Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.9 KB, 7 trang )

Một số Bệnh Lý Thần Kinh Thường Gặp
Trong quá trình khám chữa bệnh, chúng tôi thường gặp và điều trị một số
bệnh lý thần kinh như: Thoát vị đĩa đệm thắt lưng; Thoái hoá cột sống có biểu
hiện chèn ép thần kinh; Trượt đốt sống độ I có kèm thoái vị đĩa đệm; Hẹp ống
sống khu trú; U trong ống sống; Hội chứng ống cổ tay…Trong đó bệnh lý thường
gặp nhiều nhất là:
1. Thoát Vị Đĩa Đệm Thắt Lưng Gây Đau Buốt Thần Kinh Tọa

- Nguyên nhân: Đa số do chấn thương trong lao động, trong thể thao hoặc
chấn thương mãn tính
- Chỉ định phẫu thuật tuyệt đối:
+ Đau thần kinh toạ có liệt nhẹ hoặc mới vừa liệt hoàn toàn 1 chân, rối loạn
cơ vòng
+ Đau thần kinh toạ không đáp ứng với điều trị nội khoa: đau dữ dội nằm
ngồi không yên
- Phương pháp:
+ Gây mê nội khí quản: đặt bệnh nhân nằm sấp - mở cửa sổ xương ½ mảnh
sau tương ứng với rẽ thần kinh đau buốt. Kể cả những đĩa đệm trung tâm hoặc
kèm gai cột sống (osteophyte) cắt cả mảnh sau (laminectomy).
+ Hầu hết dùng kháng sinh phòng ngừa trước và sau khi đóng vết mổ. Ngày
điều trị trung bình từ 3-4 ngày, kết quả tốt trên 90%. Đa số bệnh nhân xuất viện
bớt đau ngay sau mổ
- Những điều cần chú ý:
Biện pháp phòng tránh và luyện tập cho người bệnh bị thoát vị đĩa
đệm
+ Để phòng tránh thoát vị đĩa đệm cần phải rèn luyện một cơ thể khỏe
mạnh và đặc biệt là một cột sống vững chắc, ngay từ tuổi trẻ bằng chế độ ăn uống
và sinh hoạt hợp lý.
+ Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Trẻ em cần ngồi
học đúng tư thế, tránh mang vác nặng. Điều đó giúp phòng tránh tật gù vẹo cột
sống, là một yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm.


+ Người trưởng thành cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật
nặng ở tư thế cúi lom khom.
+ Cũng cần tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông
xuống đất.
+ Tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức và kéo dài.
Dự phòng bệnh tái phát
+ Giảm cân với những người béo phì, tránh những căng thẳng quá mức về
tâm lý.
+ Thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày thích nghi với tình trạng đau
cột sống thắt lưng. Cần tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, không quá sức để
nâng cao thể lực. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần áp dụng các
bài tập tăng cường sự dẻo dai của các khối cơ lưng và cơ bụng. Có thể đi bộ trên
nền phẳng, bơi, đạp xe.
+- Cần chú ý rằng đi xe máy, ô tô trên đường xóc, mấp mô cũng là một
nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm cột sống. Do vậy người bị thoát vị đĩa đệm cần tránh
đi xe đường xóc. Nếu cần phải đi ô tô, xe máy thì cần đeo đai lưng.
+ Ngoài ra cần điều trị kịp thời các bệnh lý cột sống. Cần cải thiện điều
kiện làm việc, hạn chế các sang chấn về tinh thần, chấn thương do lao động. Thích
nghi với nghề nghiệp: tránh các nghề như lái mô tô, máy kéo

Để tìm hiểu thêm về “Thoát vị đĩa đệm và các phương pháp điều trị”,
thân mời bạn đọc tham khảo theo đường link sau:
/>&id=3106&Itemid=29

2. Máu Tụ Mãn Tính TRong Hộp Sọ



Máu tụ mãn tính trong hộp sọ là một bệnh lý khó chẩn đoán dễ bỏ sót
nhưng lại thường gặp trong chấn thương (đôi khi bệnh nhân đã quên hẳn yếu tố

chấn thương). Những bệnh lý khác cần để ý:
- Sau khi chạy thận nhân tạo
- Điều trị chống đông trong các bệnh tim mạch
- Dẫn lưu dịch não tuỷ trẻ em
- Nghiện rượu
- Dị dạng mạch máu não, di căn . . . u não chảy máu
- Phương pháp điều trị ngoại khoa tuỳ thuộc vào bệnh lý, nếu do chấn
thương, phẫu thuật đơn giản, kết quả tốt
+ Gây mê nội khí quản
+ Khoan sọ một lỗ dẫn lưu vùng trũng nhất (decline) của khối máu tụ,
thông thường đỉnh sau hay thái dương
+ Kháng sinh phòng ngừa, ngày điều trị trung bình 2-3 ngày

3. Hội Chứng Cổ Tay



- Bệnh lý thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới theo tỷ lệ 3/1 chấn thương
mãn tính do công việc nội trợ (transverse lig) (Dây thần kinh giữa nằm ngay dưới
dây chằn ngang cổ tay). Ngoài ra cò thể gặp Gãy xương do viêm bao hoạt dịch, đái
tháo đường, 15% viêm khớp dạng thấp công nhân tiếp xúc với máy rung cũng có
thể dẫn đến hội chứng ống cổ tay lâm sàng.
- Các ngón tay đau tê, buốt nhiều nhất về ban đêm. Bệnh nhân phải thức
giấc, cử động cổ tay liên tục cho máu lưu thông mới đỡ tê nhức.
- PHẫu thuật khi: Điều trị nội khoa không khỏi
+ Điều trị ngoại khoa đơn giản: cắt bỏ dây chằng ngang cổ tay giải phóng
dây thần kinh giữa trên dưới cổ tay 3-4 cm qua đường mổ 2cm hình chữ Z ở cổ tay
+ Gây mê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản
Xuất viện cùng ngày. Ghi nhớ: đừng để ướt vết mổ, đặt splint cổ tay.
Thân mời bạn tham khảo bài viết “Hội chứng ống cổ tay” theo đường link

sau đề hiểu thêm về bệnh
/>&id=1081&Itemid=29

BS. LÊ NGỌC DŨNG – BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng


×