Bệnh mạch vành và các phương
pháp điều trị hiện nay
(Kỳ 1)
Bệnh mạch vành, suy mạch vành hay thiếu máu cơ tim là khái niệm chung
để mô tả tình trạng máu không đi đến tim đầy đủ do hẹp lòng mạch máu nuôi tim
(động mạch vành).
Nguyên nhân thường gặp của lòng mạch bị hẹp là do mảng xơ vữa bám vào
lòng mạch, mảng xơ vữa gây phản ứng viêm, có thể lớn dần lên gây hẹp nặng lòng
mạch và khi vỡ dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, một số trường hợp mạch
vành bị co thắt gây hẹp mạch vành từng lúc cũng gây ra triệu chứng đau thắt ngực
do thiếu máu cơ tim
I. Những người nào dễ bị bệnh mạch vành
- Tuổi >45; Huyết áp cao hoặc tiểu đường; Béo phì; Hút thuốc lá; Gia đình
có người bệnh mạch vành sớm hoặc đột tử.
II. Những triệu chứng nào thường xảy ra ở bệnh nhân bị bệnh mạch
vành?
- Đau thắt ngực trái là triệu chứng nổi bật nhất và thường xảy ra khi gắng
sức, xúc động, nhiễm lạnh. Người bị bệnh mạch vành thường có cảm giác đau như
có ai bóp vặn, xoắn trong tim, đau có thể lan ra hàm, cẳng-cánh tay và theo dọc
ngón út bàn tay trái Đau kéo dài 5-10 phút thường tự hết khi nghỉ ngơi hoặc
ngậm thuốc dãn vành (nitroglycerine).
- Một số người già, bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi mắc
bệnh mạch vành có thể không có triệu chứng đau thắt ngực điển hình như trên mà
thay vào đó là mệt hoặc khó thở khi gắng sức. Điều này làm cho người bệnh và
thân nhân ít lưu tâm nên dẫn đến chậm trễ trong chẩn đoán cho đến khi nhồi máu
cơ tim xảy ra.
(Ngay khi có cơn đau thắt ngực với các đặc điểm như trên bạn đừng nên coi
thường, bỏ qua mà nên đến khám ở một trung tâm tim mạch, bệnh viện nào đó để
kiểm tra xem mình có bị bệnh mạch vành hay không, bất kể bạn có hay không có
yếu tố nguy cơ mắc bệnh này).
III. Những xét nghiệm cần làm ngay khi nghi ngờ bệnh mạch vành
1. Điện tâm đồ lúc nghỉ: Xét nghiệm này dễ thực hiện ở các cơ sở y tế và
có thể cho biết ngay mức độ nặng khi kết hợp với triệu chứng. Tuy nhiên 50%
bệnh nhân có bệnh mạch vành nhưng điện tâm đồ lúc nghỉ bình thường.
2. X quang tim phổi: Xét nghiệm này không để chẩn đoán bệnh mạch
vành nhưng có thể giúp bác sĩ của bạn phát hiện ra các nguyên nhân đau ngực
khác như tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, lao phổi…
3. Men tim: Men tim (bao gồm CK-MB và troponin) không phải là xét
nghiệm thường qui với những người không triệu chứng nhưng là xét nghiệm hữu
ích khi bạn đau ngực mà điện tâm đồ thay đổi. Vì đây là xét nghiệm giúp bác sĩ
xác định bệnh mạch vành của bạn đã nặng chưa (tức có nhồi máu cơ tim hay
không).
* Những xét nghiệm phân loại bệnh nhân
Khi các xét nghiệm nêu trên vẫn không xác minh rõ ràng thì những xét
nghiệm sau đây sẽ bổ sung chẩn đoán:
- Điện tâm đồ gắng sức: Đo điện tim khi vận động để phát hiện bất thường
điện học khi mà tim làm việc nhiều hơn.
- Siêu âm tim gắng sức hoặc dobutamine: Với xét nghiệm này, bác sĩ có
thể những vùng tim giảm hoặc không co bóp, hoặc vận động nghịch thường giúp
gợi ý gián tiếp bệnh mạch vành.
- Chụp nhấp nháy đồng vị phóng xạ có gắng sức: giúp phát hiện vùng
thiếu máu khi không bắt đồng vị phóng xạ…
- Chụp cắt lớp điện toán đa điện hay còn gọi là MSCT: Đây là kỹ thuật
với nhiều tiến bộ nhất trong những năm qua. Với MSCT 64 lát cắt, những bệnh
nhân đau ngực khi nghi ngờ bệnh mạch vành có thể xác định bệnh nhanh chóng
trong vòng 1-2 giờ với phương pháp chẩn đoán này. MSCT 64 lát cắt cho hình ảnh
rõ nét hệ thống động mạch vành và có thể gợi ý bệnh nhân nào cần can thiệp mạch
vành.
Máy MSCT 64 lát tại BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
* Xét nghiệm xác minh bệnh mạch vành
Chụp động mạch vành cản quang (hay DSA động mạch vành): Sau khi
các xét nghiệm phân loại bệnh nhân thực hiện nếu kết quả gợi ý bệnh nhân bị bệnh
mạch vành rõ rệt thì chụp động mạch vành cản quang là xét nghiệm cuối cùng để
can thiệp.Đây là kỹ thuật chẩn đoán bệnh mạch vành chắc chắn nhất hiện nay,
giúp phát hiện tình trạng hẹp động mạch vành, vị trí và mức độ hẹp từ đó quyết
định có nên nong và đặt giá đỡ động mạch vành cho bệnh nhân hay không. Để làm
xét nghiệm này, bệnh nhân phải nằm viện trung bình 2 ngày, bất động chân 24 giờ
hơi đau ở vùng chích động mạch
Hẹp động mạch vành (mũi tên chỉ chỗ tắc nghẽn)