Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Nhớ lời tỏ tình trong ca dao xưa pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.77 KB, 3 trang )

Nhớ lời tỏ tình trong ca dao xưa
(NetCodo) Tản mạn đôi điều về cái đẹp của lời tỏ tình trong
dân ca âu cũng là điều cần thiết để hôm nay và mai sau,
những lời dân ca tình tứ như vậy luôn sống mãi trong nếp
sống đẹp của người Việt.

t;text-align: justify; background: white;">
Tôi còn nhớ và luôn tâm
đắc với một câu nói nổi tiếng của Sêrốp- một nhà phê bình nghệ
thuật Liên Xô cũ : “Cũng
như một đóa hoa huệ trong thiên nhiên
nhiều khi đã làm lu mờ cả cái đẹp của gấm, của ngọc, dân ca, với
cái giản dị tươi mát của nó, còn gấp trăm ngàn lần phong phú hơn
tất cả các kỹ xảo kinh viện”. Còn một nhạc
sĩ nổi tiếng thế giới
người Hunggari thì lại nhấn mạnh nhiều đến tính đa dạng trong cấu
tứ và cách thể hiện tình cảm của dân ca mà ông cho là rất đáng
khâm phục, đáng nêu lên thành mẫu mực sáng tác cho các nhà
soạn nhạc trên thế giới.
Vâng, dân ca thế giới nói chung và dân ca Việt Nam nói
riêng thật phong phú, nhiều màu, nhiều vẻ. Với dân ca Việt
Nam, hình nhu tất cả những cái hay, cái đẹp đều dồn vào
chủ đề tình yêu. Đọc những bài dân ca về chủ đề này, ta
cảm thấy ông cha ta ngày xưa có những lối tỏ tình với nhau
tế nhị lắm, kín đáo lắm và cũng thanh lịch lắm.
Cái đẹp nhất, thú vị nhất, cái mà lớp trẻ bây giờ khó lòng tìm
lại được là những tình cảm yêu đương thời đó bao giờ cũng
gắn với tình yêu thiên nhiên, hòa nhập vào thiên nhiên, gắn
với những cảnh vật xung quanh như cây đa, giếng nước,
mái đình như chúng ta thường thấy thấp thoáng đâu đó ở
những làn điệu quan họ Bắc Ninh như Cây trúc xinh, Trèo


lên trái núi Thiên Thai; như trong Lý năm canh, Lý vọng phu
(dân ca Trung bộ); Lý cây bông, Lý xăm xăm (dân ca Nam
bộ) Một điểm thú vị khác là những tình cảm yêu đương,
Một nét dễ nhận thấy là trong cách tỏ tình của ông cha ta
ngày xưa ở mỗi vùng, miền đều có nét đặc trưng riêng của
nó. Trai gái Bắc bộ thường tỏ tình với nhau một cách bóng
gió, xa xôi, tế nhị, kín đáo, ví von. Trong đêm trăng thanh,
trên con thuyền giữa sông nước mênh mang, muốn tỏ tình
với nhau, người con trai hát rằng: “Ngồi rằng ngồi tựa mạn
thuyền/ Trăng in mặt nước, càng nhìn non nước càng xinh”,
hay: “Trúc xinh trúc mọc bờ ao/ Chị hai xinh chị hai đứng nơi
nào cũng xinh”. Còn những chàng trai, cô gái miền Trung, họ
có lời tỏ tình với nhau không úp mở nhưng cũng tế nhị và
kín đáo chán: “Một yêu tóc bỏ đuôi gà”, hai yíu, rồi ba, bốn,
năm, sáu, bảy, tám yêu Người nghe nín thở chờ đợi lời
tỏ tình “thứ thiệt” : “Chín yêu em đứng một mình/ Mười yêu
đôi mắt đưa tình đợi ai”. Quả là một nghệ thuật tỏ tình “cao
thủ” rất đáng khâm phục. Đáng quí thay, ông cha ta xưa tỏ
tình và yêu rất đằm thắm, dồi dào. Yêu chân thật, trong trẻo
và lành mạnh. Ta ít nhận thấy những tình yêu yếu đuối, ốm
o, của ông cha ta đâu đó thấp thoáng trong ca dao và dân
ca.
Tất nhiên, cũng có nhiều bài ca dao, dân ca thể hiện nỗi
buồn thương, sầu nhớ. Nhưng đó không phải là những nỗi
buồn vô cớ, tuyệt vọng, hoài nghi, chán nản (những nỗi
buồn thường thấy trong thanh niên ta hiện nay), trái lại đó là
những nỗi buồn lành mạnh, khỏe khoắn, nỗi buồn thành
thực của những người ham sống- những nỗi buồn trung
hậu, chính trực: “Đêm qua ra đứng bờ ao/ Trông cá cá lặn,
trông sao sao mờ/ Buồn trông con nhện chăng tơ/ Nhện ơi,

nhện hỡi, nhện chờ mối ai/ Buồn trông chênh chếch sao
mai/ Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ/ Đêm đêm tưởng giải
ngân hà/ Mối sầu tinh đẩu đã ba năm tròn/ Đá mòn nhưng
dạ chẳng mòn/ Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”. Nỗi
buồn nhớ thật man mác, chân thành
Nói xa một chút, nghe những ca khúc về chủ đề tình yêu
hiện nay thoáng chút buồn khi nhận thấy chúng ta bây giờ
chưa học tập, khai thác được ở các cụ xưa bao nhiêu.
Những lời yêu trong ca khúc ngày nay đâu có cái bóng dáng
của sự thanh lịch, kín đáo, tế nhị như những lời tỏ tình của
cha ông ta ngày trước, mà đôi khi còn bị thay thế bằng
những lời ca sống sượng, lộ liễu. Vâng, cuộc sống mới cũng
cần có những cái mới và hiện đại, nhưng trong cái mới, cái
hiện đại đó cũng rất cần có bóng dáng của những nét thanh
lịch, tế nhị, kín đáo- Đó chính là những nét đặc sắc về bản
chất của nền văn hóa Á Đông nói chung và của dân tộc ta
nói riêng. Ngày xuân, ngày Valentin 14.2, tản mạn đôi điều
về cái đẹp của lời tỏ tình trong dân ca âu cũng là điều cần
thiết để hôm nay và mai sau, những lời dân ca tình tứ như
vậy luôn sống mãi trong nếp sống đẹp của người Việt, trong
tâm hồn của người Việt chúng ta
Như Ý


×