Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chóng mặt tư thế lành tính pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.93 KB, 6 trang )

Chóng mặt tư thế lành tính

Một buổi sáng, bạn vừa thức giấc ngồi dậy và có cảm giác nhà cửa xoay
tròn như đảo lộn. Ngay cả khi nằm xuống lại, bạn càng cảm thấy chóng mặt dữ
dội khi quay đầu cổ về một hướng nào đó, cơn chóng mặt kéo dài chỉ vài mươi
giây cho đến hơn một phút và lặp đi lặp lại, có thể kèm nôn ói nhiều, nặng đầu, thì
đó chính là triệu chứng điển hình của chứng “Chóng mặt tư thế kịch phát lành
tính”
Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, cả hai
giới ,nhưng ưu thế ở tuổi trung niên. Cảm giác chóng mặt xảy đến rất đột ngột với
cường độ mạnh dễ gây cho bệnh nhân cảm giác hoang mang sợ hãi như thể lo sợ
tình huống tai biến mạch máu não sắp xảy ra. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cơ chế
xảy ra chóng mặt & một biểu hiện thường gặp “chóng mặt tư thế kịch phát lành
tính” mà mọi người hay thường gọi như là một trạng thái bệnh lý chung chung là
“Rối loạn tiền đình”.
- Chóng mặt tư thế xảy ra ở một tư thế đầu đặc biệt, luôn luôn phối hợp với
thương tổn tiền đình ngoại biên nhưng cũng có thể do rối loạn tiền đình trung
ương (cuống não hay tiểu não). Chóng mặt tư thế lành tính là nguyên nhân thường
gặp nhất trong tiền đình ngoại biên chiếm đến 30% trường hợp . Yếu tố thúc đẩy
có thể là do nhiễm trùng hoặc những rối loạn khác của tai trong hay chấn thương
đầu trước đó ,ngoài ra còn hay xảy ra ở người lớn tuổi do thoái hoá hệ thống tiền
đình nhưng cũng trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.

Cơ sở sinh lý bệnh
Cơ sở sinh lý bệnh của chóng mặt tư thế lành tính là do sỏi kênh thính giác
(canalolithiasis) kích thích ống bán khuỵên do những mảnh bềnh bồng trong lớp
nội dịch

Đặc điểm của hội chứng
- Hội chứng có đặc điểm là những đợt chóng mặt ngắn có thể phối hợp với
nôn & buồn nôn.


- Triệu chứng có thể xuất hiện khi thay đổi tư thế nhưng thường nặng nhất
là khi nằm nghiêng về một bên với tai thương tổn nằm về bên dưới, nó cũng
thường xảy ra khi bạn nằm xuống hoặc khi bạn nằm lăn trên gường, hoặc khi bạn
nằm ngủ dậy vào buổi sáng .
- Đợt chóng mặt điển hình kéo dài vài tuần,rồi tự hết & tái phát lại trong
một số trường hợp

Bạn cần phải đến gặp bác sỹ ngay khi có những triệu chứng sau

- Đau đầu mới xuất hiện hoặc dữ dội
- Nhìn mờ /nhìn đôi
- Mất thính lực
- Nói đớ
- Yếu và tê tay chân
- Mất ý thức
- Đau ngực hoặc tim đập nhanh/chậm bất thường
Mặc dù không thường gặp, nhưng trên đây là những biểu hiện khác thường
không phải là cơn chóng mặt tư thế lành tính, mà là báo hiệu các bệnh lý nghiêm
trọng khác như Đột quỵ, U não, hoặc bệnh lý tim mạch.

PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRÁNH CHÓNG MẶT
1. Chế độ ăn khi bị chóng mặt (CM)
Khi có sự thay đổi (tăng hay giảm) về thể tích Dịch trong các thành phần
của Tai Trong thì có thể gây khởi phát cơn CM. Vì vậy, những bệnh nhân thường
bị tái phát CM cần điều chỉnh chế độ ăn để tránh làm thay đổi thể tích Dịch ở các
cơ quan trong cơ thể.
- Uống đủ Nước mỗi ngày. Bổ sung thêm nước nếu bị khát, cảm giác đầu
nhẹ bồng bềnh, vận động nhiều hay trời nóng.
- Hạn chế các loại thức Ăn- uống Ngọt hay Mặn qúa vì sẽ làm tăng thể tích
dịch của cơ thể và của Tai trong.

- Tránh uống Cà phê hay thức uống có Cồn (Bia, Rượu) vì sẽ làm ù tai nặng
hơn, gây lợi tiểu làm mất nước.
- Tránh những loại thực phẩm có chứa Acid amin Tyramine vì nó có thể
gây khởi phát bệnh Migraine (thể Nhức đầu kèm CM), như: Rượu vang đỏ, Gan
gà, Thịt xông khói, Sữa chua, Chocolate, Chuối, Cam- Quýt- Chanh, trái Sung,
Phô-mai, các loại Hạt.

2. Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn Tiền đình
Một số chất có thể làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn Tiền đình, như:
thuốc Kháng viêm không-Steroid (vd: Aspirin có thể làm ù tai hơn; Ibuprofen gây
giữ nước, rối loạn chất Điện giải), chất Nicotine (trong thuốc lá, gây biến chứng
teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng Tai trong).
3. Chú ý
Những trường hợp Chóng mặt (CM) lành tính do Tư thế có thể được khắc
phục khi thực hiện một số biện pháp sau ngay tại nhà:
- Tránh thay đổi tư thế đột ngột: đặc biệt từ tư thế Nằm để Đứng dậy hay
Xoay đầu. Phải tưởng tượng trong đầu có 1 ly nước đầy, khi đổi tư thế không được
làm “sánh đổ nước” ra ngoài vì sẽ gây CM. Từ tư thế Nằm phải chuyển từ từ sang
Ngồi, giữ nguyên tư thế trong một ít phút, rồi mới từ từ Đứng dậy. Luôn giữ Đầu
nhìn thẳng phía trước, không cúi xuống hay xoay đầu qua lại.
- Cố gắng Nằm nghỉ ngơi trên giường, tránh ánh sáng chói vì phần lớn các
cơn CM sẽ tự mất đi sau vài tuần. Tránh lo lắng, căng thẳng tinh thần, hạn chế suy
nghĩ, đọc sách, xem tivi. Tránh lái xe, điều khiển máy móc hay trèo thang khi bị
CM hay khi đang uống những thuốc điều trị CM gây buồn ngủ.

BS. HUỲNH VĂN PHỤNG
Chuyên khoa Thần Kinh – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn



×