Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tìm hiểu các bệnh sỏi đường mật và phương pháp điều trị bằng đông y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.12 KB, 32 trang )

Tiểu luận Đông Y
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
Chương I: TỔNG QUAN 4
1.Khái quát chung 4
2.Tần suất bệnh 5
3.Vị trí của sỏi 7
4.Biến chứng 8
5.Chẩn đoán 10
6.Mức độ nguy hiểm 10
7.Điều trị 11
8.Các dạng bệnh 11
9. Phòng ngừa 12
Chương II: ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT BẰNG ĐÔNG Y 14
1.Khái quát chung 14
2.Chữa trị cổ phương 16
2.1. Bài thuốc chung 16
2.2. Các bài thuốc cụ thể 18
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
PHỤ LỤC: THÀNH PHẦN, CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC
CHÍNH
23
MỞ ĐẦU
Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới, bệnh sỏi đường mật vừa phổ biến vừa đặc
thù. Đặc thù ở chỗ nó liên quan sâu sắc đến ký sinh trùng đường ruột và các
thức ăn người Việt thích dùng rau sống, các loại mắm sống, gỏi sống, thức ăn
tái chưa chín giun đũa là bệnh có tỷ lệ cao trong cộng đồng, giun đi từ ruột
Nguyễn Quốc Ân Page 1
Tiểu luận Đông Y
non chui lên ống mật chủ gây đau bụng quằn quại, xác giun đũa chết cũng gây


ra sỏi ống mật chủ. Các loại sán lá gan cũng là tác nhân phổ biến. Sỏi đường
tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở nước ta. Các
điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sỏi tiết niệu là uống ít nước, ứ trệ nước
tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi độ pH nước tiểu.
Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to
nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần chiếm hết đài
bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức
năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng
nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mãn tính rất nguy hiểm.
Tây y điều trị sỏi mật bằng nội khoa, hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) - nếu
đau dữ dội hoặc tái phát nhiều lần thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc mổ ống
mật chủ yếu lấy hết sỏi và sau đó dẫn lưu.
Ngoài ra, sỏi mật có thể điều trị bằng y học cổ truyền phương Đông. Tùy
theo thể bệnh mà có những bài thuốc trị khác nhau. Do vậy, tôi tiến hành tìm
hiểu tiểu luận: “Tìm hiểu các bệnh sỏi đường mật và phương pháp điều trị
bằng đông y”.
Để hoàn thành tiểu luận tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của hội
Đông Y tỉnh Thái Nguyên đã cung cấp tài liệu trao đổi ý kiến, thảo luận cùng
tôi về vấn đề trong bài này. Do thời gian có hạn nên còn nhiều thiếu sót, tôi rất
mong nhận được các ý kiến đóng góp. Tôi xin chân thành cảm ơn
Thái nguyên, ngày 25 tháng 7 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Quốc Ân
Nguyễn Quốc Ân Page 2
Tiểu luận Đông Y
Chương I: TỔNG QUAN
1. Khái quát chung
Dịch mật được sản xuất ra ở gan và được dẫn xuống ruột bằng hệ thống
đường mật. Hệ đường mật gồm có đường mật chính và túi mật. Đường mật
chính gồm nhiều nhánh nhỏ nằm trong gan đổ vào một ống ở ngoài gan gọi

là ống mật chủ để dẫn xuống ruột. Túi mật là một túi chứa bên cạnh ống
Nguyễn Quốc Ân Page 3
Tiểu luận Đông Y
mật chủ, nối thông với ống mật chủ bởi một ống nhỏ. Túi mật có nhiệm vụ
dự trữ dịch mật để tống xuất từng đợt qua ống mật chủ xuống ruột khi có
thức ăn vào đường tiêu hoá (giúp tiêu hoá thức ăn). Sỏi mật có thể ở túi
mật hoặc đường mật chính trong gan đến ngoài gan. Sỏi túi mật khác với
sỏi đường mật chính về bệnh lý cũng như cách điều trị.
Sỏi đường mật là bệnh của mọi xứ sở. Tỉ lệ mắc bệnh của mỗi nước một
khác, nhưng thướng là rất cao. Ở Việt Nam, tuy chưa có công trình nghiên
cứu dịch tễ học nào cho biết tỉ lệ mắc bệnh trong dân số, nhưng số bệnh nhân
được điều trị ờ bệnh viện rất nhiều và vì vậy các công trình về bệnh này
không ít.
Ở Hà Nội, trong một bài báo của tờ Revue Médico- Chirurgicale năm
1934 và trong một thông báo của tờ socíeté Medico- Chirurgicale de
lindochine năm 1935, Massisas đã nói: phải chú ý tím sỏi đường mật, một
bệnh gặp ở nhiều người bản sứ, những người mà nồng độ cholesterol trong
máu thấp. Rotton sau khi thông báo những bệnh án lâm sàng, đề nghị cần phải
nghiên cứu bệnh sỏi đường mật ở Nam kỳ. Năm 1937, tại bệnh biện Phủ Doãn
Hà Nội (nay là bệnh viện Việt Ðức) có công trình của Huard P., Autret, Tôn
Nguyễn Quốc Ân Page 4
Tiểu luận Đông Y
Thất Tùng
(18)
"Nghiên cứu về sỏi gan mật ở vùng viễn đông" đăng trong
Bulletin Médico-Chirurgical de lIndochine.
Các công trình dài hơi có số liệu lớn thực sự bắt đầu từ sau ngày hòa
bình lập lại, năm 1954. Từ đó đến nay, trong hơn 40 năm qua có rất nhiều tài
liệu, rất nhiều hội nghị chuyên đề bàn về vấn đề này, với số lượng bệnh nhân
khá lớn. Trong hai ngày 21-22 tháng 1/1988 bệnh viện Việt Ðức đã tổ chức

hội thảo về bệnh lý đường mật nhiệt đới. Trong ba ngày 6-7-8 tháng 6/1991
tại Hậu Giang, các phẫu thuẩn viên phía nam đã tổ chức hội thảo bản về bệnh
này. Trong hai ngày 24-25 tháng 4/1997 tại Ðồng Tháp, trường đại học Y
Dược TP.HCM cùng với bệnh viện đa khoa Ðồng Tháp tổ chức hội thảo
chuyên đề Bệnh sỏi đường mật. Phần lớn các công trình nghiên cứu là những
thống kê trong một thời gian ngắn hay dài, mang tính chất hồi cứu, ít công
trình tiền cứu đề ra mục tiêu nghiên cứu để giải quyết một hay nhiều vấn đề
vướng mắc nào đó.
2. Tần suất bệnh
Ở phía Bắc, các bệnh viện Việt Ðức, Bạch Mai, Saint Paul và các bệnh
viện tỉnh có nhiều bệnh nhân sỏi đường mật. Tại bệnh viện Việt Ðức, Tôn
Thất Tùng, Nguyễn Dương Quang có nhiều công trình về nhiều khía cạnh của
bệnh này. Các công trình này đã được công bố trong và ngoài nước. Một trong
những công trình được công bố sớm năm 1961 là của Phạm Văn Phúc, Tôn
Ðức Lang và Hoàng Tích Lộ(36), trên 273 trường hợp. Tiếp sau là những
công trình của Nguyễn Văn Thái, Phạm Hoàng Phiệt, Ngô Ðình Mạc, Vương
Hùng, Nguyễn Ðức Ninh, Nguyễn Thuyên,. Năm 1980 Nguyễn Dương
Quang(38) với kinh nghiệm củabệnh viện Việt Ðức đã viết sách chuyên đề
"Bệnh lý ngoại khoa gan mật thường gặp ở Việt Nam". Các công trình của
Nguyễn Quốc Ân Page 5
Tiểu luận Đông Y
bệnh viện quân đội 108 cũng được bắt đầu khá sớm, năm 1958, sau đó là các
công trình của bệnh viện 103 và các công trình của các bệnh viện quân khu.
Ở phía Nam, các công trình thực sự bắt đầu từ sau ngày giải phóng,
năm 1975. Các bệnh viện có số liệu lớn là Bình Dân, Chợ Rẫy rối đến các
bệnh viện khác như Nhân Dân Gia Ðịnh, Trưng Vương, Nguyễn Trãi, Nguyễn
Tri Phương, Thống Nhất,. Các bệnh viện của các tỉnh Ðồng bằng sông Cửu
Long cũng có khá nhiều bệnh nhân sỏi mật.
Như vậy chỉ kể các bệnh viện nói trên, mỗi năm có gần 2184 trường
hợp. Nếu như tất cả các cơ sở phẫu thuật trong toàn quốc có thống kê đầy đủ

thì số liệu sẽ rất lớn.
Những năm gần đây kết quả của các công trình về siêu âm cũng cho
những con số về bệnh gan mật khá lớn. Tại khoa siêu âm bệnh viện Hai Bà
Trưng - Hà Nội, trong 5 năm 1989-93, trên 5723 siêu âm bụng có 1711 người
có bệnh gan mật, tỉ lệ 29,9%. Tại bệnh viện Việt Ðức trong 2 năm 1990-1991
có 1086 bệnh nhân gan mật thì có 214 bệnh nhân giun chui ống mật, tỉ lệ
19,75 và trong 214 giun chui ống mật thì 108 trường hợp có sỏi kèm theo
(29)
.
Tại Bệnh viện Khán Hòa trong 6 năm 1987-92 qua siêu âm phát hiện 672
bệnh nhân sỏi túi đường mật
(11)
.
Các con số bệnh nhân phẫu thuật và bệnh nhân siêu âm nói trên chứng
tỏ sỏi đường mật là bệnh rất phổ biến ở nước ta.
3. Vị trí của sỏi
Nguyễn Quốc Ân Page 6
Tiểu luận Đông Y
Tỉ lệ vị trí sỏi của các tác giả rất khác nhau vì nó phụ thuộc vào phương
tiện chẩn đoán : x quang, siêu âm hay phẫu thuật. Nếu là phẫu thuật thì phụ
thuộc vào trang bị dụng cụ và vào trình độ phẫu thuật viên.
Trong những năm trước, tất cả các thống kê cho thấy :
+ Sỏi túi mật: Có tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng 10%, trong khi đó các tác giả
phương tây cho tỉ lệ khá cao, khoảng 60%.
+ Sỏi ống mật chủ: Có tỉ lệ rất cao, 80%-90%, tỉ lệ này cao hơn nhiều so với
tài liệu của các nước phương tây. Người ta cho rằng sở dĩ cao như vậy là vì
trong đa số các trường hợp nguyên nhân tạo sỏi ở các nước vùng nhiệt đới là
ký sinh trùng đường ruột, thành phần chính của sỏi là sắc tố mật và muối mật.
+ Sỏi trong gan: Ở nước ta có tỉ lệ khá cao, đặc biệt là ở những bệnh viện có
nhiều kinh nghiệm mổ đường mật vì nhận định sỏi trong gan trong khi mổ

thường rất khó phải những phẫu thuật viên kinh nghiệm mới có kết luận gần
chắc chắn. Các số liệu lớn hàng ngàn bệnh nhân của bệnh viện Việt Ðức cho tỉ
lệ 30-36%. Ở vị trí này của sỏi, các tác giả phương tây cho con số thấp hơn
nhiều, chỉ 5-20%. Về bệnh sinh, sỏi ở vị trí này cũng giống như ở đường mật
ngoài gan.
Những năm gần đây, người ta thấy tỉ lệ các vị trí của sỏi thay đổi đáng
kể. Tỉ lệ sỏi túi mật tăng lên rất nhiều và dĩ nhiên là tỉ lệ sỏi ống mật chủ giảm
xuống. Siêu âm đã trở thành phương tiện chẩn đoán bệnh lý gan mật bắt buộc.
Siêu âm đã phát hiện không biết bao nhiêu sỏi túi mật không triệu chứng. Rất
nhiều sỏi túi mật được phát hiện nhờ khám sức khỏe định kỳ hay nhờ siêu âm
nhân dịp ghé qua bệnh viện. Nhiều thống kê siêu âm cho thấy tỉ lệ sỏi túi mật
cao hơn sỏi ống mật chủ. Nguyễn Ngọc Hiền với 423 bệnh nhân thấy sỏi túi
Nguyễn Quốc Ân Page 7
Tiểu luận Đông Y
mật nhiều gấp hơn hai lần sỏi ống mật chủ (58% và 27%). Lương Linh Hà với
672 bệnh nhân thấy sỏi túi mật nhiều gấp ba lần sỏi ống mật chủ (71% và
28%).
Theo kinh điển, sỏi xuất hiện nhiều hơn ở những người có nồng độ
cholesterol trong máu cao. Mức sống của nhân dân ta trong những năm gần
đây tốt hơn, trong khẩu phần ăn nhiều protid và lipid hơn. Nhưng chúng ta
chưa có đủ dữ kiện để kết luận.
4. Biến chứng
+ Sốc nhiễm trùng: Năm 1976, trên tổng số gần 1500 sỏi đường mật trong
gần 6 năm từ tháng 1.1990 đến tháng 9.1975, Nguyễn Thụ
(50)
gặp 46 bệnh
nhân sốc nhiễm trùng, tỉ lệ 3,1%, tử vong 54,3%. Trong phần kết luận tác giả
nêu ba điểm : trong sốc nhiễm trùng đường mật, tỉ lệ tử vong rất cao, công tác
hồi sức rất quan trọng nhất là khi có suy thận, phải dùng kháng sinh có tác
dụng đối với vi khuẩn Gram âm. Văn Tần

(45)
trên 463 bệnh nhân nghẹt đường
mật trong 10 năm 1975-1984 thấy 95 trường hợp có sốc nhiễm trùng, tỉ lệ
20% tử vong 42%. Năm 1990 Hoàng Tiến
(52)
trên 107 trường hợp sốc nhiễm
trùng đường mật đã làm luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú "Tình hình điều trị
sỏi mật có biến chứng sốc tại bệnh viện Chợ Rẫy 1986-1990", tử vong chung
là 41%, tử vong của nhóm có mổ là 27,6%, của nhóm không mổ là 100%.
Năm 1992 trên 174 bệnh nhân sốc nhiễm trùng đường mật, Ðỗ Kim Sơn
(43)

kết quả như sau : Không mổ chết 94% (33/35), mổ cấp cứu ngay chết 805
(29/36), mổ cấp cứu muộn chết 43% (45/103).
+ Chảy máu đường mật: Chảy máu đường mật là biến chứng không hiếm.
Nguyên nhân chảy máu đường mật của Việt Nam khác hẳn với các nước
Nguyễn Quốc Ân Page 8
Tiểu luận Đông Y
phương tây. Chảy máu đường mật ở các nước phương tây là do những dị dạng
các mạch máu trong gan. Ở Việt Nam hầu hết là vì nhiễm trùng đường mật do
sỏi. Tôn Thất Tùng
(53)
dùng từ chảy máu đường mật nhiệt đới (hémobilies
tropicales). Với số lượng khá lớn 114 bệnh nhân trong 15 năm 1957-1971 tác
giả có nhiều đóng góp về lý luận và thực tiễn trong điều trị chảy máu đường
mật nhiệt đới : 62 bệnh nhân chỉ dẫn lưu đường mật không kèm thắt động
mạch gan, tử vong 26, tỷ lệ 42%, 40 bệnh nhân dẫn lưu đường mật kèm thắt
động mạch gan, tử vong 7, tỷ lệ 17,5%. Vũ Duy Thanh
(48)
trong 10 năm 1967-

1976 có 46 trường hợp, do giun và sỏi to 43, tỉ lệ tử vong 41,5%. Ðỗ Kim
Sơn
(42)
trong 9 năm 1979-1987 có 77 trường hợp, 72 có mổ chết 26, tỉ lệ tử
vong 34,7%, 5 không mổ chết cả 5, tỉ lệ tử vong 100%.
+ Các biến chứng hiếm gặp:
Biến chứng màng tim : ở bệnh viện Việt Ðức trong 8 năm 1970-1977, Tôn
Thất Bác
(4)
gặp 7 trường hợp bệnh gan mật có biến chứng màng tim : 1 do áp
xe gan amip và do 6 áp xe gan đường mật.
Biến chứng vỡ lên ngực : cũng ở bệnh viện này, trong 19 năm 1969-1987
Nguyễn Thấu
(49)
có 55 trường hợp áp xe gan vỡ lên ngực thì 34 do ám xe gan
amip, 15 do áp xe gan đừơng mật, 6 không xác định nguyên nhân.
Vỡ vào phế quản : Ðỗ Kim Sơn
(39)
gặp 2 trừơng hợp.
Rò tiêu hóa : Trần Gia Khánh
(27)
báo cáo 10 trường hợp rò dạ dày hoặc tá
tràng sau mổ sỏi mật.
5. Chẩn đoán
Nguyễn Quốc Ân Page 9
Tiểu luận Đông Y
Lâm sàng chẩn đoán một viêm túi mật cấp tính không khó bằng dấu hiệu
co cứng hoặc phản ứng mạnh vùng dưới sườn trái kèm theo là tình trạng
nhiễm trùng toàn thân . Viêm túi mật mãn tính có thể chẩn đoán được bằng
lâm sàng với nghiệm pháp murphy dương tính. Nhiều bệnh nhân sỏi túi mật

hoàn toàn không có triệu chứng.
Lâm sàng có thể chẩn đoán được sỏi ống mật chủ với tam chứng charcot
điển hình. Bệnh nhân đến khám bệnh vì những cơn đau lăn lộn vùng dưới
sườn phải kèm theo sốt và vàng da .
Triệu chứng của sỏi đường mật trong gan rất thất thường và không rỏ rệt.
6. Mức độ nguy hiểm
Tử vong của sỏi túi mật tuy thấp nhưng không phải là hiếm, hầu như chỉ
xảy ra ở những bệnh nhân đến trong tình trạng cấp cứu vì viêm túi mật cấp
tính do sỏi mà không được chẩn đoán kịp thời và xử trí thích hợp.
Tử vong của sỏi đường mật chính: Tử vong của sỏi đường mật chính là con
số đáng kể. Tử vong tập trung chủ yếu vào nhóm nhiễm trùng nặng, có sốc, có
suy thận cấp, nhóm chảy máu đường mật
Sỏi mật thường có các triệu chứng: đau bụng vùng hạ sườn phải, đau lên
vai phải; sốt cao liên tục có rét run; vàng da, có thể có ngứa; có thể có gan to,
túi mật to Sỏi mật có thể gây ra các biến chứng như: viêm túi mật cấp, viêm
màng bụng mật, viêm đường mật, túi mật tích nước, xơ gan ứ mật.
7. Điều trị
Nguyễn Quốc Ân Page 10
Tiểu luận Đông Y
Tây y điều trị sỏi mật bằng nội khoa, hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) - nếu
đau dữ dội hoặc tái phát nhiều lần thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc mổ ống
mật chủ yếu lấy hết sỏi và sau đó dẫn lưu.
Ngoài ra, sỏi mật có thể điều trị bằng y học cổ truyền. Tùy theo thể bệnh
mà có những bài thuốc trị khác nhau.
8. Các dạng bệnh
8. 1. Bệnh sỏi ống mật chủ:
Phương Tây ít có bệnh sỏi ống mật chủ còn ở nước ta thì khá cao. Sỏi
thường mềm do mật kết thành, người ta nghĩ đến sự ứ trệ của đuờng mật phối
hợp với nhiễm trùng mật có khuynh hướng hình thành sỏi ống mật chủ. Khởi
đầu có thể thấy đau bụng vùng dưới gan hay trên rốn, sốt nhẹ hay không bị

triệu chứng gi rõ rệt. Có người nhờ siêu âm định kỳ mới phát hiện ra mình
mắc bệnh. Triệu chứng chỉ rõ ràng khi viên sỏi làm nghẽn hoàn toàn lưu thông
mật xuống ruột qua cơ vòng odd, làm ống mật chủ dãn ra, đường mật trong
gan dãn lớn. Bệnh nhân thấy đau nhiều, liên tục vùng dưới gan hay vùng dưới
xương ức, hoặc đau lưng , lên vai Có thể bị sốt do đường mật bị nhiễm
trùng. Vàng da, vàng mắt do mật bị nhgẽn, bilirumbine tan vào máu gây ra.
Phải mổ sớm, không thể chần chừ hoặc dùng kháng sinh, giảm đau. Biến
chứng nhiễm trùng huyết ơa đến bệnh nặng, tử vong là do mổ trễ. Siêu âm rất
có ích để chẩn đoán sớm và mổ sớm khi chưa có biến chứng.
8.2. Bệnh sỏi đường mật trong gan:
Sỏi hình thành trong các ống mật trong gan. Nếu sỏi lớn dần, gây nghẽn lưu
thông mật khu trú và gây áp xe trong gan. Có thể may mắn sỏi rớt xuống ống
Nguyễn Quốc Ân Page 11
Tiểu luận Đông Y
mật chủ, tuy cũng gây nghẽn mật nhưng mổ lấy sỏi dễ hơn. Sơi trong gan
cũng gây triệu chứng ít ỏi, chi trầm rộ khi nghẹt mật.
8.3. Bệnh sỏi túi mật:
Khi viên sỏi chưa làm nghẽn lưu thông mật qua cổ túi mật, bệnh nhân
chỉ đau, tức, nặng vùng dướii gan hay hoàn toàn không bị gì cả. Phụ nữ tiền
mãn kinh dễ bị sỏi túi mật hơn nam giới. Có thể để bình thường không cần mổ
hay uống htuốc tan sỏi kê trên vì vô ích. Khi thấy đau nhiều, vàng da vàng
mắt tăng rõ hay sốt, là do túi mật bị viêm, có thể mổ cắt túi mật để tránh tái
phát. Mổ qua nội soi ổ bụng cũng dễ dàng và ít biến chứng, sẹo ở bụng chỉ là
3 - 4 lỗ nhỏ. Phương Tây có khuynh hướng mắc bệnh sỏi túi mật, do
cholesterol kết thành. Họ ít bị sỏi ống mật chủ do mật kết thành
9. Phòng ngừa
Không có biện pháp chắc chắn phòng ngừa mắc bệnh sỏi mật.
Các biện pháp phòng ngừa gồm:
- Giảm cân
- Không sinh đẻ nhiều

- Ăn uống hợp điều độ hợp vệ sinh, khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng ít chất béo
- Xổ giun định kỳ
- Khi có sỏi mật nên đến khám và tư vấn ở cơ sở chuyên khoa phẫu thuật gan
mật.
- Đối với sỏi trong gan, khả năng tái phát cao. Hiện nay người ta chưa thể
chủ động ngặn chặn sỏi tái phát nhưng có những phẫu thuật tạo đường hầm
can thiệp lâu dài để khi sỏi tái phát có thể dễ dàng theo đường hầm này lấy
sỏi.
Nguyễn Quốc Ân Page 12
Tiểu luận Đông Y
.
Chương II: ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT BẰNG
ĐÔNG Y
Nguyễn Quốc Ân Page 13
Tiểu luận Đông Y
1. Khái quát chung
Sỏi đường mật là những bệnh lý thường gặp ở nước ta và đang có xu
hướng gia tăng. Với những căn bệnh này, tuỳ theo bệnh trạng cụ thể của mỗi
bệnh nhân, y học hiện đại có thể trị liệu bằng các biện pháp nội khoa hoặc
ngoại khoa. Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, điều trị nội khoa tỏ ra kém
hiệu quả buộc phải thực hiện các cuộc phẫu thuật, nhưng tỷ lệ tái phát sau mổ
cũng không phải là thấp. Bởi vậy, việc đi sâu nghiên cứu, bào chế, thử nghiệm
và ứng dụng các loại thuốc mới có khả năng làm tan sỏi và phòng ngừa tái
phát là hết sức cần thiết.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển thế mạnh kho tàng kinh nghiệm của y học
cổ truyền phương Đông trong trị liệu các chứng bệnh thạch lâm, huyết lâm,
đảm chướng, hiếp thống, hoàng đản, là những bệnh tương ứng với các bệnh
danh sỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, của y học
hiện đại, các nhà nghiên cứu đông y và đông dược trong nước đã tiến hành
khảo sát nhiều vị thuốc và bài thuốc, ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra

những đông dược thành phẩm ngày càng tỏ ra có tính hiệu lực và tính an toàn
cao
Theo dược học cổ truyền, Kim tiền thảo vị ngọt, tính bình, có công dụng
thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, tiêu thũng bài thạch, thường được
dùng để chữa các chứng bệnh như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, sỏi mật,
phù thũng do viêm thận, hoàng đản (vàng da), tích tụ, ung thũng, Về mặt
dược lý, dược thảo này có tác dụng lợi niệu, bài thạch (ngăn cản quá trình
hình thành sỏi, làm tan và bài tiết sỏi ra bên ngoài), lợi mật, kháng khuẩn, tiêu
viêm, giảm đau, làm giãn niệu quản, tăng cường miễn dịch, hạ áp, cải thiện
lưu lượng tuần hoàn nuôi dưỡng tim, não và thận, nâng cao khả năng ghi nhớ
và sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy. Năm 1993, Hyrayma
Nguyễn Quốc Ân Page 14
Tiểu luận Đông Y
và cộng sự đã chứng minh chất soyasaponin I có trong Kim tiền thảo có tác
dụng ức chế sự hình thành sỏi Canxi Oxalat ở thận. Năm 1992, nghiên cứu
trên chuột cống trắng, Li Huizhi và cộng sự nhận thấy cao Kim tiền thảo có
tác dụng ức chế sự hình thành sỏi Canxi Oxalat ở thận do polysaccharid, ức
chế sự tăng trưởng của Canxi Oxalat monohydrat đồng thời làm tăng lượng
bài tiết nước tiểu. Điều này giải thích vì sao Kim tiền thảo được người xưa coi
là một trong những vị thuốc quý có công dụng đặc trị các bệnh lý sỏi đường
mật và đường tiết niệu, được mang cái tên rất ấn tượng là “loại cỏ có lá giống
như đồng tiền và quý như vàng”
Thông thường, Kim tiền thảo được dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị
thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hoặc hãm uống thay trà.
Theo y học cổ truyền, sỏi mật hình thành là do dịch mật ứ trệ lâu ngày
Nếu tình chí không bình thường, ăn uống không điều độ, thấp nhiệt ở trung
tiêu, trùng tích là yếu tố gây nên can đởm ứ trệ, ảnh hưởng đến chức năng sơ
tiết của can đởm, sự bài tiết dịch mật không được thông suốt. Dịch mật bị ứ
trệ lâu ngày sẽ hóa nhiệt, thấp nhiệt giao tranh, làm cho dịch mật càng tồn
đọng, dần dần kết lại thành sỏi. Đường mật không thông suốt, dịch mật ứ ra

ngoài gây vàng da, vàng mắt, cơ chế sinh sỏi mật chủ yếu là thấp nhiệt ứ đọng
can đởm.

Kim tiền thảo - Nhân trần - Hương phụ
Nguyễn Quốc Ân Page 15
Tiểu luận Đông Y
2.Chữa trị cổ phương
2.1. Bài thuốc chung
Điều trị sỏi mật theo y học cổ truyền có nhiều thể khác nhau. Các bài
thuốc y học cổ truyền có hiệu quả rõ rệt nhất với các trường hợp viêm túi mật
và sỏi mật thông thường (khí trệ) hoặc có vàng da, sốt (thấp nhiệt). Đông y
cũng có tác dụng ngăn ngừa tái phát sau khi phẫu thuật lấy sỏi.
Sỏi mật, viêm đường dẫn mật là bệnh mạn tính, hay tái phát với các
triệu chứng chủ yếu là: đau vùng hạ sườn phải, sốt, vàng da. Trên lâm sàng,
bệnh được chia làm 4 thể:
- Thể khí trệ hay khí uất tương ứng với chứng viêm túi mật và sỏi mật đơn
thuần.
- Thể thấp nhiệt tương ứng với chứng viêm và sỏi mật có sốt cao, vàng da
nhiều.
- Thể thực hỏa tương ứng với chứng viêm túi mật hóa mủ, nhiễm trùng, nhiễm
độc.
- Thể chính hư tà hãm tương ứng với chứng nhiễm độc do viêm phúc mạc tràn
mật.
Phương pháp điều trị viêm đường mật và sỏi mật bằng Đông y khá
phong phú; nhưng chúng hầu như và chỉ thích hợp với thể khí trệ và thấp
nhiệt. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật điều trị sỏi đường mật, có thể dùng thuốc
Đông y để phòng bệnh tái phát.
Nguyễn Quốc Ân Page 16
Tiểu luận Đông Y
Thể khí trệ

Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức âm ỉ hay đau nhiều, có lúc
không đau, miệng đắng, họng khô, không muốn ăn uống, không sốt cao, có
hoặc không có vàng da, mạch nhanh trên 90 lần/phút.
Bài thuốc: Kim tiền thảo, nhân trần mỗi thứ 40 g, uất kim, chỉ xác mỗi
thứ 8 g, sài hồ, xa tiền tử mỗi thứ 16 g, khổ luyện tử 6 g, chi tử 12 g, đại
hoàng 4 g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc đun thay nước uống hằng ngày lâu
dài. Nếu đại tiện phân lỏng, có thể giảm hoặc bỏ hẳn vị đại hoàng.
Thể thấp nhiệt
Triệu chứng: Vùng hạ sườn phải đau tức, miệng đắng họng khô, lợm
giọng, buồn nôn, sốt sợ lạnh hay lúc sốt lúc rét, niêm mạc mắt vàng, da vàng,
nước tiểu đỏ hay vàng, táo bón, lưỡi bẩn, rêu lưỡi vàng dày.
Bài thuốc: Long đởm thảo, hoàng cầm, sơn chi tử mỗi thứ 12 g; sài hồ
16 g, cam thảo, đại hoàng mỗi thứ 4 g. Sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong
giai đoạn bệnh cấp, có sốt 5 đến 10 thang. Giai đoạn ổn định có thể quay lại
dùng bài trên.
Cách gia giảm như sau: Nếu cảm giác bụng đầy, thêm mộc hương,
hương phụ; uất kim mỗi thứ 8 g; sốt và vàng da nhiều, thêm hoàng liên, hoàng
bá mỗi thứ 12 g; bồ công anh 40 g; nếu đau nhiều thêm diên hồ sách 12 g và
mộc hương 4 g; nếu nôn mửa, lợm giọng, thêm trần bì, bán hạ mỗi thứ 8 g; táo
bón thêm mang tiêu 20 g.
Nguyễn Quốc Ân Page 17
Tiểu luận Đông Y
Lưu ý: Không dùng phương pháp y học cổ truyền đơn thuần trong các
trường hợp có nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Người bệnh cần được thầy thuốc
theo dõi để kịp thời can thiệp bằng y học hiện đại như: phẫu thuật, chống
nhiễm trùng, nhiễm độc
2.2. Các bài thuốc cụ thể
-Thể can đởm khí trệ
Biểu hiện, sườn phải đau quặn từng cơn, lan sau lưng lên vai, có sốt
nhẹ, miệng đắng không muốn ăn, buồn nôn, nôn, rêu lưỡi vàng nhớt , thì

phép trị là "sơ can lợi đởm, lý khí chỉ thông", bài thuốc gồm các vị: sài hồ 6g,
chỉ xác 9g, bạch thược 9g, xuyên khung 6g, hương phụ 9g, cam thảo 3g,
xuyên luyện tử 9g, diên hồ sách 9g, kim tiền thảo 30g.
-Với thể can đởm thấp nhiệt
Biểu hiện: Sườn phải trướng đau kéo dài hoặc từng cơn, đau lan lên vai,
sốt cao sợ rét, miệng đắng, họng khô, buồn nôn, nôn, rêu lưỡi vàng nhớt, thì
phép trị là "thanh nhiệt hóa thấp, lợi đởm bài thạch", bài thuốc gồm các vị:
kim tiền thảo 6g, nhân trần 15g, uất kim 9g, chỉ xác 9g, mộc hương 9g, hổ
trượng căn 9g, bồ công anh 30g, liên kiều 12g, diên hồ sách 9g, kê nội kim 6g.
-Với thể huyết ứ nhiệt kết
Biểu hiện: sườn phải nhói đau kéo dài nhiều ngày, sốt, rét, đêm nặng
hơn, vùng đau có thể sờ thấy u cục, bụng trướng, đại tiện táo, môi có ban ứ,
chất lưỡi tím, thì phép trị "hoạt huyết hóa ứ, thanh nhiệt công hạ", bài thuốc
gồm: đào nhân 9g, sinh địa hoàng 9g (cho sau), cam thảo 6g, mang tiêu 9g,
diên hồ sách 9g, nhân trần 12g, kim tiền thảo 30g.
Nguyễn Quốc Ân Page 18
Tiểu luận Đông Y
-Với thể nhiệt độc nội thịnh
Biểu hiện: bụng sườn quặn đau trướng đầy không dám đụng vào, sốt
cao rét run, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, ra nhiều mồ hôi, nặng thì hôn mê nói
sảng, chất lưỡi đỏ sẫm, thì phép trị là "thanh nhiệt giải độc, hóa ứ chỉ thống",
bài thuốc gồm: nhân trần 15g, sơn chi 9g, đại hoàng 6g, kim ngân hoa 9g, liên
kiều 12g, bồ công anh 30g, tử hoa địa đinh 30g, đan bì 9g, xích thược 9g.
Cách sắc các bài thuốc trên: cho các vị thuốc vào 750 ml nước, nấu còn 250
ml, chia uống 3 - 4 lần dùng trong ngày
KẾT LUẬN
Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới, bệnh sỏi đường mật vừa phổ biến vừa đặc
thù. Sỏi đường tiết niệu nói chung, sỏi thận nói riêng là một bệnh phổ biến ở
nước ta.
Nguyễn Quốc Ân Page 19

Tiểu luận Đông Y
Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu. Những viên sỏi to
nằm lại trong đài bể thận hoặc trong bể thận rồi phát triển to dần chiếm hết đài
bể thận, gây ra những tai biến nghiêm trọng làm hủy hoại thận và các chức
năng của cơ quan này. Bệnh có đặc điểm chung là thường có biến chứng
nhiễm khuẩn, dẫn đến suy thận mãn tính rất nguy hiểm.
Tây y điều trị sỏi mật bằng nội khoa, hoặc ngoại khoa (phẫu thuật) - nếu
đau dữ dội hoặc tái phát nhiều lần thì phẫu thuật cắt bỏ túi mật hoặc mổ ống
mật chủ yếu lấy hết sỏi và sau đó dẫn lưu.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển thế mạnh kho tàng kinh nghiệm của y học
cổ truyền phương Đông trong trị liệu các chứng bệnh thạch lâm, huyết lâm,
đảm chướng, hiếp thống, hoàng đản, là những bệnh tương ứng với các bệnh
danh sỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, của y học
hiện đại, các nhà nghiên cứu đông y và đông dược trong nước đã tiến hành
khảo sát nhiều vị thuốc và bài thuốc điều trị sỏi mật bằng y học cổ truyền
phương Đông. Tùy theo thể bệnh mà có những bài thuốc trị khác nhau mang
lại hiệu quả cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LÊ QUANG QUỐC ÁNH - Nội soi mật tụy ngược dòng. Hội nghị
Khoa học kỹ thuật. ÐHYD TPHCM & bệnh viện Ða khoa Ðồng Tháp
1997 : 63-80.
Nguyễn Quốc Ân Page 20
Tiểu luận Đông Y
2. PHẠM DUY HIỂN, NGUYỄN ÐỨC THẮNG, PHẠM HẢI - Về cơ
cấu bệnh nhiễm trùng và sỏi đường mật tại tuyến bệnh viện. Ngoại khoa
1991, 19, 2 : 4-8.
3. NGUYỄN DƯƠNG QUANG - Bệnh lý ngoại khoa thường gặp ở Việt
Nam. Nhà XBYH, 1980.
4. Thiên Gia Diệu Phương Tập hợp những bài thuốc hay của đông đảo các
thầy thuốc đông y Trung Quốc.

5. Một số nguồn tài nguyên trên internet
PHỤ LỤC: THÀNH PHẦN, CÔNG DỤNG CỦA CÁC VỊ THUỐC
CHÍNH TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH
1. KIM TIỀN THẢO
Tên Khác:
Nguyễn Quốc Ân Page 21
Tiểu luận Đông Y
Vị thuốc Kim tiền thảo còn gọi Bạch Nhĩ Thảo, Bản Trì Liên, Biến Địa
Hương, Biến Địa Kim Tiền, Cửu Lý Hương, Nhũ Hương Đằng, Phật Nhĩ
Thảo, Thiên Niên Lãnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Đại Kim Tiền
Thảo, Giang Tô Kim Tiền Thảo, Quá Lộ Hoàng, Quảng Kim Tiền Thảo, Tứ
Xuyên Đại Kim Tiền Thảo (Trung Dược Học), Đồng Tiền Lông, Mắt Rồng,
Mắt Trâu, Vảy Rồng ( Việt Nam).
Tác Dụng:
+Thanh nhiệt, lợi thủy, tiêu sạn, giải độc, tiêu
viêm (Trung Dược Học).
+Lợi thủy, thông lâm, tiêu tích tụ (Đông Dược
Học Thiết Yếu).
Chủ Trị:
+ Trị các chứng nhiệt lâm, thạch lâm, sỏi mật, hoàng đản, ung nhọt do
nhiệt độc (Trung Dược Học).
+Trị gan mật kết sỏi, sỏi Thận, tiểu buốt, hoàng đản (Đông Dược Học
Thiết Yếu).
Liều Dùng: 20-40g.
Kiêng Kỵ:
+Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:
Nguyễn Quốc Ân Page 22
Tiểu luận Đông Y
+Trị sạn mật: Chỉ xác (sao) 10-15g, Xuyên luyện tử 10g, Hoàng tinh

10g, Kim tiền thảo 30g, Sinh địa 6-10g (cho vào sau). Sắc uống (Trung Dược
Học).
+Trị sạn mật: Kim tiền thảo 30g, Xuyên phá thạch 15g, Trần bì 30g, Uất
kim 12g, Xuyên quân (cho vào sau) 10g. Sắc uống
(Trung Dược Học).
+Trị sạn mật: Bệnh viện ngoại khoa thuộc
Viện nghiên cứu Trung Y Trung Quốc báo cáo 4
cas sạn mật được trị bằng Kim tiền thảo có kết quả
tốt (Trung Y Tạp Chí 1958, 11:749).
+Trị sạn đường tiểu: Kim tiền thảo 30-60g,
Hải kim sa (gói vào túi vải) 15g, Đông quỳ tử 15g,
Xuyên phá thạch 15g, Hoài ngưu tất 12g, Hoạt
thạch 15g, sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sỏi đường tiểu: Kim tiền thảo 30g, Xa tiền tử (bọc vào túi vải) 15g,
Xuyên sơn giáp (chích) 10g, Thanh bì 10g, Đào nhân 10g, Ô dược 19g, Xuyên
ngưu tất 12g. Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị sỏi đường tiểu do thận hư thấp nhiệt: Hoàng kỳ 30g, Hoàng tinh
15g, Hoài ngưu tất 15g, Kim tiền thảo 20g, Hải kim sa (gói vào túi vải),
Xuyên phá thạch 15g, Vương bất lưu hành 15g. Sắc uống (Trung Dược Học).
+Trị đường mật viêm không do vi khuẩn: Tác giả Lý Gia Trân theo dõi
52 cas bệnh đường mật viêm không do vi khuẩn, có sốt nhẹ và triệu chứng
điển hình, dùng Kim tiền thảo sắc uống sáng 1 lần hoặc nhiều lần trong ngày.
Nguyễn Quốc Ân Page 23
Tiểu luận Đông Y
Mỗi ngày dùng 30g, có khi 20g hoặc 10g/ ngày. 30 ngày là 1 liệu trình. Thông
thường uống trong 2-3 tháng có kết quả với tỉ lệ 76,9% (Trung Y Bắc Kinh
Tạp Chí 1985, 1:26).
Tác Dụng Trên Mật: Thí nghiệm trên chó bị gây mê thấy thuốc có tác
dụng tăng nhanh bài tiết mật nhờ vậy có tác dụng tống sạn mật, làm giảm đau
ở ống mật, hết vàng da.

Tác Dụng Đối Với Sỏi, Sạn: nước sắc Kim tiền thảo liều cao ( trên 80g),
thường được dùng trị sạn ở mật hoặc đường tiểu.
Tính Vị:
+Vị ngọt, tính hàn (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+Theo Trung Dược Học:
.Loại của Giang Tô: vị đắng, cay, tính mát.
.Loại của Quảng Đông: Vị ngọt, nhạt, tính bình.
.Loại của Tứ Xuyên: vị hơi mặn, tính bình.
+Vị ngọt, đắng, tính hơi hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Quy Kinh:
+Vào kinh Phế, Can, Bàng quang (Trung Dược Học).
+Vào kinh Can, Bàng quang (Đông Dược Học Thiết Yếu).
2. UẤT KIM
Nguyễn Quốc Ân Page 24
Tiểu luận Đông Y

Tên khác: Uất kim
Vị thuốc uất kim còn gọi là Mã thuật (Tân Tu Bản Thảo, Ngũ đế túc,
Hoàng uất, Ô đầu (Thạch Dược Nhĩ Nhã), Ngọc kim (Biệt Lục), Thâm
hoàng, Uất sưởng, Kim mãu thuế (Hòa Hán Dược Khảo), Nghệ (Dược Liệu
Việt Nam).
Tác dụng, chủ trị: Uất kim
+ Năng khai Phế kim chi uất [Khai uất ở Phế Kim] (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Hành khí, giải uất, phá ứ, lương Tâm nhiệt, tán Can uất. Trị phụ nữ kinh
mạch đi nghịch (Bản Thảo Bị Yếu).
+ Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, giải uất. Trị hông sườn đau, thống kinh,
kinh nguyệt không đều, các chứng trưng, hà, tích tụ (Trung Dược Học).
+ Khứ ứ, chỉ thống, sơ Can, giải uất, thanh Tâm, an thần (Lâm Sàng
Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Hành khí, giải uất, lương huyết, phá ứ. Trị đau vùng oờn, ngực, bụng, thổ

huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Âm hư mà không có ứ trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Khí trệ, huyết ứ: không dùng (Trung Dược Học).
+ Âm hư do mất máu, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Dược Học).
Liều dùng: 6 – 12g.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
3. KÊ NỘI KIM
Tên Khác:
Nguyễn Quốc Ân Page 25

×