Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thai Kỳ và Một số Bệnh Lý rối loạn hệ Tiêu Hóa thường gặp (Kỳ 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.07 KB, 5 trang )

Thai Kỳ và Một số Bệnh Lý rối loạn
hệ Tiêu Hóa thường gặp
(Kỳ 2)

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

C- CHỨNG NÔN NGHÉN NẶNG (Hyperemesis Gravidarum)
Nôn nghén nặng biểu hiện bằng tình trạng buồn nôn và nôn ói nặng ở giai
đoạn sớm của thai kỳ, dẫn đến rối loạn nước và điện giải. Tình trạng này được
xem là mức độ nặng nhất của chứng nôn nghén
1- Tỷ lệ mắc bệnh
Chứng nôn nghén nặng (Hyperemesis gravidarum) xảy ra với tỷ lệ 3-10
trường hợp cho 1000 thai phụ.
2- Sinh bệnh học
Sinh bệnh học của chứng nôn nghén nặng chưa được biết rõ. Có thể có vai
trò của các yếu tố nội tiết hoặc tâm lý.
3- Lâm sàng
Tình trạng xảy ra sớm ở 3 tháng đầu, thường ở tuần lễ từ 4 đến 10. Các
triệu chứng thường biến đi ở tuần 18 đến 20.
 Nôn không kiểm soát được
 Chảy nước dãi nhiều
 Sút cân – Hơn 5% trọng lượng cơ thể
 Có thể có suy dinh dưỡng
 Đau bụng (thường ít gặp)
 Ceton máu, hạ kali máu, và kiềm chuyển hóa (có thể xảy ra)
 Có thể có bất thường về men gan
 Có thể có cường giáp nhẹ
4- Yếu tố nguy cơ
 Béo phì
 Chưa sanh lần nào
 Đa thai


 Bệnh lý của dưỡng mạc nhau thai (trophoblastic disease)
5- Điều Trị
Bồi hoàn nước điện giải, vitamins, và các muối khoáng. Bổ sung thiamine
cho các thai phụ nôn ói hơn 3 tuần. Tránh các yếu tố khởi phát ở môi trường xung
quanh.
6- Chế độ ăn
Thai phụ cần chia khẩu phần thành nhiều bữa ăn nhỏ, giàu carbohydrate, ít
chất béo. Một số trường hợp cần phải cho ruột nghỉ ngơi. Nuôi ăn bằng đường
tiêm truyền hoặc bằng đường ruột có thể hữu ích trong một số trường hợp.
7- Thuốc men
Có thể dùng thuốc chống nôn hoặc pyridoxine. Corticosteroids đã được
dùng thử cho một số trường hợp nặng và kháng trị.
8- Tiên Lượng
Tiên lượng cho chứng nôn nghén nặng thường là tốt. Chưa thấy có sự khác
biệt nào về cân nặng lúc sanh và dị tật bẩm sinh ở thai nhi đối với các trường hợp
nôn nghén nặng.

D-BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
1- Tỷ lệ mắc bệnh
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), còn gọi là chứng ợ nóng,
thường gặp trong thai kỳ và xảy ra ở 45-80% các trường hợp có thai.

52% thai
phụ có các triệu chứng của GERD trong 3 tháng đầu tiên; 24-40% cảm nhận triệu
chứng ở 3 tháng giữa và 9% cảm nhận ở 3 tháng cuối.
2- Sinh bệnh học
Các yếu tố cơ học lẫn nội tại đều có liên quan đến GERD. Nhu động bất
thường của thực quản, giảm áp suất của cơ thắt thực quản dưới (LES) và gia tăng
áp lực trong dạ dày góp phần gây ra GERD khi có thai. Tăng áp suất trong ổ bụng
do tử cung mang thai và sự di chuyển của cơ thắt thực quản dưới (LES) cũng góp

phần gây ra bệnh.
3- Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của GERD khi có thai tương tự như ở các bệnh nhân
GERD thông thường. Nóng xót và ợ là triệu chứng chủ yếu. Chẩn đoán dựa trên
khai thác kỹ bệnh sử và thăm khám lâm sàng. Thường ít khi phải dùng đến các xét
nghiệm để chẩn đoán. Có thể chỉ định nội soi ở những bệnh nhân có các biến
chứng của GERD. Đo pH trong vòng 24 giờ hữu ích ở các trường hợp có triệu
chứng lâm sàng không đặc hiệu (ví dụ ho, thở rít, lở họng) và khi các triệu chứng
không đáp ứng với điều trị.

×