Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Các nguyên nhân gây hiện tượng mắt quầng thâm và cách xử trí pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.37 KB, 7 trang )

Các nguyên nhân gây hiện tượng mắt
quầng thâm và cách xử trí

Hiện tượng vùng da dưới mắt bị sẫm màu, đặc biệt xuất hiện sau những
đêm thức khuya “dùi mài kinh sử” hoặc sinh hoạt không điều độ khiến chúng ta
trông mệt mỏi, có vẻ như già hơn trước tuổi được gọi là Mắt quầng thâm và hầu
như mọi người trong chúng ta ai cũng có lần bị quầng thâm dưới mắt.
Ở người này, quầng chỉ hơi thâm và thoáng qua trong một vài hôm nhưng ở
người khác quầng thâm sẫm màu hơn và tồn tại lâu ngày. Điều này không chỉ ảnh
hưởng về thẩm mỹ mà còn về tâm lý và đó chính là lý do vì sao các phương pháp
xóa vết thâm quầng quanh mắt, các loại “kem dưỡng da” đặc biệt dành cho vùng
mắt luôn là sản phẩm được phái đẹp ưa chuộng và săn lùng.


Vùng da mí mắt dưới là vùng mỏng nhất trong hệ thống da toàn cơ thể.
Máu chảy qua các tĩnh mạch nhỏ bên dưới làm cho vùng da này phơn phớt màu
xanh. Một vài nhân tố khác có thể ảnh hưởng thêm vào đó làm cho vùng da này
sậm đi. Càng nhiều nhân tố bất lợi, lớp da này càng thâm đen hơn.Tuy nhiên,
chúng ta cần biết rằng đây chỉ là một trong những biểu hiện không bệnh lý ngoài
da và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

1. Do di truyền: Quầng thâm dưới mắt là đặc điểm có thể di truyền. Nếu có
người thân trong gia đình bị quầng thâm dưới mắt, chúng ta có thể sẽ mắc phải
tình trạng này. Điều này được các nhà khoa học lý giải là do yếu tố di truyền gia
đình, phần da quanh mắt rất mỏng, khi máu lưu thông qua các tĩnh mạch sát bề
mặt da sẽ làm da có màu xanh mét. Nếu các tĩnh mạch này có mật độ tập trung
nhiều sẽ tạo thành màu sẫm dưới mắt, mà mọi người thường gọi là quầng thâm.

2. Do ánh nắng mặt trời: Thường xuyên tiếp xúc với ánh mặt trời chính là
nguyên nhân khiến lượng sắc tố melanin dưới da tăng cao. Sắc tố này tạo ra những
đốm đen dưới da mà mọi người thường gọi là nám. Dưới vùng da quanh mắt, sắc


tố melanin sẽ tạo ra những mảng màu tối, sẫm màu.
3. Do dị ứng, hen suyễn, chàm: Bất cứ yếu tố gì khiến ta hay bị ngứa như
trong bệnh chàm, hen suyễn…đều có thể là nguyên nhân gián tiếp tạo nên quầng
thâm dưới mắt. Một số thức ăn gây dị ứng cho cơ thể cũng có thể khiến quầng
thâm dưới mắt xuất hiện. Dù chưa gãi hoặc dụi mắt, vùng da này cũng đã sậm hơn
lúc bình thường. Nếu dụi mắt, vùng này lại càng thâm đen hơn.

4. Do mỹ phẩm, dược phẩm: Vùng da quanh mắt thường rất mỏng, yếu
và rất nhạy cảm đổi với mỹ phẩm. Sử dụng các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm
sóc da mặt lên vùng da quanh mắt sẽ làm da khô, mỏng, yếu và thâm lại. Các loại
thuốc giãn mạch máu mà ta đang sử dụng có thể khiến cho các mạch máu bị giãn
nở khiến vùng da dưới mắt bị sẫm màu.
5. Do chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn kiêng thiếu chất dinh dưỡng, ăn uống
thất thường, uống ít nước cũng là nguyên nhân khiến vùng da dưới mắt dễ bị sậm
màu.
6. Do cơ thể bị suy nhược, thiếu ngủ: Thiếu ngủ, lo âu, tâm trí căng thẳng
hoặc mệt mỏi quá mức là nguyên nhân khiến làn da bị nhợt nhạt, xanh xao. Điều
này tạo điều kiện cho các mạch máu dưới da có cơ hội lộ diện, tạo thành những
màu xanh đen thẫm dưới mắt.

7. Do thai nghén: Khi phái nữ đang ở thời kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ, do
có sự xáo trộn nội tiết tố, làn da cũng trở nên xanh xao hơn và vì vậy, chúng lại
cho phép các mạch máu màu xanh sẫm dưới da xuất hiện ra bên ngoài, đặc biệt là
ở vùng da mỏng manh quanh mắt.
8. Do tuổi tác: Càng có tuổi, vùng da quanh mắt càng có xu hướng mỏng
đi, tăng thêm nếp nhăn và bị sẫm màu. Đây là quy luật mà chúng ta khó tránh
khỏi.
9. Do bệnh lý nội khoa: Nếu quầng da dưới mắt kéo dài tình trạng thâm
đen, phù thủng, tạo thành bọng thì cần phải ghi nhận đấy là những dấu hiệu xấu
của sức khỏe và chúng ta cần phải được bác sĩ khám bệnh giúp tìm ra nguyên nhân

các bệnh lý về tim, thận, máu…nếu có, để điều trị kịp thời.

CÁCH XỬ TRÍ THÍCH HỢP
Như vậy, chúng ta thấy rằng quầng thâm dưới mắt không phải là một bệnh
lý ngoài da, cũng chưa phải là dấu hiệu báo nguy nhưng cũng cảnh báo một số
vấn đề có liên quan đến nếp sống, tuổi tác, việc sử dụng thuốc men hoặc một số
bệnh lý nội khoa… mà chúng ta nên lưu ý. Việc dùng các loại mỹ phẩm như kem
dưỡng da có chứa vitamin K, phấn có tông sáng màu, kem trộn, kem tẩy trắng da
hay các mẹo vặt để che giấu quầng thâm mắt như đắp dưa chuột, đắp khăn lạnh,
đắp trà túi lọc…không thể giải quyết tận gốc vấn đề.Đây chỉ là những giải pháp
ngắn hạn, tạm thời, không khoa học và còn có thể gây nhiều biến chứng nguy
hiểm.

Khi thấy quầng thâm dưới mắt kéo dài lâu ngày, cần phải xét lại những xáo
trộn lớn về sức khỏe và tìm hiểu căn nguyên bệnh lý. Cần có sự thăm khám và
điều trị thích hợp của bác sĩ, không thể thường xuyên dùng mẹo vặt để cải thiện
hoặc dùng mỹ phẩm để che đậy quầng thâm.
Tuy nhiên, tạm thời chúng ta cũng có thể thực hiện một số biện pháp cơ bản
sau để có thể giúp giảm bớt tạm thời sự xuất hiện của quầng thâm dưới mằt hay
ngăn ngừa chúng tiến triển tồi tệ hơn.
1. Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 -2 lít). - Ăn nhiều rau quả tươi và
đầy đủ dưỡng chất, không ăn quá mặn.Hạn chế việc dùng các loại thực phẩm chế
biến công nghiệp, các loại nước ngọt, nước giải khát có gas.
2. Khi đi ra nắng nên đeo kính râm và đội nón rộng vành.
3. Tránh lạm dụng mỹ phẩm, không nên dùng kem trộn hay thuốc tẩy trắng
da.
4. Sắp xếp lịch làm việc, học tập và nghỉ ngơi điều độ, hợp lý, không nên
thức quá khuya. Mỗi ngày nên ngủ đủ ít nhất 6-8 tiếng.
5. Buổi tối trước khi đi ngủ, các bạn gái có thể dùng ngón tay mát-xa vùng
xung quanh mắt sau đó dùng nước trà ấm thấm khăn đắp lên mắt mục đích làm

tăng lượng tuần hoàn máu đến các mô và làm thư dãn các cơ xung quanh mắt.
6. Chúng ta nên đi khám chuyên khoa mắt để phát hiện tật khúc xạ và các
bệnh về mắt khác khi thấy có những biểu hiện bất thường ở mắt và chung quanh
mắt, đồng thời kiểm tra sức khoẻ tổng quát để bác sĩ có hướng xử trí đúng đắn cho
từng trường hợp cụ thể

Để kết luận, chúng tôi xin lưu ý rằng quầng thâm quanh mắt không phải là
khuyết điểm để chúng ta cố gắng khỏa lấp chúng đi khi chưa xác định được
nguyên nhân. Đây không phải là một bệnh lý ngoài da, cũng chưa phải là dấu hiệu
báo nguy nhưng cũng cảnh báo một số vấn đề có liên quan đến nếp sống, tuổi tác,
việc sử dụng mỹ phẩm, thuốc men hoặc một số bệnh lý nội khoa… mà chúng ta
cần lưu ý.

Nhu cầu làm đẹp cần phải hài hoà với sức khỏe, tâm lý, trang phục và mỹ
phẩm sử dụng. Nghệ thuật làm đẹp phải đi đôi với văn hóa làm đẹp và xin nhớ
rằng câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” vẫn còn nguyên giá trị.

BS. LÊ ĐỨC THỌ
Trưởng Khoa Da Liễu - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn


×