Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các dạng Viêm Mũi Xoang và phương pháp điều trị (Kỳ 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.51 KB, 5 trang )

Các dạng Viêm Mũi Xoang và
phương pháp điều trị
(Kỳ 1)

Viêm mũi xoang, viêm xoang mũi, viêm xoang thực chất chỉ là một bệnh,
nhưng khác tên gọi. Y học thống nhất gọi là bệnh viêm mũi xoang (VMX). VMX là
bệnh rất phổ biến, do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn, vi nấm,
dị ứng (triệu chứng nhảy mũi, ngứa mũi, sổ mũi trong, ngứa mắt, nghẹt mũi) và có
liên quan đến môi trường ô nhiễm , khói bụi.
A- Đặc Điểm Sinh Lý và Giải Phẫu của Các Xoang
Mặt và sọ gồm có nhiều xương lắp ghép với nhau. Nếu các xương này đều
đặc, thì đầu sẽ rất nặng, gây khó khăn trong cử động và di chuyển. Để khối mặt và
sọ của động vật giảm bớt trọng lượng, trong quá trình tiến hoá đã hình thành nên
những khoảng trống trong lòng các xương. Những khoảng trống này được gọi là
xoang (sinus). Các xoang này có kích thước khác nhau. Các xoang đều có lỗ thông
vào mũi để chất dịch tiết từ xoang có thể thoát ra ngoài. Tổng cộng có 5 loại
xoang, chia làm 2 nhóm: nhóm xoang trước và nhóm xoang sau.



H1- Các đôi xoang trán, xoang sàng và xoang hàm

1. Nhóm các xoang trước gồm: xoang hàm, xoang trán, xoang sàng trước.
a. Xoang hàm: có 2 xoang ở 2 bên má hình dạng giống nhau, đổ ra phía
trước mũi.
b. Xoang trán: có 2 xoang thông với nhau, kích thước và hình dạng có thể
không hoàn toàn đối xứng, đổ ra phía trước mũi.
c. Xoang sàng trước: gồm nhiều xoang nhỏ, nằm trên đường giữa, kích
thước lớn nhỏ khác nhau ở vùng giữa 2 mắt. Các xoang này cùng đổ ra phía trước
mũi.
2. Nhóm các xoang sau:


a. Xoang sàng sau: gồm nhiều xoang nhỏ ở đường giữa, sát phía sau xoang
sàng trước, kích thước không đồng đều. Các xoang này đổ ra phía sau mũi.
b. Xoang bướm:gồm 2 xoang kề bên nhau trên đường giữa của sọ, đằng sau
2 xoang sàng sau. Chúng không hoàn toàn đối xứng. 2 xoang này đổ ra phía sau
mũi.
Tất cả các xoang đều bao phủ bởi niêm mạc, trong chứa toàn không khí.
Xoang bình thường khi các lỗ thông vào mũi không bị nghẹt. Niêm mạc chứa
nhiều nhung mao lùa các chất cặn bã trong xoang ra hốc mũi, qua lỗ thông giữa
mũi và các xoang (ostium).

B. Chức năng của các xoang
Có hai chức năng chủ yếu:
1. Giảm bớt trọng lượng của đầu.
2. Thùng cộng hưởng (caisse de resonnance): âm thanh phát ra cộng hưởng
với các xoang và có âm sắc đặc biệt. Hệ thống xoang khác nhau về thể tích và hình
dạng giữa mỗi người, do đó giọng nói cũng đặc trưng cho từng người.

×