và làm nổi bật những
giá trị cụ thể của riêng nhãn hiệu hay của doanh nghiệp trong
nhận thức của khách hàng.

×