Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.07 KB, 5 trang )
Bệnh mạch vành và các phương
pháp điều trị hiện nay
(Kỳ 2)
III. Một số phương pháp điều trị bệnh mạch vành
1. Tiết thực: Các BN béo phì, tiểu đường cần có chế độ ăn kiêng hợp lý
như ít calori, giảm chất béo động vật (lòng đỏ trứng, mỡ).
2. Tập thể dục: Mức độ vận động thể lực tùy theo thể trạng, tuổi và bệnh
kèm. Tập thể dục với đi bộ chừng 30 phút ngày.
3. Tuân thủ các chế độ điều trị trong bệnh cao huyết áp, tiểu đường, giảm
lipid máu.
4. Điều trị thuốc:
a. Thuốc dãn vành (ISDN, Risordan, Nitromint…) thường nên sử dụng khi
có cơn đau, trước khi vận động (lên cầu thang, dốc).
b. Kháng tiểu cầu: Aspirin, ticlodipine (Ticlide), clopidogrel( Plavix) là
những thuốc điều trị thường xuyên khi không bị loét dạ dày tá tràng hoặc xuất
huyết tiêu hoá.
c. Chẹn bêta: Là những thuốc giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim nhưng
tránh ở những người nhịp tim chậm <60lần/phút, hen phế quản…Các thuốc bác sĩ
thường sử dụng như atenolol, bisoprolol, metoprolol…
5. Nong và đặt giá đỡ trong lòng mạch vành: là phương pháp ít gây chảy
máu thực hiện sau chụp động mạch vành. Thông qua ống thông (catheter) người ta
luồn một dây cực nhỏ (có chứa bong bóng nhỏ ở đầu dây) vào đến vị trí lòng động
mạch hẹp. Sau đó người ta bơm bóng để lòng mạch chổ hẹp rộng ra và người ta
đặt một giá đỡ (stent) để giữ cho lòng mạch thông suốt. Sau khi đặt giá đỡ, người
bệnh vẫn phải uống thuốc điều trị như trên suốt đời.
6. Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: thường áp dụng cho những
trường hợp hẹp nhiều nhánh không thể nong và đặt giá đỡ. Người ta nối ở đoạn
trước và sau chổ hẹp bằng một nhánh mạch máu khác để máu vẫn lưu thông mà