Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các rối loạn của Thực quản & Dạ dày (Kỳ 2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.03 KB, 6 trang )

Các rối loạn của Thực quản
& Dạ dày (Kỳ 2)

8. Thủng thực quản: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Thủng thực quản là một cấp cứu thật sự, thủng thực quản có thể gây nên
bởi thương tổn do thầy thuốc trong lúc thao tác dụng cụ, do chấn thương (thường
nhất là chấn thương xuyên), gia tăng áp lực trong thực quản do mửa dữ dội (Hội
chứng Boerhaave), hay các bệnh của thực quản (viêm thực quản do ăn mòn
(corrosive esophagitis), loét, ung thư…). Thủng thực quản có thể gây đau ngực,
thường nghiêm trọng và có thể nặng thêm khi nuốt và thở. Chụp X quang ngực có
thể thấy khí trong trung thất (mediastinum), màng ngoài tim (pericardium),
khoang phế mạc (tràn khí màng phổi : pneumothorax), hoặc mô dưới da. Thủng
thực quản có thể dẫn đến rò dịch dạ dày vào trong trung thất và nhiễm trùng thứ
phát (viêm trung thất ( mediastinitis). Chẩn đoán được xác nhận bằng cách nuốt và
rò chất cản quang. Điều trị gồm có kháng sinh có kháng khuẩn phố rộng, hút dạ
dày, và phẫu thuật sữa chữa hoặc dẫn lưu càng sớm càng tốt.
- Thủng thực quản là một cấp cứu thật sự với một tỷ lệ tử vong cao, bất kể
nguyên nhân là gi
- Thương tổn do thầy thuốc (iatrogenic injury) (nguyên nhân thông thường
nhất) chiếm 75% các trường hợp thủng thực quản.
- Hội chứng Boerhaave là một hội chứng lâm sàng được công nhận : thủng
sau khi mửa và chiếm 10-15% các trường hợp.

9. Những nguyên nhân đau bụng có nguồn gốc dạ dày hay tá tràng?
Khoảng 10% các trường hợp đau bụng được thấy ở phòng cấp cứu là do
bệnh của dạ dày hay tá tràng.Viêm dạ dày và bệnh loét dạ dày-tá tràng do axit
(peptic ulcer disease) là nguyên nhân của hầu hết các bệnh nhân đau bụng thứ
phát do bệnh dạ dày hay tá tràng. Bệnh thủng ổ loét dạ dày tá tràng, xoắn
(volvulus) dạ dày là hai nguyên nhân nghiêm trọng nhất, đòi hỏi chẩn đoán và điều
trị tức thời.


10. Các nguyên nhân thông thường của viêm dạ dày và loét dạ dày - tá
tràng
- Viêm dạ dày có liên quan với rượu, salicylates, NSAID (nonsteroidal
antiinflammatory drug) và thoát vị khe (hiatal hernia).
- Bệnh loét dạ dày - tá tràng có liên hệ với bệnh sử gia đình, bệnh liên kết
(ví dụ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính : chronic obstructive pulmonary disease), xơ
gan, suy thận mãn tính), giới tính nam, lớn tuổi, và hút thuốc. Việc sử dụng một
vài loại thuốc, như aspirin và NSAID, và profile tâm lý có thể liên quan với bệnh
loét dạ dày tá tràng, nhưng chế độ ăn uống (ví dụ cà phê và các đồ ăn cay) và rượu
thì không. Helicobacter pylori đã được chứng tỏ là nguyên nhân của nhiều loét tá
tràng.

11. Triệu chứng của thủng ổ loét dạ dày - tá tràng?
- Thủng ổ loét dạ dày tá tràng (và xoắn dạ dày) bắt đầu với cơn đau khởi
phát đột ngột, có thể hoặc không liên quan đến bữa ăn. Cơn đau thường hiện diện
thường xuyên và đề kháng với các chất kháng axít ; cơn đau thường lan ra sau
lưng nhưng cũng có thể lan ra ngực và bụng trên. Nôn mửa thường hiện diện trong
khoảng 50% các trường hợp .
- Lúc khám vật lý bệnh nhân có vẻ suy kiện cấp tính và thường có tim đập
nhanh. Huyết áp có thể cao do đau đớn hoặc giảm do mất dịch lan rộng vì viêm
phúc mạc toàn thể. Bệnh nhân thường nằm im và tránh cử động . Cơ thành bụng
đề kháng, nhạy cảm đau dội ngược (rebound tenderness), và thành bụng co cứng là
những dấu hiệu thường thấy. Nhu động ruột thường vắng hoặc giảm nhiều.
- Xét nghiêm có thể cho thấy tăng bạch cầu không đặc hiệu (40% các
trường hợp có đếm bạch cầu > 14.000/mm3). Nếu mửa nhiều, có thể thấy nhiễm
kiềm chuyển hóa giảm clo-huyết, giảm-kali huyết (hypochloremic, hypokalemic
metabolic alkalosis). Một tỷ lệ nhỏ các bệnh nhân có thể có tăng nhẹ amylase và
lipase. Khí tự do (free air) có thể hiện diện trên hình chụp ngực thẳng đứng hay
chụp bụng nằm nghiêng về phía trái trong 70% các trường hợp.


12. Một bệnh nhân bị nghi thủng ổ loét được xử trí như thế nào?
Các bệnh nhân với đau bụng nghiêm trọng nên được cởi quần áo,
monitoring tim, và cho đặt một catheter tĩnh mạch có kích thước lớn để hồi sức
dịch với crystalloid (Normal saline hay dung dịch lactated Ringer). Các bệnh
nhân có nguy cơ bị bệnh tim nên được cho oxy bổ sung. Nên thực hiện một thăm
khám thực thể nhanh và đầy đủ, gồm cả thăm khám âm đạo và trực tràng . Nên rút
máu để đếm máu toàn bộ, các chất điện giải, BUN, creatinine, amylase, lipase,
nhóm máu. Nên làm điện tâm đồ nơi các bệnh nhân trên 40 tuổi. Nên đặt một
Foley catheter và phân tích nước tiểu.

13. Điều gì phân biệt giữa xuất huyết dạ dày- ruột trên và dưới ?
Xuất huyết dạ dày-ruột trên (upper GI hemorrhage) là sự chảy máu ở trên
dây chằng Treitz, còn xuất huyết dạ dày-ruột dưới (lower GI bleeding) là chảy
máu dưới dây chằng này. Ở phòng cấp cứu, điều này được đánh giá bằng cách đặt
một ống thông mũi-dạ dày (nasogastric tube) hay miệng-dạ dày (orogastric tube)
và hút dịch của dạ dày và phần gần của tá tràng. Dạng vẻ vật lý của chất dịch hút
(bã cà phê, dịch nhuộm đỏ, hay máu tươi) là cách tốt nhất để xác định sự hiện diện
của sự chảy máu quan trọng của dạ dày– ruột trên ; Việc xét nghiệm dịch dạ dày
để tìm máu ẩn (Hemoccult) là không đáng tin cậy.

14. Các nguyên nhân thông thường và không thông thường của xuất
huyết dạ dày-ruột trên?
Loét dạ dày là nguyên nhân thông thường nhất của xuất huyết dạ dày-ruột
trên (30%), theo sau là sướt dạ dày (27%), loét dạ dày (22%), viêm thực quản
(11%), viêm tá tràng (10%), giãn tĩnh mạch (5%) và vết rách Mallory-Weiss (5%).
Những nguyên nhân ít thông thường hơn gồm có: loét Dieulafoy, GAVE (gastric
antral vascular ectasia), ung thư, bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (portal
hypertensive gastropathy), loạn sản mạch (angiodysplasia), rò động mạch chủ-ruột
(aortoenteric fistula) và xuất huyết đường mật(hemobilia).


×