Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Các nguyên nhân gây khó thở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.92 KB, 5 trang )

Các nguyên nhân gây khó thở

Thật đơn giản khi nói rằng khó thở là tình trạng cảm thấy khó khăn khi hít
thở. Có thể chỉ khó lúc hít vào hay lúc thở ra, và cả hai. Có thể khó thở khi nằm,
phải ngồi; thành từng cơn hay liên tục. Có thể thở nhanh hay thở chậm... Tuy
nhiên, để chẩn đoán nguyên nhân khó thở thì không đơn giản bởi vì có nhiều bệnh
gây ra khó thở.
Nguyên nhân hàng đầu của khó thở là các bệnh lý của bộ máy hô hấp
Ví dụ như viêm tuyến bạch huyết vùng mũi hầu gây nghẹt mũi phải thở
bằng miệng. Nhìn chung các bệnh ở phổi gây ra khó thở gồm 2 loại chính:
Thứ nhất là bệnh phổi tắc nghẽn: Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính; hẹp phế quản, khí quản: do tổn thương trong lòng hoặc bị chèn ép từ bên
ngoài; dị vật đường thở. Người bệnh khó thở do đường thở hẹp, tắc.
Thứ hai là bệnh phổi hạn chế: Viêm phổi, xẹp phổi, tràn khí màng phổi,
tràn dịch màng phổi... người bệnh khó thở do giảm diện tích hô hấp.
Bên cạnh bệnh lý hô hấp là bệnh lý tuần hoàn
Tổn thương ở van tim, cơ tim, màng tim sẽ dẫn đến khó thở khi có sự ứ trệ
tuần hoàn ở phổi dẫn đến sự suy giảm cung cấp ôxy. Nặng nề nhất phải kể đến:
phù phổi cấp huyết động sau đó là hen tim... Khó thở do nguyên nhân tuần hoàn
dễ nhầm với nguyên nhân hô hấp, vì có những triệu chứng hô hấp và những thay
đổi hình ảnh trên những phim chụp phổi.
Các nguyên nhân khác gây khó thở là
Nguyên nhân thần kinh cơ: Thường gặp thở nhanh ở những người hay lo sợ
dẫn đến kiềm hô hấp. Những tổn thương ở các bệnh như viêm đa rễ thần kinh, béo
phì, (hội chứng Pickwick. Những tổn thương thần kinh trung ương: xuất huyết
não, u não... Còn tính đến u tuyến ức gây nhược cơ và các bệnh teo cơ khác...
Nguyên nhân thay đổi các thành phần trong máu: Thiếu máu mạn tính
thường gây khó thở khi gắng sức. Thiếu máu cấp tính gây sốc giảm thể tích tuần
hoàn.

Toan máu chuyển hóa trong hôn mê đái tháo đường gây ra rối loạn nhịp thở


kiểu Kussmanl: hít vào và thở ra sâu, bằng nhau và đều đặn.
Mặc dù Khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi là cấp cứu
chuyên khoa nhưng nhận được nhiều người bệnh khó thở không phải thuộc
chuyên khoa do người bệnh tự đến. Quan niệm của bệnh nhân là khó thở phải đến
bệnh viện phổi. Có người bệnh được chuyển đến với chẩn đoán: khó thở viêm
phổi nhưng lại là suy tim suy thận phải chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Có người
bệnh được gửi đến vì ho ra máu nhưng là phù phổi cấp. Có người là nhồi máu cơ
tim, tràn dịch màng phổi do tim, hen tim... cũng vào đây. Thậm chí có cả trường
hợp sau khi cãi nhau, khó thở... cũng vào đây... Vậy là khoa hồi sức cấp cứu của
bệnh viện chuyên khoa lao và bệnh phổi đã trở thành cấp cứu đa khoa?
Điều đáng nói là cần nâng cao kiến thức từ tuyến cơ sở về nhận biết nguyên
nhân khó thở để sơ cứu cũng như chuyển viện đúng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
điều trị, người bệnh sẽ đỡ phải chuyển viện vòng vèo. Chẳng hạn với khó thở do
nhồi máu cơ tim, nếu chuyển đúng đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch sẽ tốt
hơn.


×