Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các dạng nước trong đất pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.82 KB, 7 trang )



Các dạng nước
trong đất



Trong đất không có nước
nguyên chất mà là dung dịch
đậm đặc ít nhiều trong đó các
chất hòa tan có nồng độ nhất
định gây ra phản lực thẩm thấu
(sức liên kết thẩm thấu) chống
lại sự vận chuyển nước vào cây.
Trong đất có xác động vật,
thực vật, có các chất vô cơ
như hydroxyd sắt, hydroxyd
nhôm, đều là những dạng keo
ưa nước, nên có thể tranh chấp
một phần nước của thực vật. Bề
mặt hạt keo đất có khả năng hấp
phụ một phần nước gây nên các
trở lực cho việc hút nước của rễ
vào cây. Cây chỉ hút nước được
bằng cơ chế thẩm thấu trong
trường hợp nồng độ của dịch đất
bé hơn nồng độ của các chất có
hoạt tính thẩm thấu ở trong bản
thân rễ. Sức liên kết thẩm thấu
càng tăng lúc đất càng khô hoặc
lúc bón thêm phân vào đất.


Ngoài ra, nước bị liên kết chặt
trên đất bằng những liên kết hóa
học bền vững với những thành
phần vô cơ, hữu cơ của đất và
bao nước mỏng bị hấp phụ ở
trên bề mặt hạt keo. Dạng
nước này có thể bị giữ đến
1000atm. Nó có nhiều tính
chất của thể rắn và cây hoàn
toàn không sử dụng được (có
người gọi là nước ngậm). Tỷ
lệ dạng nước liên kết phụ
thuộc vào thành phần cơ giới
đất. Thành phần cơ giới càng
nặng thì tỷ lệ nước liên kết
chặt càng cao (cát thô 0,5%,
đất sét nặng 13,2%). Ngoài
dạng liên kết chặt và tương đối
yếu trong đất còn có dạng nước
tự do, lực hấp dẫn của đất hầu
như không đáng kể. Nước ấy
chứa đầy các khe hở của các hạt
đất và ở trạng thái khá linh
động, chúng được gọi là nước
hấp dẫn hay nước trọng lực.
Nước này dưới tác dụng của
trọng lực nên chảy từ chỗ cao
đến chỗ thấp. Khi chảy qua rễ
cây thì được cây sử dụng, nhưng
nếu nó chảy quá nhanh thì cây

chỉ sử dụng được ít, nếu chảy
qua chậm và đọng lại ở chỗ thấp
thì tạo ra điều kiện yếm khí có
hại cho cây. Trong các mao
quản đất hẹp nước được giữ
chặt hơn bởi sức căng bề mặt
của mặt lõm và không bị chảy
xuống theo trọng lực, phần nước
này được gọi là nước mao dẫn.
Nước dâng lên càng cao nếu
mao quản càng bé. Đây là dạng
nước có ý nghĩa chủ yếu trong
canh tác.
Người ta có thể biểu thị
lượng nước không hút được
bằng hệ số héo. Đó là dạng
nước dự trữ "chết" (biểu thị
bằng % của đất khô) còn lại
trong đất. Khi lá mọc trên đất đó
bắt đầu có triệu chứng héo.
Theo công thức thực nghiệm
của Briggs và Chantz (1913):

Những nghiên cứu gần đây
cho thấy hệ số héo không
những lệ thuộc với đặc tính
của đất mà còn phụ thuộc tính
chất sinh lí của cây.
Trên cùng một thứ đất các cây
có khả năng hút nước không

giống nhau. Ngoài ra hệ số héo
còn biến thiên trong quá trình
phát triển cá thể của cây.
Nghiên cứu của Macximov
cũng cho thấy cây bắt đầu thiếu
nước không phải đạt tới trị số hệ
số héo mà còn sớm hơn nhiều.
Đối với đa số cây độ ẩm tối
thích của đất la 60-80% của ẩm
dung cực đại.

×