Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Lươn vàng - Vị thuốc tăng cường trí nhớ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.08 KB, 7 trang )

Lươn vàng - Vị thuốc tăng cường trí nhớ


Lươn còn gọi là cá lươn, hoàng thiện, tên khoa
học là Monopterus albus Zuiew, họ Lươn
(Symbranchidae hoặc Flutidae). Lươn là loài cá
xương, thân hình ống, dài 30 - 40cm, không có
vảy. Đầu tròn to, mõm ngắn, miệng và mắt nhỏ,
không có vây ngực và vây bụng, đuôi dẹt bên, da
dày và trơn bóng, màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm.

Canh lươn.


Lươn có nhiều ở vùng đồng bằng và miền núi nước
ta, sống chui rúc trong bùn ở ao hồ, ruộng nước
mương máng. Thức ăn của chúng là giun, ốc, cua,
tôm tép, cá con, ấu trùng Mùa bắt lươn vào tháng 3
- 4 và tháng 10 - 11. Toàn thân con lươn được dùng
trong y học cổ truyền với tên thuốc là hoàng thiện,
thiện ngư. Trong lươn chứa nhiều protid, lipid, Ca, P,
Mg, Fe, vitamin B1, B2, B6, PP và D.

Lươn là một trong "bốn món tươi ngon dưới sông" (tứ
đại hà tiên), là "sâm động vật dưới nước". Lươn tính
ôn, vị ngọt, có công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm
mạnh gân cốt; thích hợp với các chứng lao lực, ho
hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt
rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt. Y học
hiện đại chứng minh rằng lươn vàng còn có thể trị
được bệnh tiểu đường và tăng cường trí nhớ, là thức


ăn bồi bổ rất tốt cho người có lượng đường trong
máu cao và người lao động trí óc. Đầu lươn tính ôn
bổ não.

Từ lươn người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn
hấp dẫn như miến lươn, súp lươn, lươn nướng
Lươn nấu với cá, rau rút và một số rau gia vị thành
món lẩu canh chua, là món ăn - vị thuốc bổ rất phổ
biến, ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, nhuận
tràng, an thần, mạnh gân xương. Thịt lươn ngon và
bổ, còn là vị thuốc tốt với người thể trạng nhiệt, người
thiếu máu, gầy còm mệt mỏi; trẻ em gầy yếu, xanh
xao, bụng ỏng đít beo, phụ nữ sau sinh cơ thể hư
nhược, khí huyết không điều hòa. Thịt lươn nấu với
ngó sen ăn chữa rong kinh, băng huyết; cuốn lá lốt
nướng ăn chữa tê thấp; hầm với rau dừa nước là
thuốc bổ máu. Xương lươn đem phơi hoặc sấy khô
giòn, rây bột mịn, uống với nước ấm chữa đau lưng.

Sau đây là một số món ăn - bài thuốc làm từ lươn:

Chữa mồ hôi tay chân ra nhiều: Lươn 1 con làm
sạch, luộc qua, gỡ lấy thịt; ý dĩ nhân 20g để sống,
phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột; gạo nếp
30g vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột. Trộn chung 3
thứ, thêm ít muối, cho nước vừa đủ nấu thành cháo
ăn khi còn nóng.

Chữa trẻ em suy dinh dưỡng (bụng ỏng, đít beo, phân
sống, gầy còm, biếng ăn):


- Thịt lươn 300g; đương quy, đẳng sâm, gừng tươi
mỗi thứ 15g; hành tây 25g, muối ăn vừa đủ. Lươn
rửa sạch, thái sợi, đương quy và đẳng sâm cho vào
túi vải, bỏ vào nồi cùng thịt lươn, đổ nước nấu trong 1
giờ, vớt bỏ túi thuốc, gia hành, gừng, muối, nấu thêm
1 giờ nữa là được. Ăn thịt lươn và nước.

- Lươn 1 con to, kê nội kim 6g, hành, gừng, nước
tương, muối, rượu vang, bột ngọt vừa đủ. Lươn làm
thịt, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt đoạn dài 6cm; kê nội
kim rửa sạch, bỏ vào bát sứ cùng thịt lươn thêm
hành, gừng, rượu, muối, nước tương dùng lửa lớn
chưng chín, rắc bột ngọt vào trộn đều là được.

Người già khí huyết hư nhược, gân cốt rã rời, mỏi mệt
vô lực, bồi bổ cho sản phụ sau sinh:

- Lươn 1 con to, đẳng sâm 25g, đương quy 15g, gân
bò 30g. Lươn bỏ ruột rửa sạch, chặt thành khúc, lấy
một cái nồi đất sạch cho lươn, đẳng sâm, đương quy,
gân bò vào, thêm lượng nước thích hợp đun lên, khi
chín thì bỏ ra ăn.

- Lươn to vài con, mổ bụng bỏ ruột, rút chỉ máu dọc
sống lưng, dùng muối làm sạch ướp nước tương,
gừng, xì dầu, ít rượu trắng. Chờ cơm sắp cạn trải đều
lươn trên mặt cơm, hấp cho chín. Ăn nóng.

- Thịt lươn (15g) thái nhỏ, nấu với nước gừng (10 -

20ml) và ít gạo thành cơm. Ăn trong ngày.

Chữa bạch đới - khí hư: Lươn 1 con to, lấy phần giữa
(khoảng 30cm) đốt ra tro; hồ tiêu 15 hạt tán nhỏ, trộn
với rượu, uống (Nam dược thần hiệu).

Chữa phụ nữ viêm vú căng tức đau nhức: Da lươn
đốt tồn tính, tán bột uống với rượu. Phụ nữ có thai và
cho con bú không nên dùng.

Chữa liệt mặt, méo mồm: Tiết lươn (1 phần), nhựa
cây duối hoặc bột hạt thầu dầu tía (2 phần). Đánh cho
nhuyễn, phết lên giấy, dán vào má (bị bên này thì dán
bên kia và ngược lại).

Chữa kiết lỵ: Đầu lươn rang khô, tán thành bột, trộn
với ít đường đỏ, rồi hòa rượu uống.

Chữa viêm gan mạn tính: Lươn vàng (2 - 3 con) làm
thịt, bỏ ruột; tầm gửi cây dâu (60g); rễ lau (30g); nước
vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái và nước.

Chữa thần kinh suy nhược: Thịt lươn 250g thái nhỏ,
hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp mỗi thứ 30g và
nước vừa đủ. Ăn trong ngày, dùng nhiều ngày.

Canh lươn dùng cho người đái tháo đường: Lươn
200g, bắc sa sâm 10g, bách hợp 10g, gừng, gia vị
vừa đủ. Lươn làm sạch, bỏ ruột, bỏ xương, cắt đoạn
nhỏ, cho gừng sống vào đun sôi rồi cho sa sâm, bách

hợp vào, đun nhỏ lửa trong nửa giờ. Ăn trong bữa
cơm. Bài thuốc này có tác dụng nhuận phế, thanh
nhiệt, dưỡng âm, thích hợp với bệnh nhân tiểu
đường. Hoặc lươn sốt cà chua ăn hằng ngày cũng rất
tốt.

- Đầu lươn còn nấu om với thịt ba chỉ, chân gà, cánh
vịt, nấm hương, tỏi, gừng, thích hợp với người già khí
huyết hư, lú lẫn.

×