Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bổ sung thức ăn cho trẻ ngoài sữa mẹ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.45 KB, 6 trang )

Bổ sung thức ăn cho trẻ ngoài sữa mẹ


Khi nuôi trẻ bằng sữa mẹ
cần lưu ý: Lượng sữa tiết
ra của người mẹ sẽ giảm
dần, trong khi em bé
càng lớn thì nhu cầu về
dinh dưỡng cần thiết
càng tăng, để đáp ứng
với sự tăng trưởng, vận
động của cơ thể. Vì vậy,
sữa mẹ không thể là nguồn thức ăn duy nhất, trẻ cần
được ăn bổ sung khi được 5-6 tháng tuổi., Các bà mẹ
cũng không thể ngộ nhận việc cho trẻ ăn là không cần
thiết khi được khuyến cáo nên kéo dài thời gian cho bé
bú đến 2 tuổi.

Các suy nghĩ trên là một trong những nguyên nhân khiến


trẻ bú mẹ bị suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu

1. Nguyên tắc cho ăn:

- Thức ăn phải từ lỏng đến đặc dần
-Số lượng thức ăn nên tăng dần từ ít đến nhiều
-Chuyển dần từ khẩu vị ngọt sang khẩu vị mặn (nêm vị lạt,
không nên tập cho trẻ thói quen ăn mặn)
-Tập cho trẻ ăn bằng muỗng (Tập dần cho trẻ có thói quen
há miệng để đút, khép miệng để nhai)



2. Các loại thức ăn bổ sung

3. Hình thức cho ăn bổ sung theo lứa tuổi:

Ngoài sữa mẹ, từ 5-6 tháng tuổi cần cho trẻ ăn bổ sung
thêm sữa, thực phẩm có nhiều chất đạm, bột và trái cây
nghiền (nạo) hoặc nước ép trái cây. Cho trẻ uống thêm
nước khoáng khoảng 200ml/ngày.

Bố trí giờ ăn và bữa ăn trong ngày (tham khảo)

Bú mẹ Ăn bột Bú mẹ Ăn bột
Bú mẹ Bú mẹ
(hoặc súp)
(hoặc ăn bột)

6h30 9:00-9:30 12:30 15:00- 15:30
18:30- 19:00 22:00


+ 5-6 tháng: Sữa mẹ + 1-2 bột sữa lỏng (a) + 2 lần trái
cây(đ)
+ 7-9 tháng: Sữa mẹ + 2 bữa bột đặc (b) +2 lần trái cây +1-
2 cái bánh (e)
+ 10-12 tháng:

Sữa mẹ + 2 bữa cháo xay (d) + 2 lần trái cây
1 bữa cháo thịt rau nghiền (c) + 1-2 cái
bánh


(a) Bột lỏng: Là bột mà trẻ có thể bú được, món này có vị
ngọt hoặc mặn và sử dụng sữa bột để nấu, tỉ lệ sữa giống
như pha một bình sữa
- Tỉ lệ bột để pha với sữa tăng dần từ 3%-5%(bột
gạo hoặc bột ngũ cốc)
- Một bình bột bú của trẻ có dung tích khoảng
200ml.
+ Bột có vị ngọt (sữa) : Đóng 220ml nước (1 chén nước)
dùng 5-10 gam bột hòa tan trong nước (1 muỗng canh gạt =
3g bột)
Nấu chín bột đổ vào bình, để nguội bớt thì cho sữa vào (sữa
bột) lắc tan. Lượng sữa dùng theo hướng dẫn trên bao bì
sản phẩm.

+ Bột có vị mặn (súp sữa):
Luộc khoảng 25gam thịt (heo hoặc bò, gà nạc) với một
nhúm rau + chút muối (nêm lạt).
Lấy nước luộc thực phẩm ở trên để nấu với bột và pha với
sữa (làm như bột có vị ngọt)

(b) Bột đặc: Là bột có thể dùng muỗng để xúc và đút cho
trẻ ăn.

-Tỉ lệ bột nấu để tăng dần từ 8%-10% .

- Một chén bột của trẻ có dung tích tăng dần khoảng 200 -
220ml.
+Bột có vị ngọt: Cách làm tương tự bột lỏng nhưng tỉ lệ bột
dùng nhiều hơn, có thể thêm vị ngọt bằng đường với tỉ lệ

2% -3% ( 1 muỗng cà phê gạt = 5g đường).

+Bột có vị mặn: Sử dụng lượng thực phẩm như súp sữa,
nhưng thịt cần nấu xay nhừ thật nhuyễn với rau. Dùng hỗn
hợp này để khuấy bột. Thêm ½ muỗng cà phê dầu ăn hoặc
bơ. Nêm muối i ốt ( vị lạt hơn người lớn).

Rau cho vào món bột có thể là một nhúm rau lá hoặc 1-2 lát
cà rốt, bí đỏ, cà chua hoặc 1-2 trái đậu que. Lượng rau dùng
trong một bữa khoảng 10 – 15gam. Đối với các loại rau
mềm, mau chín có thể xay rau khi còn sống để khi nấu bột
sẽ giữ được sinh tố.

Thịt có thể thay đổi bằng lươn, cá, tôm.

Khi bắt đầu cho trẻ ăn trứng , nên dùng trứng luộc, lấy lòng
đỏ tán nhuyễn, mỗi lần cần sử dụng ½ lòng đỏ.

Cần lưu ý: Khi thay đổi chế độ ăn từ lỏng sang đặc hoặc
cho trẻ ăn thức ăn mới, luôn phải tập dần cho trẻ làm quen,
số lượng cũng phải tăng dần từ ít đến nhiều.
(c) Súp thịt rau nghiền: Cách làm giống như bột đặc vị
mặn, song tỉ lệ bột ít hơn, có thể giảm thịt để thay bằng sữa.

×