Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Chần đoán và các phương pháp điều trị u não (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.38 KB, 8 trang )

Chần đoán và các phương pháp
điều trị u não (Kỳ 2)

Tính toán liều lượng tia bức xạ để chiếu vào u não
B. CHUẨN BỊ CHO ĐIỀU TRỊ
Bác sĩ có thể mô tả các chọn lựa trong điều trị và thảo luận về các kết quả
hy vọng sẽ đạt được cho mỗi phương pháp. Bác sĩ và bệnh nhân có thể cùng hợp
tác với nhau để hoạch định ra một phương án điều trị phù hợp với yêu cầu của
người bệnh.
Điều trị tuỳ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm loại u, vị trí, kích thước, và giai
đoạn của khối u. Đối với một vài typ u não, bác sĩ cũng cần biết xem tế bào ung
thư có hiện diện trong dịch não tuỷ hay không.
Sau đây là một số câu hỏi mà bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ trước khi
điều trị
- Tôi bị loại u não nào? U lành tính hay ác tính?
- Giai đoạn của khối u?
- Chọn lựa điều trị của tôi ra sao? Bác sĩ khuyên tôi điều gì? Tại sao?
- Lợi ích của từng phương pháp điều trị ? Nguy cơ và tác dụng phụ của
từng phương pháp?
- Chi phí điều trị?
- Việc điều trị sẽ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của tôi ra sao?
- Có thử nghiệm nghiên cứu lâm sàng nào có thể thích hợp đối với trường
hợp của tôi?
Bệnh nhân không cần phải hỏi tất cả các câu hỏi và hiểu rõ tất cả các câu
trả lời của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, những điều chưa rõ sẽ được giải thích
và bác sĩ sẽ bổ sung thêm nhiều thông tin khác.
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Bệnh nhân u não có nhiều chọn lựa trong điều trị. Tuỳ theo typ của khối u
và giai đoạn và bịnh nhân có thể được điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc hoá trị.
Một số bệnh nhân được điều trị phối hợp.
Ngoài ra, ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, bệnh nhân cũng cần được điều


trị giảm đau và các triệu chứng khác của ung thư, điều trị giảm nhẹ các tác dụng
phụ và điều trị nâng đỡ về mặt tinh thần. Phương pháp này được gọi là điều trị
triệu chứng, điều trị hỗ trợ hoặc hoặc điều trị giảm nhẹ. Bác sĩ sẽ là người phù hợp
nhất để bàn luận về những chọn lựa điều trị và dự báo các kết quả.
1. Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường dùng cho đa số u não. Cạo
tóc sạch, gây mê toàn phần, rạch da đầu, mở cửa sổ ở hộp sọ, mổ lấy một phần
hoặc toàn bộ khối u, đóng hộp sọ, khâu lại da đầu. Bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ một
số câu trước khi phẫu thuật được tiến hành:
- Tôi sẽ cảm thấy ra sao sau phẫu thuật?
- Nếu đau thì bác sĩ sẽ xử trí thế nào?
- Tôi phải nằm viện bao lâu?
- Tác dụng phụ về lâu dài sau này? Tóc tôi có mọc trở lại không?
- Khi nào thì tôi có thể trở về với những hoạt động bình thường?
- Khả năng hồi phục hoàn toàn của tôi thế nào?
Khi u nằm ở thân não, bác sĩ sẽ không thể cắt bỏ khối u mà không làm tổn
thương đến các mô não bình thường. Lúc đó sẽ dùng đến các phương pháp điều
trị khác.
2. Điều trị bằng tia xạ (còn gọi là xạ trị) dùng các tia năng lượng cao để
tiêu diệt tế bào ung thư. Tia xạ có thể là tia XQuang, tia gamma , hoặc tia protons.
Dùng một cỗ máy lớn chiếu chùm tia vào khối u và mô chung quanh. Đôi khi tia
xạ còn được chiếu vào toàn bộ não bộ hoặc tuỷ sống.
Xạ trị thường được thực hiện sau phẫu thuật. Tia xạ tiêu diệt những tế bào
còn sót lại. Đôi khi xạ trị sẽ được sử dụng thay thế khi không thể tiến hành phẫu
thuật. Liệu trình xạ trị thay đổi tuỳ theo loại u, kích thước, và tuổi của bịnh nhân.
Mỗi lần điều trị chỉ kéo dài vài phút. Bác sĩ sẽ tiến hành từng bước để bảo vệ mô
lành chung quanh khối u khi xạ trị:
- Phân đoạn (fragmentation): Xạ trị thường được thực hiện 5 ngày mỗi
tuần trong nhiều tuần. Khi rải đều tổng liều xạ trị trong một thời gian dài hơn sẽ
giúp bảo vệ các mô lành ở vùng khối u.
- Siêu phân đoạn (hyperfragmentation): Bệnh nhân được chiếu những

liều bức xạ nhỏ ngày 2 hay 3 lần thay vì dùng liều cao ngày 1 lần.
- Xạ trị lập thể (Stereotactic radiation therapy): Sử dụng những chùm tia
xạ rất hẹp chiếu vào khối u ở nhiều góc độ khác nhau. Khi dùng phương pháp này
, bịnh nhân sẽ phải đội một khung cứng trên đầu. Chụp MRI hoặc CT scan để tạo
hình ảnh chính xác và vị trí của khối u. Bác sĩ sẽ tính toán chính xác liều bức xạ
cần thiết cùng kích thước và góc chiếu của các chùm tia. Có thể xạ trị một lần
hoặc vài lần.
- Xạ trị theo không gian 3 chiều (3-dimension conformal radiotherapy):
Máy tính vẽ ra hình ảnh không gian 3 chiều của khối u và mô lành chung quanh.
Bác sĩ chiếu nhiều chùm tia vào hình dáng chính xác của khối u. Việc chiếu tia tập
trung chính xác vào khối u sẽ giúp bảo vệ các mô lành chung quanh.
- Xạ trị bằng chùm tia Proton (Proton beam radiation therapy): Nguồn
bức xạ là protons thay cho XQuang. Bác sĩ nhắm chùm tia protons vào khối u.
Protons có thể đi xuyên qua mô lành mà không gây tổn thương gì đáng kể.
Sau đây là một số điều mà bệnh nhân có thể hỏi bác sĩ trước khi xạ trị:
- Tại sao tôi cần xạ trị?
- Khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì chấm dứt điều trị?
- Có tác dụng phụ gì?
- Tôi sẽ tự chăm sóc ra sao trong khi xạ trị?
- Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả?
- Tôi có thể tiếp tục những hoạt động hàng ngày khi xạ trị?

Tập trung chùm tia xạ để tiêu diệt khối u

Thiết kế phương án tối ưu để chiếu tia xạ vào tiêu diệt khối u
mà ít gây ảnh hưởng đến mô lành chung quanh
3. Hoá trị liệu (Chemotherapy), dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư,
đôi khi cần thiết trong điều trị u não. Thuốc có thể dùng đường uống hoặc tiêm.
Dù đường nào thì thuốc cũng vào máu và di chuyển khắp cơ thể. Thuốc này được
sử dụng từng đợt để cơ thể có thời gian hồi phục sau mỗi đợt điều trị.

- Hoá trị liệu thường được sử dụng ngoại trú. Ít khi cần nhập viện điều trị
- Hoá trị liệu thường được sử dụng ở trẻ em. Tuy nhiên, người lớn cũng có
thể được hoá trị sau khi đã phẫu thuật và xạ trị.
- Ở những bệnh nhân có u não tái phát, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ khối u và
cấy vào vài viên nhện có tẩm hoá chất. Mỗi viên nhện có kích thước khoảng một
đồng xu. Trong vài tuần, viên nhện rã ra và phóng thích thuốc vào não. Thuốc có
tác dụng diệt tế bào ung thư.
Bệnh nhân có thể hỏi một số câu hỏi chung quanh việc sử dụng hoá trị
- Tại sao tôi cần dùng phương pháp điều trị này?
- Hoá trị sẽ tác dụng ra sao?
- Có tác dụng phụ không? Tôi sẽ đối phó ra sao?
- Khi nào thì bắt đầu điều trị? Khi nào thì chấm dứt
- Tôi có cần tái khám thường xuyên không?

×