Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Mô hình phát triển kinh tế docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.8 KB, 21 trang )

A:LỜI NÓI ĐẦU
Hứng chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh,Việt Nam trăn trở tìm cho
mình một lối đi riêng để khôi phục và xây dựng đất nước.Những năm tháng
khó khăn đã trôi đi,cùng nhìn lại quãng thời gian ấy,chúng ta đã rút ra được
nhiều bài học bổ ích cho quá trình tìm kiếm con đường phát triển.
Con đường nào cũng lắm chông gai,để tự tin vững bước đạt đến những mục
tiêu đã đặt ra thật không dễ dàng chút nào. Khi nói đến một xã hội phát triển,
chúng ta thường hình dung ra một xã hội, ở đó mọi người được ăn ngon,
mặc đẹp, có khả năng chủ động trong việc tiếp cận các loại tài sản vật chất,
có những hoạt động vui chơi giải trí sang trọng, được sống trong một môi
trường trong sạch và lành mạnh; mặt khác, chúng ta cũng nghĩ tới một xã
hội không có sự phân biệt đối xử, với các mức độ công bằng cần thiết.
Sau khi miền Bắc giành được độc lâp vào năm 1954,Việt Nam đã bắt tay
vào công cuộc xây dựng đất nước. Theo quan điểm lãnh đạo của Đảng với
mục tiêu đưa đất nước đi lên xây dựng Xã hội chủ nghĩa,Việt Nam đã lựa
chọn cho mình mô hình phát triển kinh tế nhấn mạnh công bằng xã hội.
Cùng những chính sách của nhà nước,Việt Nam đã thực sự có một diện mạo
mới.
Thế nhưng trên con đường ta đi đã gặp phải nhiều chướng ngại khiến ta phải
đặt câu hỏi:
Liệu mô hình ấy có phù hợp với Việt Nam hay không?Tại sao Việt Nam
không tiếp tục phát triển theo mô hinh ấy nữa mà Chính phủ lại phải tiến
hành chương trình cải cách toàn diện hệ thống kinh tế vào đầu năm 1989?
Ngã rẽ nào làm Việt Nam phải thay đổi con đường mình đã chọn?
Băn khoăn với những câu hỏi ấy,nhóm 1 đã quyết định tìm hiểu về “con
đường phát triển của Việt Nam trước đổi mới nhấn mạnh công bằng”.Hy
vọng sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc cuả mình.
B:CÁC MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI
Trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, các nước đã sử dụng nhiều
cách đi khác nhau, nội dung trọng tâm của quá trình lựa chọn và hình thành
mô hình phát triển của mỗi nước là quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa


mặt kinh tế (tăng trưởng) và mặt xã hội (tiến bộ và công bằng xã hội) trong
quá trình phát triển. Nhiều nước, quá trình lựa chọn con đường phát triển đã
đồng nhất một cách ngây thơ giữa phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế,
và tìm mọi cách để giải quyết bài toán tăng trưởng kinh tế nhanh. Có những
nước thì lại qua nhấn mạnh đến giải quyết công bằng xã hội và xem đó là tất
cả những gì gọi là phát triển v.v Các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã đúc
kết thành những mô hình cụ thể, mỗi mô hình có những đặc trưng riêng, và
có những kết cục tất yếu của nó.
1.Mô hình tăng trưởng trước, công bằng xã hội sau ( kiểu chữ U ngược)
Đây là mô hình được khởi nguồn áp dụng ở Mỹ, Canada, Nhật Bản và
phương tây, các nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, tiếp theo
đó là sự lựa chọn của phần lớn các nước khu vực Nam Mỹ như Braxin,
Mehico, VeneZuela. Khu vực đông Nam Á có một số nước như Hồng Kông,
hay cả Malaysia, Philipines cũng đi theo mô hình này. Sự lựa chọn này phù
hợp với giả thuyết mà Simon Kuznets (đưa ra vào năm 1955- khi ông là Chủ
tịch Hội đồng kinh tế Mỹ) về mối quan hệ giữa tăng trưởng (phản ánh qua
chỉ số GDP/người) và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (phản ánh qua
chỉ số GINI) theo dạng chũa U ngược. Các nghiên cứu thực nghiệm trong
vòng 20 năm từ 1962 đến 1985 của chính Kuznets và Oshima ở khoảng 70
nước trên thế giới và một số công trình nghiên cứu khác nữa cũng vẫn khẳng
định tính đúng đắn cho giả thuyết chữ U ngược (hình dưới).
Hình 1: Mô hình chữ U ngược
Theo mô hình này, các nước thường không quan tâm đến phân phối lại thu
nhập trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển.Vì vậy, trong giai đoạn
này, cùng với quá việc đạt được các thành tựu về tăng trưởng (thu nhập bình
quân đầu người tăng lên) thì sự bất bình đẳng có xu hướng tăng lên, kết quả
của tăng trưởng sẽ dồn vào một số nhóm người trước. Chỉ khi nền kinh tế
đã đạt được một mức độ khởi sắc đáng kể, thu nhập bình quân đầu người
cao, lúc đó sự bất bình đẳng mới có xu hướng giảm dần cùng với quá trình
tăng trưởng kinh tế do chính phủ bắt đầu quan tâm đến các chính sách phân

phối lại thu nhập làm cho kết quả của tăng trưởng được “thẩm thấu” một
cách rộng rãi hơn.
2. Mô hình tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội giải quyết đồng thời
(phát triển toàn diện)
Đã có nhiều nước, trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế
của mình lựa chọn một mô hình kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng và công
bằng xã hội trong phân phối thu nhập và đã dành được sự thành công đáng
kể Một nét đặc trưng của mô hình này là, trong quá trình phát triển, mục
tiêu tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với mục tiêu công bằng xã hội. Quá
trình tăng trưởng nhanh và công bằng xã hội lớn hơn là những mục tiêu
tương hợp và không mâu thuẫn nhau. Kết quả tăng trưỏng nhanh góp phần
cải thiện mức độ công bằng, hoặc là không làm gia tăng bất bình đẳng,
trường hợp xấu nhất là sự bất bình đẳng có gia tăng nhưng ở một mức độ
thấp cho phép.
Nội dung chính của mô hình này được thể hiện rất rõ nét qua những chính
sách can thiệp của chính phủ vào các lĩnh vực kinh tế và xã hội nhằm tạo ra
sự phát triển đồng bộ của cả hai yếu tố này. Một là, chính sách khuyến khích
tăng trưởng kinh tế nhanh, thông qua việc lựa chọn các mô hình công
-
-
-
-
-
-
0,6
0,5
0,4
0,3
0,2
GINI

GDP/người
nghiệp hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Mô hình mà Hàn Quốc
và Đài Loan sử dụng khá thành công là mô hình công nghiệp hoá hướng
ngoại nền kinh tế thông qua chính sách nhấn mạnh vai trò của khu vực tư
nhân và sự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong những lĩnh vực cần thiết. Hai
là, chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế nhằm bảo
đảm tăng trưởng nhanh nhưng không gây gia tăng bất bình đẳng
3.Mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội trước và tăng trưởng kinh tế sau.
Ý tưởng chung của mô hình là coi các chính sách tạo sự công bằng xã
hội là điều phải làm trước tiên khi thu nhập của nền kinh tế, tăng trưởng còn
ở tình trạng rất thấp và xem như đó là điều kiện, là điểm mấu chốt để thực
hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế. Theo mô hình này, quá trình phát triển
phải được bắt đầu bằng sự kiện “tước đoạt của những kẻ đã đi tước đoạt”
thông qua chính sách cải cách ruộng đất và đánh tư sản. Nhà nước tiến hành
quốc hữu hoá tài sản, nguồn lực được phân phối lại cho các đơn vị kinh tế
dưới hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể. Phân phối theo lao động
là hình thức phân phối cơ bản nhất, được thực hiện theo nguyên tắc “làm
theo năng lực, hưởng theo lao động. Ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít
hưởng ít, ai có sức lao dộng không làm không hưởng”
C: LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
TRƯỚC ĐỔI MỚI
1. Mô hình phát triển nhấn mạnh công bằng xã hội trước – sự lựa chọn của
Việt Nam trước thời kỳ đổi mới kinh tế
Sau khi miền Bắc được giải phóng Đảng và nhà nước ta đã bắt tay ngay
vào công cuộc khôi phục, xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.Đảng đã
đề ra các chính sách chủ yếu nhằm:tiếp tục hoàn thành cải cách dân chủ ,cải
tạo các thành phần kinh tế và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho
chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc họp Bộ chính trị tháng 9-1945, Đảng Cộng
Sản Việt Nam đã đề ra kế hoạch ba năm (1955-1957), tập trung khôi phục
kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định chính trị và tạo cơ sở để đưa

miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, và một mục tiêu thiết yếu được đặt ra đó
là đảm bảo công bằng trong xã hội và đời sống nhân dân.Tiếp theo đó vào
những năm 1958-1960 Đảng ta chủ chương biến nền kinh tế nhiều thành
phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với hai hình thức sở hữu chủ yếu là
quốc doanh và tập thể.Kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh là đối tượng
trục tiếp của công cuộc cải tạo này.Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa tiếp
tục vào những năm sau đó với nội dung chủ yếu là hạn chế kinh tế cá
thể,đưa các cơ sở công tử hợp doanh lên quốc doanh,phát triển kinh tế quốc
doanh và hợp tác xã nhằm củng cố mở rộng và hoàn thiện quan hệ sản xuất
xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ miền Bắc.Ngày 30-4-1975 miền Nam hoàn
toàn giải phóng.Sau mốc lịch sử này công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế
trở thành mục tiêu hàng đầu của nước Việt Nam thống nhất.Những chính
sách trong thời kì này của Đảng ta nhằm củng cố và mở rộng trận địa của
kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.Trong khi miền bắc tiếp tục đẩy nhanh tốc
độ sát nhập các hợp tác xã nông nghiệp từ qui mô thôn thành quy mô toàn xã
và liên xã và tiến hành tập thể hóa toàn bộ tư liệu sản xuất ,thì miền Nam
cũng bắt tay vào công cuộc cải tạo ruộng đất và cải tạo xã hội chủ nghĩa với
cách thành phần kinh tế tư nhân và cả thể .
Những chính sách trên của Đảng cho thấy:mô hình phát triển kinh tế Việt
Nam lựa chọn trong thời kì trước đổi mới là mô hình phát triển nhấn mạnh
công bằng.Nội dung chính của mô hình này là coi các chính sách tạo sự
công bằng xã hội là điều phải làm trước tiên khi thu nhập của nền kinh tế,
tăng trưởng còn ở tình trạng rất thấp và xem như đó là điều kiện, là điểm
mấu chốt để thực hiện tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tiến lên CNXH,với mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong
kinh tế cũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn,mô hình nhấn mạnh công
bằng xã hội được lựa chọn là điều hiển nhiên ở Việt Nam vào giai đoạn ấy-
những năm tháng trước đổi mới.
Trước năm1975, đất nươc ta bị chia cắt thành 2 miền Nam-Bắc.Giải
phóng thủ đô,tiếp quản Hà Nội năm1954,ngay sau đó chặng đường gian nan

tìm phương án giải bài toán phát triển kinh tế thực sự bắt đầu nhưng mới chỉ
được áp dụng ở miền Bắc.Đến1975 khi Việt Nam hoàn toàn độc lập, đương
lối ấy mới đựơc áp dụng trên toàn quốc.
2 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam theo mục tiêu
phát triển nhấn mạnh công bằng
2.1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm 1955-1975
Giai đoạn này là giai đoạn phát triển thành công nhất của con đường kinh
tế đã chọn “ phát triển kinh tế nhấn mạnh công bằng” nền kinh tế miền Bắc
sau chiến tranh đã có nhiều đổi mới.
2.1.1Miền Bắc khôi phục kinh tế sau chiến tranh 1955-1960.
Giai đoạn 1955 – 1957 là thời gian đất nước ta vừa kết thúc cuộc chiến
tranh chống thực dân Pháp, những tàn tích của chiến tranh để lại là vô cùng
to lớn trên mọi lĩnh vực, cả công nghiệp và nông nghiệp đều chịu những
thiệt hại vô cùng nặng nề. Đứng trước tình hình đó thì trong cuộc họp Bộ
chính trị tháng 9-1945, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra kế hoạch ba năm
(1955-1957), tập trung khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn
định chính trị và tạo cơ sở để đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, và một
mục tiêu thiết yếu được đặt ra đó là đảm bảo công bằng trong xã hội và đời
sống nhân dân.
Các chính sách xây dựng đất nước.
-Điển hình của việc nhấn mạnh công bằng đó là việc chia đều đất đai cho
nông dân, tháng 2-1945 cải cách ruộng đất liên tục mở rộng trên phạm vi 22
tỉnh miền Bắc với 3653 xã. Đến cuối năm 1957 thì cải cách ruộng đất ở các
vùng đồng bằng và trung du đã hoàn thành. Những kết quả khả quan đạt
được đó là chia 81 vạn ha ruộng và 74 nghìn con trâu bò cho trên 2.1 triệu
hộ nông dân, bình quân mỗi hộ nông được chia 4095 ha và mỗi hộ bần nông
được chia 4155 và mỗi hộ trung nông 3317 ha. Qua việc cải cách ruộng đất
của nhà nước ta thấy được rõ ràng ý định nhấn mạnh công bằng của Đảng,
mỗi hộ gia đình tùy từng điều kiện khác nhau đã nhận được những sự hỗ trợ
khác nhau của nhà nước. Thắng lợi của cải cách ruộng đất không chỉ có ý

nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc vì đã thủ tiêu được
chế độ sở hữu phong kiến về mặt ruộng đất, xoá bỏ phương thức bóc lột địa
tô và quan hệ chủ đất- tá điền đã tồn tại lâu dài trong lịch sử. Người nông
dân đã thực hiện được mơ ước ruộng đất ngàn đời của mình thoát khỏi cảnh
quanh năm cày thuê, cuốc mướn. Hơn nữa việc đảm bảo tính công bằng
trong nhân dân đã khuyến khích sản xuất, nông dân đã bỏ nhiều công sức
,tiền của và cùng với nhà nước đầu tư phát triển nông nghiệp. Trong ba năm
1955-1957 chỉ tính riêng vốn đầu tư xây dựng cơ bản nông nghiệp miền Bắc
đã được đầu tư 87.9 triệu đồng, trong đó vốn nhà nước là 29.3 triệu đồng.
Bên cạnh việc phát huy tính hiệu quả của việc cải cách ruộng đất thì Đảng ta
cũng ban hành các chính sách để khuyến khích nhân dân lao động sản xuất
và đây cũng là một yếu tố thể hiện tính công bằng trong sản xuất được nhà
nước tạo ra. Các chính sách khuyến khích ruộng đất bao gồm:
Bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất.
Bảo hộ tài sản nông dân và các tầng lớp khác.
Khuyến khích khai hoang phục hoá bằng việc ,miễn giảm thuế 3 năm cho
ruộng đất phục hóa và 5 năm cho ruộng đất khai hoang, không phải đóng
thuế phần tăng vụ, tăng năng suất.
Tự do thuê mướn nhân công, thuê mướn trâu bò, vay và cho vay.
Khuyến khích phát triển hình thức tổ đổi công.
Khuyến khích phát triển nghề phụ và nghề thủ công trong nông dân và nông
thôn.
Bảo hộ khuyến khích và khen thưởng hộ nông dân có thành tích làm ăn giỏi.
Nghiêm cấm phá hoại sản xuất
-Không chỉ tập trung phục hồi và phát triển ngành nông nghiệp, Đảng ta
cũng chú trong để bảo đảm phát triển nền kinh tế trên mọi lĩnh vực, nông
nghiệp là ngành được quan tâm nhiều nhưng bên cạnh đó công nghiệp cũng
từng bước có được sự phục hồi đáng kể sau chiến tranh. Trong công nghiệp
Đảng đã thực hiện chủ trương chú trọng phát triển công nghiệp nhẹ
trước,đồng thời củng cố và phát triển cơ sở của công nghiệp nặng cần thiết

và có khả năng vì vốn liếng còn ít ỏi, tài nguyên khoáng sản chưa được điều
tra, tăm dò, cán bộ và công nhân kỹ thuật còn yếu. Theo phướng hướng này
ngoài việc khắc phục tình trạng đình đốn của khu vực tiểu thủ công nghiệp,
trong ba năm 1955-1957, còn đầu tư 172.2 triệu đồng để khôi phục hầm mỏ,
nhà máy cũ và xây dựng thêm một số cơ sở mới, làm tăng 100.4 triệu đồng
tài sản cố định, số xí nghiệp quốc doanh cũng tăng từ 41 năm 1955 lên 150
năm 1957. Số công nhân viên cũng tăng lên từ 18577 vào năm 1955 lên
40365 năm 1957. Sản xuất công nghiệp trong thời kỳ năm đã đạt tốc độ tăng
bình quân mỗi năm là 64.1%. Hầu hết các sản phẩm công nghiệp năm 1957
đã tăng lên cao hơn rất nhiều so với năm 1955
STT
Sản lượng
Tỷ lệ so sánh 1955 với
1957
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 1955 1957
1 Điện phát ra
Triệu
KWH 53.0 121.2 228.7
2 Than sạch
Triệu
tấn 0.6 1.1 375.2
3
Thuốc viên
các loại
Triệu
viên 69.3 188.0 271.3
4 Gạch xây
Triệu

viên 51.0 409.2 802.3
5
Thuỷ tinh
dân dụng
Nghìn
tấn 0.4 1.1 275.0
6
Vải thành
phẩm
Triệu
mét 11.0 60.3 548.2
7
Lụa thành
phẩm
Triệu
mét 0.3 3.2 1066.6
8
Quần áo dệt
kim
Nghìn
cái 52.0 940.0 1807.7
9 Muối
Nghìn
tấn 65.3 98.9 151.4
10 Chè chế biến
Nghìn
tấn 1.1 2.1 190.9
-Nhìn chung chúng ta có thể thấy rõ được sự phục hồi và phát triển nhanh
chóng của nền kinh tế của nước ta từ năm 1955 – 1957 sau chiến tranh, để
có được điều này thì điều qua trọng nhất đó là đường lối chính sách hợp lý,

chính xác của đảng và nhà nước ta lúc đó, phát triển công nghiệp và nông
nghiệp một cách thích hợp và đảm bảo được tính công bằng khuyến khích
nhân dân sản xuất và phát triển.
-Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở miền bắc những năm 1958-1960 đã
được tiến hành nhanh chóng. Nội dung chủ yếu của công cuộc cải tạo xã hội
chủ nghĩa đặt ra trong thời kỳ này là biến nền kinh tế nhiều thành phần nền
kinh tế xã hội chủ nghiã với hai hình thức sỡ hữu chủ yếu là quốc doanh và
tập thể. Kinh tế cá thể và kinh tế tư bản tư doanh là đối tượng trực tiếp của
công cuộc cải tạo này. Trong toàn bộ công cuộc cải tạo này thì việc đưa
nông dân cào hợp tác xã coi là khâu chính. Quá trình hợp tác hoá nông
nghiệp được tiến hành theo ba bước: tổ đổi công, hợp tác xã bậc thấp, hợp
tác xã bậc cao và ba nguyên tắc: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
Trong thời kỳ này, hợp tác xã nông nghiệp chủ yếu là hợp tác xã bậc thấp,
quy mô hợp tác xã còn nhỏ bé nhìn chung mới ở trong pham vi thôn, xóm,
làng, bản. Bình quân mỗi hợp tác xã chỉ có 68 hộ, trong đó hợp tác xã bậc
thấp có 57 hộ, hợp tác xã bậc cao có 79 hộ. Diện tích canh tác bình quân mỗi
hợp tác xã là 33ha, trong đó hợp tác xã bậc thấp là 32ha, hợp tác xã bậc cao
la 48ha.
Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp diễn ra tương đối đồng đều ở các khu
vực khác nhau thuộc nông thôn miền bắc. Số hộ xã viên so với tổng số hộ
nông dân trong năm 1960 ở đồng bằng sông hồng là 89,4%; khu bốn cũ la
87,9%; miền núi phía bắc là 65,8%.
-Công cuộc cải tạo đối với các hộ cá thể hoạt động trong các ngành công
nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và các ngành khác cũng
không kém phần khẩn trương. Đến năm 1960 toàn miền bắc đã có 760 hợp
tác xã tiểu thủ công nghiệp, trong đó 239 là hợp tác xã bậc thấp và 521 hợp
tác xã bậc cao… Tính chung, năm 1960 số xã viên hợp tác xã chuyên sản
xuất công nghiệp đã lên tới 72 nghìn người.
-Đi đôi với cải tạo những người sản xuất nhỏ, còn tiến hành cải tạo công
thương nghiệp tư bản tư doanh với mục tiêu là nhanh chóng xoá bỏ thành

phần kinh tế này. Xuất pháp từ tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp
vô sản và tư sản, cũng như thái độ chính trị và khả năng kinh tế của giai cấp
tư sản dân tộc. Nhà nước đã sử dụng phương pháp cải tạo hoà bình, không
tịch thu, trưng thu tài sản của giai cấp tư sản dân tộc mà tiến hành trả dần.
Đây cũng là một hình thức công bằng cho họ. Giai cấp tư sản dân tộc miền
Bắc này vốn ít, phần đông kinh doanh thương nghiệp và nhà ở. Họ từng là
bạn đồng minh của giai cấp công nhân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Vì vậy đến năm 1960, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với lực lượng
này căn bản đã hoàn thành. Khoảng 3 vạn công nhân trong các cơ sơ sản
xuất tư nhân đã trở thành cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước.
Đối với những danh nghiệp tư bản lớn thì áp dụng hình thức công tư hợp
doanh. Đến cuối 1960 đã cải tạo xong toàn bộ 729 hộ tư bản công nghiệp
trong đó có 661 hộ theo hình thức công tư hợp doanh và 68 hộ theo hình
thức xí nghiệp hợp tác…
-Chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với lực lượng tiểu thương, tiểu
chủ, thợ thủ công là đưa họ vào con đường làm ăn tập thể trong các hợp tác
xã thủ công nghiệp, tổ sản xuất thủ công nghiệp, hợp tác xã mua bán. Phần
lớn lực lượng tiểu thương được chuyển sang sản xuất nông nghiệp
-Cải tạo xã hội chủ nghĩa đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế-xã hội
miền Bắc, đưa thành phần kinh tế toàn dân và tập thể thành vai trò chủ đạo
trong cơ cấu kinh tế quốc dân.
-Văn hóa, giáo dục cũng thu được nhiều thành tựu to lớn. Vào năm
học 1959-1960, miền Bắc có 6.300 trường, với 2,5 triệu học sinh, sinh viên,
chiếm khoảng 17% dân số. Số học sinh phổ thông ở các cấp I, II, III và số
sinh viên đại học tăng từ 2 đến 4 lần so với năm học 1956-1957. Số nữ sinh
và học sinh các dân tộc miền núi đến trường ngày càng đông.
-Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng phát triển khá nhanh. Số
cơ sở điều trị, điều dưỡng, nhà hộ sinh tăng hơn 10 lần so với năm 1956. Các
bệnh dịch lây lan với quy mô và phạm vi lớn ở miền Bắc căn bản không còn
nữa.

-Các kế hoạch phục hồi kinh tế diễn ra thuận lợi, đến hết thời kỳ này đã có
các chỉ tiêu ngang mức trước chiến tranh. Cuối thời kỳ này, các nền móng
của hàng loạt các công trình lớn được xây dựng, chuẩn bị cho thời kỳ phát
triển công nghiệp rất mạnh 1960-1964.
-Mức sống nhân dân đã ổn định cùng với việc phát triển phúc lợi xã hội. Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chú trọng xây dựng con người hơn là
phát triển nóng sức mạnh, điều này đóng góp cho sức phát triển lâu dài của
miền Bắc
Tuy vậy,giai đoạn này kinh tế xã hội đã bắt đầu bộc lộ những thiếu sót lớn:
-Mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề thủ tiêu chế độ người bóc lột người và
thay đổi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất chứ chưa chú ý đúng mức đến
vấn đề tổ chức quản lý và phân phối.Trong cải tạo nông nghiệp do quá nhấn
mạnh vai trò nòng cốt của bấn nông và cố nông nên đã gạt bỏ tầng lớp trung
nông,lớp trên,phú nông là những người có trình độ văn hóa,có vốn liếng,có
kinh nghiệm quản lý ra khỏi hợp tác xã. Thời gian này có tới 55% chủ
nhiệm, 77% kế toán của hợp tác xã nông nghiệp chỉ có trình độ văn hóa lớp
4 trở xuống, thậm chí 1,25% số chủ nhiệm hợp tác còn không biết chữ. Suy
nghi sai lầm do một số nhà lãnh đạo không hiểu thế nào là “ vô sản” đã vô
tình đẩy tầng lớp trên vào bước đường cùng.Vậy có thể gọi là công bằng hay
không? Mặc dù đã tiến hành Hội nghị sửa sai về cải cách ruộng đất năm1956
dẫn đến sự từ chức của Tổng Bí Thư Trường Chinh nhưng vẫn chưa thể lấy
lại được hoàn toàn niềm tin của nhân dân.
- Do nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội và hiểu 1 cách máy móc tư tưởng của
các nhà kinh điển”sản xuất nhỏ hàng ngày hàng giờ đẻ ra CNTB”nên việc
cải tạo những người sản xuất nhỏ đã tiến hành ồ ạt,tràn lan,không ít trường
hợp gò ép vi phạm 3 nguyên tắc :tự nguyện,cùng có lợi,từ thấp đến cao đã đề
ra ban đầu.
-Nông nghiệp tăng 0,4%,riêng trồng trọt lại giảm 1,2% mỗi năm.Sản xuất
lương thực tăng chậm,thậm chí là giảm.Nguyên nhân là do nông dân không
gắn bó với ruộng đất,sản xuất trong hợp tá xã nông nghiệp kém hiệu quả

càng làm xã viên giảm lòng tin.
Khí thế cách mạng sôi động cùng những sự cải thiện rõ rệt về kinh tế so với
những năm chiến tranh đã làm mờ đi những thiếu sót ấy làm chúng không
được phân tích và rút kinh nghiệm tức thời,gây ảnh hưởng nhiều đến quá
trình phát triển kinh tế sau này.
2.1.2 .Nền kinh tế trong chiến tranh 1961-1975
Tháng 9-1960 ,Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Cộng sản
Việt Nam đã họp và đề ra đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa trên miền
Bắc. Đại hội đề ra kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế 5 năm lần thứ
nhất 1961-1965 với nội dung "chuyển sang lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội
làm trọng tâm ,thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa,xây
dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,đồng thời
hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ,làm cho nền kinh tế miền Bắc trở thành
một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa". Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất bị bỏ dở vì
ngày 5-8-1964 Mỹ đánh phá miền Bắc. Mặc dù trong 15 năm (1961-1975)
thì 11 năm miền Bắc có tranh tranh nhưng đường lối kinh tế của Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III đề ra vẫn được triển khai một cách tích
cực . Trong đó mục tiêu chính vẫn là đẩy mạnh công cuộc cải tạo xã hội chủ
nghĩa với nội dung chủ yếu là hạn chế kinh tế cá thể ,đưa các cơ sở công tư
hợp doanh lên quốc doanh, phát triển kinh tế quốc doanh và hợp tác xã nhằm
củng cố ,mở rộng và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn
bộ nền kinh tế miền Bắc.
Trong cải tạo xã hội chủ nghĩa ,hợp tác hóa nông nghiệp vẫn giữ được vị trí
đặc biệt quan trọng với những cải tiến trong quản lí hợp tác xã nông
nghiệp,cải tiến kĩ thuật canh tác với các nội dung chính là :
Chuyển dần các hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao.
Mở rộng quy mô hợp tác xã.
Cải tiến quản lí hợp tác xã trên ba mặt:lao động,tài vụ và phân phối.
Đẩy mạnh xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho các hợp tác xã
Quá trình chuyển hợp tác xã bậc thấp lên bậc cao và mở rộng qui mô hợp tác

xã tới địa bàn thôn rồi địa bàn xã ,thậm chí liên xã tiến hành một cách gấp
gáp. Năm 1960 nông nghiệp miền bắc chỉ có 4,3 nghìn hợp tác xã bậc cao
,chiếm 10% tổng số hợp tác xã thì năm 1965 đã có tới 19 nghìn hợp tác xã
bậc cao, chiếm 60,1%.Tỷ lệ hợp tác xã bậc cao trong tổng số hợp tác xã
nông nghiệp năm 1970 là 80,4% năm 1975 là 96,4%.
Trong các ngành nghề phi nông nghiệp thì quá trình quốc hữu hóa tiếp tục
được thực hiện. Cho đến năm 1965 thì một bộ phận nhỏ còn lại của kinh tế
công thương nghiệp tư bản tư doanh cũng được tiếp tục cải tạo và hoàn toàn
xóa bỏ được thành phần kinh tế này.
Để nâng cao tỷ trọng của thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa nói chung và
vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh nói riêng, Nhà nước đã tăng cường
đầu tư xây dựng thêm các cơ sở kinh tế quốc doanh ở tất cả các ngành nghề
các vùng ,các địa phương niềm Bắc. Năm 1975, toàn miền Bắc đã có 115
nông trường quốc doanh. Số nông trường quốc doanh này có 92,2 nghìn
công nhân viê chức và 2789 máy kép. Năm 1975 so với năm 1960 ,nông
nghiệp quốc doanh gấp 2,05 lần về số nông trường,gấp 1,55 lần về số công
nhân viên chức,gấp 1,69 lần diện tích gieo trồng cây hàng năm;3,23 lần diện
tích gieo trồng cây lâu năm và gấp 4,98 lần về số máy kéo.Cũng so sánh 2
năm trên ,vận tải quốc doanh gấp 5,69 lần về số lao động thường xuyên và
gấp 2,68 lần về giá trị tài sản cố định tính theo giá ban đầu;thương nghiệp
quốc doanh gấp 3,39 lần về số cửa hàng bán lẻ và gấp trên 1,74 lần về số lao
động.Trong kinh tế quốc doanh, công nghiệp quốc doanh được chú trọng
nhất theo hướng ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng: điện
than Năm 1975 ,miền Bắc có 1335 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh ,tăng
323 xí nghiệp so với năm 1960.
Sau 15 năm triển khai đường lối xây dựng và phát triển kinh tế do Đại hội
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ III đề ra, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội trên miền Bắc đã thu được một số kết quả nhất định trong các chỉ tiêu xã
hội:
• Do nền kinh tế phát triển nên đời sống của nhân dân đã được

nâng lên.Năm 1975 so với năm 1960 quỹ tiêu dùng của nhân dân tính
bình quân đầu người tăng 70,8%,thu nhập bình quân đầu người của
gia đình công nhân viên chức tăng 29,1%,thu nhập bình quân đầu
người của gia đình xã viên hợp tác xã nông nghiệp tăng 73,8%.
• Hoạt động giáo dục ,y tế đạt được kết quả to lớn.Theo tài liệu
điều tra dân số miền Bắc 1-4-1974,trong tổng số người từ 11 tuổi trở
lên đã có 46,7% người có trình độ văn hóa lớp 4 trở lên;trong tổng số
người từ 14 tuổi trở lên có 27,9% người có trình độ văn hóa lớp 7 trở
lên,Trong tổng số người 18 tuổi trở lên có 2,8 % người có trình độ đại
học,trung học và lớp 10 trở lên(Ba chỉ tiêu tương ứng này vào thời
điểm 1-3-1960 lần lượt là 12,3%;2,4%,0,6%).Năm học 1975-
1976,bình quân một vạn dân miền Bắc có 2769 người đi học so với
mức 214 người năm học 1939-1940 và 949 người năm học 1955-
1956.Riêng số sinh viên đại học năm 1975-1976 lên tới 61,1 nghìn
người gấp 101,8 lần năm học 1939-1940 và gấp 50,9 lần năm học
1955-1956.Về Y tế thì theo thống kê vào năm 1975 ,miền Bắc đã có
6875 cơ sở khám chữa bệnh ,tăng 87,2% so với năm 1960 với 109,9
nghìn giường bệnh ,tăng 128% .Số cán bộ y tế năm 1975 có 93,5
nghìn người ,gấp gần 2 lần so với năm 1960,trong đó 29,6 nghìn y bác
sĩ ,gấp 13,5 lần;42,4 nghìn y tá ,gấp 1,5 lần;4,9 nghìn dược sỹ cao cấp
và trung cấp gấp trên 12,2 lần ,và 7,6 nghìn dược tá ,gấp 4,0 lần.năm
1960 bình quân 1 vạn dân mới có 1,4 y bác sĩ và 28 giường bệnh thì
năm 1975 đã tăng lên thành 12,1 y bác sĩ và 45 giường bệnh.
• Nếu lấy năm 1955 làm gốc so sánh thì đến năm 1975 tổng sản
phẩm xã hội gấp 3,4 lần ,thu nhập quốc dân gấp 2,5 lần.Tốc độ tăng
bình quân mỗi năm của hai chỉ tiêu trên trong gia đoạn này là 7% và
5%.Nếu so với năm 1960 thì tổng sản phẩm xã hội năm 1975 gấp trên
2,3 lần ;bình quân mỗi năm trong 15 năm (1961-1975) tăng 5,85 ;thu
nhập quốc dân gấp gần 1,9 lần bình quân mỗi năm tăng 4,3%;giá trị
tổng sản lượng công nghiệp tăng gấp 3,4 lần bình quân mỗi năm tăng

4,4 lần. Đây những con số tương đối khiêm tốn về tăng trưởng kinh tế
Đánh giá:
Khái quát lại ,trong giai đoạn 1955-1975 mặt dù thời gian chiến tranh nhiều
hơn thời gian hòa bình xây dựng.mặc dù trong đường lối và chính sách kinh
tế có những mặt chưa phù hợp nhưng nhìn chung công cuộc xây dựng và
phát triển miền Bắc vẫn được đẩy mạnh và đã thu được một số kết quả quan
trọng góp phần đáng kể vào thực hiện nhiệm vụ hàng đầu trong giai đoạn
này là chống Mỹ cứu nước,giải phóng miền Nam ,thống nhất đất nước
2.2 Đất nước hoàn toàn giải phóng bước vào công cuộc xây dựng mới
Ngày 30-4-1975 Chính quyền Sài Gòn hạ vũ khí đầu hàng quân giải
phóng miền Nam, chấm dứt hơn hai mươi năm đất nước bị chia cắt. Sau cái
mốc lịch sử này, công cuộc cải tạo và xây dựng kinh tế trở thành nhiệm vụ
hàng đầu của đất nước Việt Nam thống nhất. Nhân dân Việt Nam đứng
trước cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế vì có thuận lợi cơ bản là
tiềm năng kinh tế của hai miền bổ sung cho nhau và quý báu hơn là có hoà
bình. Người Việt Nam đã có một thời tư duy trên những tiền đề lạc quan đó.
Nhưng qua hai kế hoạch 5 năm 1976- 1980 và 1981-1985 niềm lạc quan ban
đầu đã dần dần biến mất vì đến cuối năm 1985 nền kinh tế hoàn toàn rơi vào
khủng hoảng và vòng xoáy của lạm phát. Nhưng cũng chính trong giai đoạn
này tư duy kinh tế mới đã nảy sinh trên tầm vĩ mô và vi mô.
2.2.1: Kế hoạch 5 năm 1975- 1980.
Các chính sách xây dựng đất nước:
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển
nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Các trận địa kinh tế quốc doanh và hợp tác xã đã được tăng cường và mở
rộng, hàng loạt cơ sở kinh tế quốc doanh được khởi công xây dựng. Phong
trào hợp tác hoá nông nghiệp càng trở nên sôi động. Trong những năm đầu
kế hoạch, miền Bắc tiếp tục đẩy nhanh tốc độ sát nhập các hợp tác xã nông
nghiệp từ quy mô thôn thành quy mô toàn xã hội hoặc liên xã. Cùng với việc
mở rộng quy mô đã tiến hành tập thể hoá toàn bộ tư liệu sản xuất. Cũng

trong thời gian này, ở miền Nam ngoài việc thực hiện cải tạo xã hội chủ
nghĩa đối với kinh tế tư nhân, cá thể trong công nghiệp, thương nghiệp còn
tiến hành xây dựng các hình thức hiệp tác lao động trong nông nghiệp.
Giải quyết quan hệ sản xuất để mở đường đã tập trung đầu tư tài chính để
phát triển lực lướng sản xuất mà chủ yếu là việc xây dựng các cơ sở kinh tế
quốc doanh trước hết là công nghiệp nặng.
Trong kế hoạch 5 năm này đã dùng 1/3 tổng chi ngân sách để đầu tư xây
dựng cơ bản. tính chung 5 năm 1976- 1980 đã thực hiện được gần 79.3 tỉ
đồng đầu tư xây dựng cơ bản xấp xỉ tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản của
miền bắc 21 năm trước đây. trong tổng mức đầu tư trên ngành công nghiệp
28.2 tỉ đồng chiếm 35.5 %. Ngành nông nghiệp chỉ được đầu tư gần 16.9 tỷ
đồng chiếm 21.3% tổng mức đầu tư và bằng 60% ngành công nghiệp.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản nên cơ sở vật chất kĩ thuật. Trong 5 năm
1976- 1980 giá trị tài sản cố định mới tăng thêm 37.1 tỷ đồng trong đó
ngành công nghiệp 13.2 tỷ đồng, nông nghiệp 8.4 tỷ đồng, giao thông vận tải
7.8 tỷ đồng. Do được tập trung vào xây dựng nên ngành công nghiệp đã có
thêm 714 xí nghiệp quốc doanh, trong đó có 415 xí nghiệp thuộc các ngành
công nghiệp nặng, nhờ vậy công suất của nhiều ngành tăng lên rõ rệt:
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính
công suất năm
1976
Công suất năm
1980
1 Than triệu tấn 7,9 8,9
2 Thép nghìn tấn 150 210
3
Động cơ
điện nghìn cái 20.2 78.2
4 Apatit nghìn tấn 383.0 600.0
5 Xi măng nghìn tấn 900.0 1067.0

6 Giấy bìa nghìn tấn 85.8 114.2
7 Vải các loại triêu m 405.0 450.0
8 Đường mật nghìn tấn 139.3 537.3
-Trong nông nghiệp đã phục hoá 50 vạn ha ruộng đất không canh tác
trong thời kì chiến tranh, khai hoang 70 vạn ha diện tích tưới tiêu tăng 86
vạn ha, diện tích trồng cây hàng năm tăng 2 triệu ha, diện tích trồng rừng
tăng 58 vạn ha. Ngoài ra nông nghiệp còn được trang bị thêm 18 nghìn chiếc
máy kéo đưa diện tích cày bừa bằng máy đạt 25% diện tích gieo trồng.
Ngành giao thông đã khôi phục và xây dưng mới tuyến đường sắt bắc nam
với chiều dài 1700km làm thêm 3800km đường ôtô xây dựng lại những cầu
đường bộ bị chiến tranh tàn phá và xây dưng mới một số cầu đường bô khác
với chiều dài tổng cộng 30 nghìn mét.
- Trong lĩnh vực phúc lợi xã hội chính phủ đã chi một khoản tiền lớn
để mở rộng các hoạt động y tế văn hoá giáo dục mà phần lớn dành cho các
tỉnh phía nam vì trước ngày giải phóng các dịch vụ này ỏ vùng nông thôn và
vùng núi xa xôi của miền nam không được chính quyền cũ quan tâm.
Song giai đoạn nào của nền kinh tế cũng có những hạn chế.
Hạn chế:
Việc mở rộng thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa đã không đem lại kết quả
như tính toán ban đầu. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được tăng tốc và
mở rông phạm vi nhưng chỉ đạt được về mặt hình thức, còn nội dung bên
trong của hợp tác xã nông nghiệp lại tiếp tục sa sút. ở miền bắc, việc mở
rộng quy mô hợp tác xã đã vượt quá khả năng lãnh đạo ban quản trị. Mặt
khác việc đưa hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao đã tách đất đai và tư liệu
sản xuất khác khỏi sức lao động nên xã viên thờ ơ với công việc chung.
Trong các hợp tác xã bậc thấp trước đây xã viên còn được hưởng tỉ lệ % về
sở hữu ruộng đất, các tư liệu sản xuất khác là của riêng từng gia đình xã
viên, nhưng đến nay trong hợp tác xã bậc cao những quyền lợi của xã viên
không còn nữa.
Việc xây dựng kế hoạch kinh tế vẫn tập trung quan liêu, thiếu căn cứ thực tế

và khoa học, chưa kết hợp chặt chẽ kế hoạch với sử dụng thị trường, chưa
chú ý đầy đủ tăng cường và phát huy kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể và
cũng chưa chú ý sử dụng đúng đắn các thành phằn kinh tế cá thể và tư sản
dân tộc ở miền nam.
Bài học rút ra trong giai đoạn này:
Sau những nỗ lực đầu tiên phát triển kinh tế của một nước Việt Nam độc lập
và thống nhất nhưng không thành đạt, đảng cộng sản Việt Nam đã bắt đầu
nhận thấy rằng không thể tiếp tục cách đi như cũ mà phải có sự điều chỉnh
nhất đình trong đường lối chính sách kinh tế của mình. Hội nghị ban chấp
hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6( khoá IV) họp tháng
9/1979 đã đưa ra nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách. nghị quyết
đã chỉ ra những khuyết điểm về kế hoạch hoá, về xây dựng chính sách cụ
thể, về biện pháp tổ chức và quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Nghị quyết đã đề
ra nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất nông nghiêp, lâm nghiệp, ngư ngiệp nhằm
đảm bảo vững chắc lương thực và thưc phẩm, đồng thời cung ứng nhiều
nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng và tăng nhanh nguồn hàng xuất khẩu. Hội nghị này và nghị quyết của
hội nghị là bước chuyển biến đầu tiên có ý nghĩa lớn đối với việc đưa nền
kinh tế từng bước ra khỏi cơ chế quản lý kế hoach hoá tập chung cao độ, mở
đường cho những cải cách kinh tế trong nhưng năm sau này.
Kế hoạch 5 năm 1976-1980 đặt ra các mục tiêu quá cao, vượt khỏi tầm tay
nên cuối cùng đã không thực hiên được. Từ đây xây dựng kế hoạch 5 năm
1981- 1985.
2.2.2:Xây dựng kế hoạch 5 năm 1981- 1985
Các chính sách xây dựng đất nước:
Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1981 – 1985 Nhiệm vụ cấp bách của
toàn Đảng, toàn dân Việt Nam được Đại hội lần thứ V của Đảng xác định là
phải phấn đấu để ổn định tình hình, tiến lên cải thiện một bước về đời sống
của nhân dân. Từ sau Đại hội tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội vẫn tiếp
tục diễn ra theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng và có mặt rất gay gắt.

Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (12-1982) đã xác định
phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đặt mức phấn đấu cụ thể từ năm
1983 đến năm 1985:
Tập trung giải quyết nhu cầu ăn và mặc;
Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng một số công trình quan trọng;
Kiện toàn và nâng cao chất lượng của kinh tế quốc doanh;
Củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nông nghiệp và thủ công nghiệp;
Giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng; phải thiết lập cho
được trật tự trong lĩnh vực lưu thông phân phối, nhanh chóng ổn định và
từng bước cải thiện đời sống nhân dân, trước hết là đời sống của công nhân,
cán bộ, các lực lượng vũ trang. Trước mắt cần nắm và tập trung nguồn hàng,
quản lý chặt chẽ tài chính, tiền tệ và giá cả;
Mở rộng mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý thị
trường
Hội nghị này đã thể hiện một bước tiến mới trong nhận thức về lãnh đạo,
quản lý kinh tế của Đảng ta trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cả
nước quyết tâm phấn đấu tự trang trải nhu cầu về ăn của toàn xã hội, cố gắng
bảo đảm nhu cầu thiết yếu về mặc, học tập, chữa bệnh, về ở và đi lại của
nhân dân; phát triển hợp lý sự nghiệp giáo dục, văn hoá, khoa học, kỹ thuật,
y tế, xã hội. Tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Miền Nam, củng cố quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Củng cố quốc phòng, giữ vững an
ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; đồng thời làm tốt nghĩa vụ quốc tế.
Trong công tác quản lý và điều hành, cần thấu suốt và cụ thể hoá phương
châm "Trung ương và địa phương cùng làm", "Nhà nước và nhân dân cùng
làm", khai thác mọi khả năng của đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau đây của Kế hoạch Nhà nước năm 1982:
- Tổng sản phẩm xã hội : Tăng 4% so với năm 1981;
- Thu nhập quốc dân : Tăng 5% so với năm 1981;
- Số học sinh phổ thông đầu năm học : 12.310 ngàn người;
- Số học sinh tuyển để đào tạo:

+ Đại học và cao đẳng : 35 ngàn người;
+ Trung học chuyên nghiệp : 47,2 ngàn người;
+ Công nhân kỹ thuật : 53,8 ngàn người;
- Tổng số giường bệnh : 199 ngàn giường.
v.v
Các số liệu thống kê cho thấy sự quan tâm của Đảng và nhà nước đến nhu
cầu ăn ở sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo người dân có cuộc sống đầy đủ.
Từ hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 8-1979. Hội
nghị đã thông qua Nghị quyết số 20-NQ/TW Về tình hình và nhiệm vụ cấp
bách nêu ba nhiệm vụ phải thực hiện từ năm 1979 đến năm 1981 là đẩy
mạnh sản xuất,ổn định và bảo đảm đời sống của nhân dân, tăng cường quốc
phòng và an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; kiên
trì đấu tranh khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế - xã hội,
nhất là các tệ nạn ăn cắp, hối lộ và ức hiếp quần chúng; nhiệm vụ quan trọng
nhất là động viên cao độ và tổ chức toàn dân, toàn quân đẩy mạnh sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
Đặc biệt đáng chú ý đến ở kế hoạch 5 năm 81-85 là việc ngày 13-1-1981,
Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100-CT/TW Về cải tiến công tác137 khoán, mở
rộng "khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác
xã nông nghiệp.
Bên cạnh đó là hàng loạt các Quyết định như Quyết định 25-CP (ngày 21-1-
1981) Về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động
sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc
doanh. Quyết định chỉ rõ, ngoài những xí nghiệp có vị trí kinh tế quan trọng
được Nhà nước bảo đảm những phương tiện vật chất để hoạt động ổn định,
những xí nghiệp không được cung ứng đủ các điều kiện phải phát huy tính
chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, tìm việc làm và bảo đảm đời sống
cho công nhân, viên chức bằng cách tìm vật tư thay thế, chuyển hướng sản
xuất, nhận làm gia công cho các đơn vị kinh tế khác. Chính phủ cũng đã ban
hành Quyết định 26-CP (ngày 21-1-1981) Về mở rộng hình thức trả lương

khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị
sản xuất kinh doanh của Nhà nước nhằm thúc đẩy người lao động hăng hái
sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập. Các chỉ thị và
Quyết định này của Quốc hội một mặt nhằm chăm lo đến công bằng xã hội,
đời sống nông dân một mặt làm tăng năng suất trong săn xuất.
Hạn chế:
Đây là giai đoạn củng cố xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội kế hoạch 5
năm theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp.
Thành tựu nổi bật ở giai đoạn này là tập trung khắc phục hậu quả chiến
tranh, cùng với các địa phương ở miền Nam, tiến hành cải tạo và xây dựng
quy hoạch sản xuất xã hội chủ nghĩa: Đã khai khẩn, mở rộng được phần lớn
diện tích đất đai hoang hóa đưa vào sản xuất nông nghiệp nhằm giải quyết
vấn đề lương thực, phục vụ đời sống dân cư. Nhiều cơ sở sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ đã được khôi phục và
xây dựng mới. Giải quyết được nhiều vấn đề về mặt xã hội như: giáo dục, y
tế, an ninh quốc phòng, chăm lo các đối tượng chính sách Đặc biệt là cơ
bản khắc phục nhanh các tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cướp ). Bảo đảm
kinh tế tăng trưởng liên tục qua các năm: Đến năm 1985, tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) đạt được gấp 2 lần so năm 1976 (bình quân năm tăng 8%)
và GDP bình quân đầu người gấp 1,4 lần so năm 1976. Thu nhập bình quân
đầu người là 355 USD/người/năm 1985
Song hạn chế lớn là do chủ quan, nóng vội trong cải tạo, xây dựng quan hệ
sản xuất mới quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa cùng với cơ chế tập trung
bao cấp với cơ cấu kinh tế đơn sở hữu (chỉ duy trì hình thức kinh tế quốc
doanh và tập thể) nên tình hình kinh tế phát triển chậm và có xu hướng giảm
thấp (GDP thời kỳ 1981 - 1985 giảm gần 4% so thời kỳ 1976 - 1980). Hậu
quả là: Triệt tiêu động lực người lao động. Tình hình kinh tế kém năng động,
trì trệ, không đáp ứng yêu cầu phong phú, đa dạng, nhanh nhạy với sản xuất
và đời sống; không kích thích tích tụ, tập trung sản xuất và lãnh phí lớn về
sức người, sức của; không tranh thủ, tận dụng được sức mạnh bên ngoài do

cơ cấu kinh tế và cơ chế tập trung bao cấp đã tự cô lập, cách ly mình với nền
kinh tế hàng hóa - tiền tệ đang mở rộng trên thế giới.
Kinh tế tăng trưởng thấp và thực chất không có phát triển.
Chế độ bao cấp để lại hậu quả nặng nề nghiêm trọng, đất nước kém phát
triển, tụt hậu hàng chục, hàng trăm năm so với nước ngoài. Nhân dân đói
khổ, thiếu thốn. Khi xã hội còn nghèo thì tem phiếu có thể là một giải pháp.
Nhưng nó sẽ trở thành rào cản sự phát triển xã hội.Đời sống của nhân dân và
cán bộ đều lệ thuộc vào "chế độ tem phiếu".Các loại hàng hóa cung cấp cho
đời sống bình thường của con người như:gạo,đường,muối,thịt,cá đều phải
có tem phiếu.Nhìn chung tiêu chuẩn của người dân thương là thấp nhất.Trẻ
em ăn uống theo tiêu chuẩn thấp nên suy dinh dưỡng là tất nhiên.Tem phiếu
đã trở thành hàng hóa.Nó có mặt ở chợ đen và các cán bộ ngành lương thực
các cấp từ huyện tới trung ương đã kiêm luôn những kẻ buôn lậu tem
phiếu.Nề kinh tế tem phiếu dã làm cho cuộc sống của người dân khốn khổ
hơn.Họ phải xếp hàng chờ đợi,phải chịu làm kẻ thấp hèn năn nỉ ,xin xỏ các
ông các bà bán hàng may ra mới mua được gạo tốt,thực phẩm tươi.Cho
nên ,chế độ tem phiếu đã nâng cao giá trị người bán hàng và hạ thấp giá trị
người mua hàng là một thay đổi lớn trong quan hệ giữa người bán và người
mua.

Nếu tính chung từ năm 1976 đến năm 1985 tổng sản phẩm xã hội tăng 50%,
tức là bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1976 - 1985 chỉ tăng 4,6%. Đã thế,
sản xuất kinh doanh lại kém hiệu quả nên chi phí vật chất cao và không
ngừng tăng lên. Năm 1980 chi phí vật chất chiếm 44,1%. Do vậy thu nhập
quốc dân qua hai kế hoạch 5 năm tăng 38,8%, bình quân mỗi năm tăng
3,7%.
Làm không đủ ăn và dựa vào nguồn bên ngoài ngày càng lớn.
Năm 1985, dân số cả nước gần 59,9 triệu người, tăng 25,7%so với năm
1975. như vậy trong 10 năm 1975 -1985 bình quân mỗi năm dân số tăng
2,3%. Để đảm bảo đủ việc làm và thu nhập của dân cư không giảm thì ít

nhất nền kinh tế phải tăng 7% mỗi năm. Nhưng trên thực tế nền kinh tế
không đạt mức tăng đó nên sản xuất trong nước luôn không đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng tối thiểu. Trong khi nền kinh tế chậm phát triển thì bóng ma lạm
phát lại bao trùm trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Giá cả lạm phát vụt
lớn nhanh ,hoành tránh trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội.Giá cả
không chỉ tăng cao ở thị trường tự do mà còn tăng rất nhanh trong thị trường
có tổ chức.Về cơ bản giá cả đã tuột khỏi bàn tay bao cấp trai sạn và thô cứng
của nhà nước.Siêu lạm phát đạt đỉnh cao vào năm 1986 với tốc độ tăng giá
cả cả năm lên tới 774,4% khiến cho cuộc sống của nhân dân vô cùng khốn
khổ.
Thu nhập quốc dân sản xuất trong nước chỉ bằng 80 - 90% thu nhập quốc
dân sử dụng. Tích lũy tuy nhỏ bé, nhưng toàn bộ tích lũy và một phần quỹ
tiêu dùng phải dựa vào nguồn nước ngoài. Trong những năm 1976 - 1986,
thu vay nợ và viện trợ nước ngoài bằng 38,2% tổng thu ngân sách và bằng
61,9% tổng số thu trong nước. Nếu so với tổng số chi ngân sách thì bằng
37,3%. Ba chỉ tiêu tương ứng của thời kì 1981 - 1885 lần lượt là 22,4%,
28,9%, và 18,6%. Tính đến năm 1985 nợ nước ngoài đã lên tới 8,5 tỉ rúp và
1,9 tỉ USD. Tuy nguôn từ nước ngoài lớn như vậy nhưng ngân sách vẫn
trong tình trạng thâm hụt và phải bù đắp bằng phát hành. Bộ chi ngân sách
1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6%. Các nguồn vay viện trợ từ nước ngoài
này phần lớn được chi cho các nhu cầu sinh hoạt của người dân, chứ không
nhằm mục đích đầu tư cơ sở hạ tầng để hoạt động kinh tế. Điều đó cho thấy
chủ trương của Đảng và nhà nước là ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội hơn
là việc tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, sự non yếu của nền kinh tế lúc xuất phát và hậu quả chiến
tranh không phải là nguyên nhân quyết định đưa nền kinh tế quốc dân khủng
hoảng mà là do duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao
độ, cấp phát hiện vật. Đặc trưng của mô hình kinh tế ấy chứa đựng một cơ
cấu kinh tế kém hiệu quả, phát triển kinh tế quốc doanh tràn lan, đẩy mạnh
công nghiệp nặng, ham qui mô lớn, kỳ thị sản xuất nhỏ và phủ định các qui

luật thị trường. Để duy trì cơ cấu kinh tế ấy, đã phải vay nợ, bao cấp, sử
dụng cơ chế cấp phát ở đầu vào và giao nộp đầu ra. Một nền kinh tế như thế,
khủng hoảng là không thể tránh khỏi. Trong giai đoạn này tuy đã tiến hành
một số giải pháp đổi mới cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô nhưng nhìn chung chỉ
mới là các liều thuốc giảm sốt chứ chưa phải là phác đồ chữa trị căn bệnh
siêu lạm phát và khủng hoảng kinh tế.
+)Đánh giá nền kinh tế 10 năm kể từ khi đất nước độc lập:
Trước 75 Nam VN đứng đầu ĐNA về kinh tế. Sau 75+ cấm vận gần 20 năm,
Nam VN và VN nói chung trở thành nước kém phát triển,lý do vì sao?
- VN tuy đã trải qua nhiều cuộc cải tạo XHCN mạnh tay nhưng nền kinh tế
tự do như chợ búa, quán xá, các cơ sở sản xuất tư nhân, hệ thống tư thương
xưa gọi là phe phẩy vẫn luôn tồn tại bên cạnh nền kinh tế quốc doanh. Nó
được ví như cái bướu lạc đà. Tuy nó “chia bớt” nguồn dinh dưỡng từ cơ thể
kinh tế XHCN để tồn tại nhưng khi quốc doanh gặp khó khăn như thiếu
hàng hóa, đói nguyên liệu, không mua không bán được thì cái bướu đó lại
nuôi sống cơ thể xã hội. Đây cũng là lý do góp phần giải thích tại sao khi mô
hình kinh tế cổ điển khủng hoảng thì toàn bộ nền kinh tế và đời sống xã hội
ở các nước Đông Âu bị khủng hoảng trầm trọng, còn ở Việt Nam thì nhẹ
nhàng hơn.
- Vấn đề cải tạo XHCN ồ ạt đã “lỡ” làm triệt để và toàn diện. Xóa bỏ tư hữu
đã biến mọi thứ thành của chung tưởng rằng công bằng nhưng không ngờ đã
triệt tiêu mọi ham muốn làm ăn, buôn bán. Sự phi lý này đã làm bánh xe lịch
sử xì lốp. Lời giải là phải chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình
thức sơ hữu.
Trước 75 Nam VN đứng đầu ĐNA về kinh tế. Sau 75+ cấm vận gần 20 năm,
Nam VN và VN nói chung trở thành nước kém phát triển
- Vấn đề cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp. Tất cả mọi kế hoạch
lớn nhỏ như đã và đang làm đều dựa vào ý muốn chủ quan và mệnh lệnh
hành chính chứ không dựa vào thị trường hay các qui luật kinh tế - xã hội.
Cách thức phân phối gạo, thịt, mắm, muối căn cứ theo lao động chứ không

dựa trên thực tế. Động lực lao động chủ yếu dựa vào tinh thần mà bỏ qua
động lực vật chất. Nhận định rõ những nhược điểm của cơ chế hiện thời,
nhiều người bắt đầu tỉnh ra.
Chúng ta đã lựa chọn một con đường vòng khá dài và tốn kém, mà ban đầu
chúng ta vững tin rằng đó là con đường thẳng, ngắn nhất, dễ đi nhất và đi
nhanh nhất. Còn cái xa lộ thông thường của qui luật lịch sử thì đã từng bị
ngộ nhận là con đường vòng nguy hiểm, đầy tai họa và khổ đau, cần và có
thể bỏ qua nó, nên đã đặt ở đó nhiều lọai biển cấm và biển báo “nguy hiểm”.
D:THAY CHO LỜI KẾT.
Thực tế phát triển của các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây đã phản ánh
khá rõ nét những hiệu ứng tích cực của mô hình.
Thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập được giải quyết
nhanh chóng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình phát triển
Thứ hai, Sau khi đã thiết lập được hệ thống sở hữu toàn dân về tài sản và
chế độ phân phối theo lao động, một khí thế mới của tinh thần làm chủ tập
thể, sự phân phối thu nhập công bằng và một kiểu quản lý mới đã tạo nên
một sự khởi sắc nhất định trong nền kinh tế, hiệu quả kinh tế và tốc độ tăng
trưởng cũng khá ổn định và có phần cao hơn các nước Tư bản chủ nghĩa
Tuy vậy, những bất cập của mô hình này cũng đã được tổng kết qua thực tế:
(i) Một nền kinh tế được bảo đảm bằng chế độ sở hữu nhà nước và sản xuất
không vì mục tiêu lợi nhuận, về lâu dài đã làm kìm hãm động lực nâng cao
hiệu quả và tăng trưởng kinh tế;
(ii) Một chế độ phân phối thu nhập chỉ dựa trên cơ sở lao động, đã không
khuyến khích việc huy động triệt để các yếu tố nguồn lực khác trong dân cư
và các đơn vị kinh tế vào hoạt động kinh tế, tạo ra của cải;
(iii) Kết hợp cả hai vấn đề trên, về lâu dài, hình thức phân phối công bằng
trên cơ sở xã hội không có động lực phát triển đã trở thành một cơ chế phân
phối lao động theo kiểu công bằng đối với người lao động. Trong khi đó
những người đại diện cho nhà nước quản lý khối lượng tài sản khá lớn tại
các đơn vị kinh tế cũng không quan tâm đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh

của đơn vị mình. Hậu quả xấu tất yếu nảy sinh, đó là: tăng trưởng và hiệu
quả kinh tế có xu hướng giảm đi, những tệ nạn quan liêu, cửa quyền xuất
hiện ngày càng nhiều, và “tự nhiên” xuất hiện hình thức phân phối không
chính thức nhưng lại chi phối khá lớn đến thu nhập, đó là “phân phối theo
quyền lực”, làm cho sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập lại trở nên
gia tăng hơn
Giờ đây,Việt Nam đang trên con đường đổi mới. Con đường phát triển của
đất nước tuỳ theo quan niệm của nhà lãnh đạo. Lựa chọn con đường nhấn
mạnh công bằng là tất yếu lịch sử.Và lịch sử cho thấy chúng ta đã vượt qua
những năm tháng khó khăn.Thách thức,chông gai vẫn còn chờ chúng ta
trước mắt.Kinh tế phát triển,xã hội công bằng,văn minh luôn là mục tiêu
hướng tới của mọi quốc gia và là bài toán không dễ gì có lời giải đáp.

×