Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Mụn Cóc mọc ở Lòng Bàn Chân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.67 KB, 8 trang )

Mụn Cóc mọc ở Lòng Bàn Chân
A. Tổng Quan: Mụn cóc là những khối tăng sinh ở da và niêm mạc (miệng
hoặc sinh dục) gây ra bởi trên 100 type papillomavirus ở người (HPV). Virus làm
dày lớp thượng bì trên cùng của da. Mụn cóc khi mọc ở lòng bàn chân có hình
dạng như một nốt chai.

Mụn có thể nhỏ, hoặc tăng trưởng và bao phủ hầu hết lòng bàn chân. Mụn
cóc thường không đau và có thể tự biến đi, đôi khi trong vòng vài tháng nhưng
cũng có trường hợp kéo dài đến 2 năm.


Mụn cóc lây truyền do tiếp xúc giữa người với người. Virus gây bệnh
không có khả năng lây lan cao lắm nhưng có thể lây nhiễm qua những vết xước
nhỏ ngoài da. Cũng bằng cách thức đó, mụn cóc lây lan từ vùng này sang vùng
khác của cơ thể. Virus rất hiếm khi lây truyền do tiếp xúc với những vật dụng mà
người bệnh đã sử dụng.


B. Những ai có nguy cơ?
Mụn cóc có thể xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở lứa
tuổi từ 12 đến 16. Ước lượng có khoảng 20% học sinh và khoảng 10% dân số bị
mụn cóc. Những bệnh nhân nhiễm HIV, ghép tạng hoặc đang được hóa trị liệu có
tần suất bị mụn cóc cao hơn do hệ miễn dịch suy giảm.


C. Triệu Chứng và Dấu Hiệu
- Các vị trí thường gặp của mụn cóc ở bàn chân:
+ Bàn chân, đặc biệt ở những vùng chịu sức nặng của cơ thể (như gót chân
và các vùng da đệm dày chẳng hạn)
+ Các kẽ ngón
- Mụn cóc ở bàn chân có thể mọc đơn độc hoặc từng cụm. Chúng có hình


dạng dày, thô, giống các cục chai ở lòng bàn chân. Ngoài ra, mụn cóc ở lòng bàn
chân còn có nhiều chấm đen ở bề mặt do các mạch máu nhỏ li ti tạo thành.
- Các mụn cóc ở lòng bàn chân thường gây đau.
- Nhiễm mụn cóc thường được mô tả như sau:
+ Mụn cóc nhỏ ở bàn chân: một hoặc nhiều tổn thương nhỏ không đau
+ Nhiều mụn cóc ở bàn chân mức độ trung bình: Nhiều tổn thương, có thể
gây khó chịu.
+ Mụn cóc khổng lồ ở bàn chân: Nhiều mụn cóc, bao phủ phần lớn bàn
chân, gây đau và khó chịu đáng kể.


D- Hướng Dẫn Tự Chăm Sóc
Do chúng có thể tự khỏi, nên không cần thiết phải điều trị tất cả các mụn
cóc. Ngoài ra, điều trị không phải lúc nào cũng diệt được hết mụn cóc hay phòng
ngừa được các mụn khác xuất hiện. Việc điều trị có thể gây đau đớn, để lại sẹo và
cần được thực hiện nhiều lần, do đó chỉ nên tiến hành đối với những trường hợp
mụn cóc gây nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
+ Băng dính dán mỗi ngày lên vùng tổn thương có thể hiệu quả, dù cơ chế
chưa được biết rõ. Băng phải thật dính và lưu trong vài ngày. Trong lúc thay đổi
băng dính, nên ngâm mụn cóc trong nước ấm, và loại bỏ các lớp da lỏng lẻo bằng
một miếng giấy nhám mịn.
+ Các thuốc chấm mụn cóc bán tự do chứa salicylic acid tác dụng bằng
cách tiêu hủy lớp da bị virus làm thương tổn. Cần điều trị mỗi ngày. Thuốc có thể
gây kích ứng nếu chạm phải mô lành chung quanh; thuốc dán chứa 40% salicylic
acid có hiệu quả khá tốt. Cắt một miếng nhỏ và dán kín lên mụn cóc, sau đó dán
thêm một miếng băng dính để giữ chặt. Giữ thuốc trong 2–3 ngày. Gỡ thuốc dán
và băng dính rồi giũa bỏ lớp mô chết trên bề mặt da bằng giấy nhám. Dùng tiếp
một miếng thuốc dán 40% salicylic acid và phủ lại bằng băng dính. Thực hiện
nhiều lần như thế cho đến khi mụn cóc biến mất hoàn toàn. Nhiều mụn cóc ở lòng
bàn chân biến mất sau 1-2 tháng điều trị.

+ Các thuốc gây đông lạnh mụn cóc bán tự do hình như ít tác dụng.
+ Những người khác cùng gia đình nên tránh sử dụng chung các vật dụng
cá nhân như khăn tắm v.v.


E. Khi Nào cần đi Khám Bệnh?
- Đi khám chuyên khoa da liễu khi:
+ Mụn cóc đau và chảy máu.
+ Mụn mọc nhiều và lan tỏa nhanh.
+ Mụn cóc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và không đáp ứng với các
phương pháp tự chăm sóc.
- Mụn cóc ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc có rối loạn tuần hoàn cần được
bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị.


E- Các Phương Thức Điều Trị
Sau khi đã chẩn đoán mụn cóc ở lòng bàn chân, bác sĩ có thể sử dụng một
số chọn lựa điều trị dưới đây:
+ Làm đông lạnh bằng nitrogen hóa lỏng (cryosurgery)
+ Đốt bằng kim điện (electrocautery)
+ Dùng tia laser để cắt đứt dòng máu đến nuôi mụn cóc
+ Bôi cantharidin, podophyllin, tretinoin, hoặc salicylic acid lên mụn cóc
+ Tiêm Candida antigen, một protein gây dị ứng, hoặc bleomycin, một
thuốc hóa trị ung thư, trực tiếp vào khối u
Mụn cóc ở lòng bàn chân thường khó điều trị, có khi phải mất nhiều tháng
mới hiệu quả.



BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tài liệu Tham Khảo:
Bolognia, Jean L., ed. Dermatology, pp.1222, 1226. New York: Mosby,
2003.
Freedberg, Irwin M., ed. Fitzpatrick's Dermatology in General Medicine. 6
th

ed. pp.2122-2124, 2127, 2368. New York: McGraw-Hill, 2003.

×