Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước của thực vật pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.36 KB, 8 trang )



Ý nghĩa sinh học của
quá trình thoát hơi
nước của thực vật



Quá trình thoát hơi nước trước
hết là "cái họa tất yếu" của cây
thực hiện qua các khí khổng, ở
miền mạch lỗ vỏ Nước thoát ra
ngoài cơ thể thực vật theo 2 hình
thức: thực hiện dưới dạng dung
dịch đó là hiện tượng ứ giọt, hình
thức thứ 2 dưới dạng hơi, đó là quá
trình thoát hơi nước.
Tính trung bình 1000g nước cũng
chỉ dùng để đồng hóa 2g để tạo ra
chừng 3g chất hữu cơ. Lượng
nước thoát vào và hút ra vượt
quá nhiều lượng nước tối thiểu
cần cho cây. Ví dụ: cây lúa mì
trong suốt quá trình dinh dướng
bốc hơi quãng 300-320mm nước
trong số 100-120mm lượng nước
mưa rơi xuống (theo Henrigell). Ở
Việt Nam , mưa cao nhất trên
400mm. Trong suốt chu kỳ sinh
trưởng mỗi ha ngô bốc hơi
8000 tấn nước (200kg´40.000


cây), nghĩa là số lượng nước cần
gần 1m3 nước/1m2 đất. Mặc dầu
thế cây không thể ngừng thoát
hơi nước bằng cách đóng khí
khổng được. Bởi vì quá trình thoát
hơi nước là một quá trình sinh lý
cần thiết của cơ thể. Hơn nữa thoát
nước là động cơ trên để hút nước
lên cao.
Ở cây gỗ lực hút của nước có thể
đạt tới 100atm.
Thoát hơi nước là sự chống với quá
trình đốt cháy lá. Cây xanh trong
quá trình quang hợp hút năng lượng
ánh sáng mặt trời, năng lượng này
một phần dùng trong quang
hợp, một phần thải ra dưới
dạng nhiệt, làm tăng nhiệt độ.
Nhờ có quá trình thoát hơi nước đã
làm giảm nhiệt độ đốt nóng đó. Do
đó các hoạt động khác không bị rối
loạn nhất là các hệ enzyme tổng
hợp chất hữu cơ. Người ta thấy
rằng các lá héo, sự thoát hơi nước
chậm, thường có nhiệt độ cao hơn
nhiệt độ ở lá bình thường khoảng
4-6
o
C.
Thoát hơi nước còn duy trì độ bão

hòa nước trong các tầng của thực
vật, duy trì được đặc tính chất
nguyên sinh bảo đảm cho cơ thể
hoạt động được bình thường.
Tóm lại, thoát hơi nước là sự thiệt
hại cần thiết đối với cây trong quá
trình sống.
Các chỉ số về thoát hơi nước.
Để biết được sự thoát hơi nước
mạnh hay yếu người ta thường
dùng các chỉ số sau đây:
* Cường độ thoát hơi nước.
Cường độ thoát hơi nước được tính
bằng trọng lượng nước tiêu hao
trên một đơn vị diện tích lá trong
một đơn vị thời gian. Đơn vị tính:
gam nước tiêu hao trên 1m
2

trong một giờ hoặc mgH
2
O/dm
2

/h.
* Hiệu suất thoát hơi nước.
Hiệu suất thoát hơi nước là lượng
chất khô tạo nên khi tiêu hao 1kg
nước hay là so sánh lượng nước
cây mất đối với lượng chất khô tích

lũy được trong cùng thời gian.
Hiệu suất thoát hơi nước =Lượng
chất khô tạo nên (g) / Lượng nước
tiêu hao (kg)
* Hệ số thoát hơi nước.
Trị số nghịch đảo của số gam
nước tiêu dùng khi tích lũy
1gam chất khô gọi là hệ số thoát
hơi nước (còn gọi là nhu cầu nước
của cây).
Hệ số thoát nước = Lượng nước
mất đi (g) / Lượng chất khô tạo
thành (g)
* Thoát nước tương đối.
Thoát hơi nước tương đối là so
sánh tỷ lệ giữa lượng nước mất trên
diện tích lá với lượng nước bốc hơi
qua mặt thoáng tự do có cùng một
diện tích.
Thoát hơi nước tương đối = Lượng
nước thoát qua lá / Lượng nước
thoát qua mặt thoáng tự do (g)
Các chỉ số trên thường thay đổi
theo điều kiện ngoại cảnh và theo
loài thực vật. Bình quân cường độ
thoát hơi nước từ 15-250g/m
2
/h. Hệ
số thoát hơi nước:125-1000g,
nghĩa là tạo ra 1 gam chất khô

cần 125- 1000gam nước; trung
bình là 300gam. Hiệu suất thoát
nước: 1-8, nghĩa là tiêu hao 1kg
nước tạo ra được từ 1-8gam chất
khô; trung bình là 3. Thoát hơi
nước tương đối: 0,1-0,5. có khi đến
1, một số thực vật ít khi đạt đến
0,01.

×