Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
CHẨN ĐOÁN BỆNH LAO PHỔI
Thạc sĩ bác sĩ Phan Vương Khắc Thái
Tháng 2/2011
+ Mục tiêu bài giảng :
1. Mô tả các triệu chứng của lao nguyên phát và lao thứ phát
2. Liệt kê các xét nghiệm chẩn đóan lao.
3. Nhắc lại định nghĩa ca lao phổi và phân loại bệnh lao phổi theo Chương Trình
Chống Lao Việt Nam.
4. Nhắc lại các biến chứng sớm và muộn của lao phổi.
5. Diễn giải sơ đồ chẩn đoán lao phổi M(-) theo WHO 2006
I. Đại cương về bệnh lao :
Bệnh lao là một bệnh nhiễm trùng khám phá và xác định bởi nhà bác học người Đức
Robert Kock. Tuy nhiên người ta có thể tìm thấy các tài liệu viết tay về bệnh lao từ
thời Ai Cập cổ xưa và vào những năm 1700-1800 bệnh đã xuất hiện ở Châu Âu và
Bắc Mỹ.
Lao là bệnh nhiễm trùng hang đầu gây nên tỷ lệ tử vong cao trên thế giới. Bệnh lao
gây nên bởi vi trùng lao Mycobacterium tuberculosis. Mycobacteria có thể chia làm 4
nhóm chính : 1) Phức hợp tuberculosis, 2) Mycobacteria mọc chậm khác
Tuberculosis, 3) Mycobacteria mọc nhanh, 4) Mycobacteria leprae.
II. Nhắc lại vi trùng lao :
A. Vi trùng lao có các đặc tình sau:
1. HIếu khí tuyệt đối : sinh sản trong mơ có nồng độ ơxy cao như phổi.
2. Sự sinh sản chậm : một thế hệ 12-18 giờ (20 giờ)
3. Tỷ lệ đột biến kháng thuốc : INH: 10 -6; Rif 10 -6; EMB: 10 -5.
4. Vi sinh vật nội bào : ảnh hưởng đến thực bào đơn nhân (đại thực bào)
5. Vi sinh kỵ nước và kháng acid .
B. Vi trùng lao là vi khuẩn hiếu khí tuyệt đối :
- Dài 2-4µm, rộng 0,3-0,5µm
- Vi trùng lao tồn tại trong ánh sáng mặt trời 1,5 giờ; tia cực tím 2-3 phút; ở 42 oC:
ngừng phát triển; 80oC: chết sau 10 phút; cồn 90oC: chết trong 3 phút; acid phenic:
chết trong 1 phút.
C. Bốn yếu tố ảnh hưởng đến truyền vi trùng lao :
1. Số vi trùng lao bệnh nhân khạc ra ngịai khơng khí.
2. Mơi trừơng : khơng gian nơi vi trùng lao được khạc ra ngòai và sự thơng thóang.
3. Thời gian tiếp xúc với người bị lao lây nhiễm
4. Tình trạng miễn dịch của cơ thể người tiếp xúc.
1
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
III. Nhắc lại sinh lý bệnh :
1/ Giai đoạn 1 : ( ngày thứ 1-7 sau nhiễm)
- ngày 1: bạch cầu đa nhân trung tính nuốt vi khuẩn lao nhưng khơng diệt được.
- ngày 2 : đại thực bào phế nang tấn công vi sinh vật qua hiện tượng thực bào.
- Vi trùng có thể bị giết ở thời điểm này làm bệnh ngưng tiến triển
- Hay vi trùng phóng thích từ đại thực bào bắt đầu giai đọan 2.
2/ Giai đoạn 2 : ( ngày thứ 7-21) “ symbiosis”
- Đại thực bào từ máu vào mô phổi.
- Củ lao được tạo thành.
- Vi khuẩn lao sống sót phân chia và phát triển.
3/ Giai đoạn 3:
- Phát triển vi trùng diễn tiến chậm do họat động miễn dịch qua trung gian tế bào và
đáp ứng tăng nhạy cảm.
- Củ lao trở thành san thương bả đậu chắc.
- Sự phân chia giảm trong chất bả đậu do thiếu ôxy : nhiều củ lao trở thành vơ trùng,
calci và xơ hóa, một số khác có thể chứa những vi sinh vật sống tiềm ẩn.
4/ Giai đoạn 4:
- Chất bả đậu hóa: điều này cho phép vi sinh vật nhân vừa đủ ôxy để bắt đầu phân
chia lại. Đáp ứng miễn dịch không hiệu quả với số lượng lớn vi trùng lao. Hang được
tạo thành phát tán vi trùng lao.
+ Các tình trạng và bệnh lý sau làm nhiễm lao dễ thành bệnh lao : suy dinh
dưỡng, uống rượu, tuổi già, nhiễm HIV, tiển đường, phẩu thuật cắt dạ dày, suy thận
mãn, bệnh silicosis, bệnh bạch cầu, khối u, điều trị thuốc ức chế miễn dịch, các nhân
tố di truyền.
IV. Triệu chứng học:
A. Biểu hiện lâm sàng bệnh nhân lao phổi nguyên phát :
- Hỏi bệnh : có chủng ngừa BCG chưa? tìm nguồn lây lao trong gia đình, trường học,
nơi làm việc.... Đa số các trường hợp khơng có triệu chứng, tuy nhiên một số có các
triệu chứng nhiễm lao chung như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ về chiều..
- Hai bệnh cảnh khá đặc trưng nhưng hiếm gặp trong lao nguyên phát là:
. Hồng ban nút : xuất hiện chỗ sưng lên màu đỏ hay nâu, đường kính thường
từ 3-15 cm, ở bề mặt duỗi của chi dưới hay chi trên do hiện tượng viêm xung quanh
động mạch hay tĩnh mạch trong lớp bì. Cần chẩn đóan phân biệt với nhiễm
streptococcus họng, sarcoidosis, viên đường ruột...San thương gây nên do lao thường
xảy ra 3-8 tuần sau nhiễm. San thương thường hồi phục với điều trị mặc dầu một vài
trường hợp để lại biến đổi da vĩnh viễn.
. Viêm kết mạc mắt mụn rộp: thường gặp ở trẻ em, trong vòng 12 tháng lao
nguyên phát, biểu hiện những nốt xám hay vàng nhỏ trên màng kết góc mắt với mạch
máu dãn lan tỏa ra ngịai. Triệu chứng thường là kích thích, đau, chảy nước mắt và sợ
ánh sáng. San thương có thể xuất hiện và biến mất tự phát. Điều trị lao, đơi khi dùng
atropine và hydrocortisone nhỏ mắt có thể làm giảm viêm.
- Khám thực thể :
2
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
. Khám tòan diện : phát hiện bệnh phối hợp ( tiểu đường, tim mạch, tiêu
hóa...), phát hiện các biến chứng của lao nguyên phát như xẹp thùy, tràn dịch màng
phổi, lao kê, lao màng não....
. Khám phổi : đa số khơng phát hiện gì, một số ít nghe ran nổ rải rác hay ran
nghẽn phế quản.
B. Biểu hiện lâm sàng bệnh nhân lao phổi thứ phát :
- Hỏi bệnh: có chủng ngừa BCG khơng ? có bệnh lao trước đó khơng? Các bệnh phối
hợp, tìm nguồn lây, điều kiện kinh tế...
- Giống lao nguyên phát, lao thứ phát có thể không triệu chứng chỉ phát hiện qua chụp
X quang phổi định kỳ hay tầm sóat bệnh. Thường gặp nhất bệnh nhân có các triệu
chứng cổ điển khơng đặc hiệu hay/và các triệu chứng hô hấp đặc hiệu.
- Các triệu chứng lâm sàng :
. Ho: triệu chứng thông dụng nhất là ho. Ho kích thích và liên tục, ban đầu có thể ho
khan khi bệnh tiến triển và hiện tượng bả đậu hóa xảy ra tạo hang trong nhu mơ phổi,
bệnh nhân có thể ho có đàm.
. Ho ra máu : khi san thương lao xâm lấn làm vỡ mạch máu gây ho ra máu, ít khi bệnh
lao gây tử vong do ho ra máu lượng nhiều. Có 4 mức độ ho ra máu : nhẹ (ho khạc
đàm vướng máu đến dưới 50ml máu trong 24 giờ), vừa (ho ra máu từ 50-200 ml trong
24 giờ), nặng ( ho ra máu trên 200 ml trong 24 giờ), rất nặng hay ho ra máu sét đánh
( trên 1000 ml máu trong 24 giờ).
. Mệt mỏi : khởi phát dần dần cho đến sau vài tuần bệnh nhân hầu như chỉ muốn nghỉ
ngơi không họat động.
. Sốt : thường nhẹ, hiếm khi cao trên 40°C , khuynh hướng thấp vào buổi sáng và cao
vào buổi chiều.
. Mất cân : dần dần nhưng nếu khơng điều trị sẽ suy sụp nhanh trong vịng vài tháng.
Bệnh nhân có thể mất 50% trọng lượng cơ thể hay hơn.
. Đổ mồ hơi nhiều : có thể tiếp tục vài tháng sau khi bắt đầu điều trị.
. Khó thở : thường giai đoạn nặng khi hơn 20% nhu mơ phổi bị hủy họai. Trong
những bệnh nhân có bệnh phổi trước đó như bệnh phổi mãn tính triệu chứng khó thở
có thể xuất hiện sớm hơn.
. Đau ngực mơ hồ có thể do tổn thương nằm bề mặt phổi.
- Khám :
. Dấu hiệu chung : mất cân, xanh xao do thiếu máu và sốt. Ngón tay dùy trống có thể
có khi bệnh lâu và nặng.
. Dấu chứng hơ hấp : lúc đầu có thể nghe phổi khơng có gì bất thường. Có thể nghe
được vài ran nổ khi hít sâu. Ran phế quản hay tiếng thổi ơng có thể nghe được.
- Cần thiết chẩn đóan sớm trong vịng 4 tuần nếu để lâu bệnh tiến triển nhanh và hủy
họai nhu mô phổi nhiều.
- Theo một nghiên cứu tần suất các triệu chứng thường gặp như sau : ho (78%), sụt
cân (74%), mệt (68%), sốt (60%). đổ mồ hôi (55%), ho ra máu (33%).
3
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
C. Những điểm khác biệt giữa lao nguyên phát và lao thứ phát :
đặc tính
San thương tại chổ
Ảnh hưởng đến hạch
Tạo hang
Lan truyền theo đường
máu
Phản ứng tuberculin
Tính lây nhiễm
Vị trí
Xâm lấn tại chổ
Lao ngun phát
Lao thứ phát
nhỏ
có
khơng
có
lớn
Ít
Có
hiếm
ban đầu âm tính
hiếm
bất cứ vi trí nào của phổi
hiếm
dương tính
thừơng
vùng đỉnh
thường
V. Cận lâm sàng:
1. Xét nghiệm vi trùng lao :
Xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao. Cần lấy 3 mẫu đàm ( mẫu 1 bệnh nhân đến lần đầu,
mẫu 2 đưa lọ đàm cho bệnh nhân sáng hôm sau bệnh nhân khạc vào và lọ 3 bệnh nhân
khạc vào khi đến khám lần hai vào sáng hôm sau). Nếu bệnh nhân không ho được
cần làm đàm kích thích, soi phế quản hay hút dịch dạ dày.
- Soi lam : độ nhạy 50-60%, độ đặc hiệu >98%, thời gian có kết quả nhanh 1 ngày. Độ
đặc hiệu khá cao, các sinh vật khác như các mycobacteria, Cryptosporidium,
Isospora..cũng cho kết quả AFB (acid fast bacilli) dương tính. 10% các trường hợp
AFB dương tính mà cấy âm tính do kết quả của hóa trị liệu. Các trường hợp âm tính
giả như : lấy đàm khơng đúng, dự trữ đàm, phết lam không đúng....
- Kỹ thuật kháng sinh đồ quan sát bằng kính hiển vi : (MODS : Microscopic
Observation Drug Susceptibility Assay ) là kỹ thuật rẻ tiền, có độ nhạy và độ đặc hiệu
khá cao, có kết quả sớm trong vịng 7 ngày rất thích hợp khi áp dụng ở những nước có
dịch tễ lao cao.
- Cấy – kháng sinh đồ : trong mội trường đặc (LJ: Lowenstein Jensen) là tiêu chuẩn
vàng cần 4-8 tuần có kết quả hay lỏng (MGIT: Mycobacterial Growth Indicator Tube)
với độ nhạy là 81%, độ đặc hiệu 99,6% cần 2 tuần có kết quả.
- PCR (Polymerase Chain Reaction): dùng để phát hiện DNA của vi khuẩn lao. PCR
lao có thể được thực hiện đối với những bệnh phẩm là đàm, dịch phế quản qua nội
soi,dịch màng phổi, dịch não tủy.
- Chẩn đóan sinh học phân tử khác :
. Xác định kiểu gien (Genotyping) như IS6110 RFLP ( Restriction Fragment
Length Polymorphism), VNTR-MIRU (variable-number tandem-repeat Mycobacterium Intespersed Repetitive Units), Spoligotyping. Sử dụng kỹ thuật định
týp vi khuẩn lao ( TB genotyping ) có thể xác định : người bệnh mắc bệnh do chủng
vi khuẩn lao nào, xác định hai người bệnh cùng chung một chủng vi khuẩn hoặc bị
mắc từ các nguồn lây khác nhau, tìm được mắc xích lây truyền bệnh, phân biệt người
bệnh mắc bệnh lại do tái họat hoặc tái nhiễm của vi khuẩn.
. Test Kháng sinh đồ như Mutiplex PCR, Genotype MTBDRplus (HAIN test),
Drug-resistant gene sequencing đang ngày càng thông dụng mở ra một tiến bộ trong
chẩn đóan sớm lao kháng thuốc và điều trị lao.
- Xpert MTB/RIF : là một test phân tử tự động xác định lao và kháng RiF. Test có
khả năng xác định 98,2% bệnh nhân lao phổi đàm soi trực tiếp dương tính và 72,5%
bệnh nhân lao phổi đàm âm. Độ đặc hiệu của test này là 99,2%. So với test kháng sinh
4
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
đồ, test này có khả năng phát hiện 97,6% bệnh nhân lao kháng RiF và 98,1% v trùng
nhạy cảm RiF. Với khả năng lao phổi âm tính cao ở những bệnh nhân HIV, Xpert có
khả năng tăng độ nhạy trong nhóm bệnh nhân này. Giá thành test này cao hơn soi trực
tiếp nhưng thấp hơn cấy và kháng sinh đồ cổ điển. Test cần 2-3 ngày để thông thạo và
cho kết quả trong 1 giờ 45 phút.
2. TST (Tuberculin skin test) :
- Tiêm 0,1 ml của 5 TU (tuberculin unit) PPD ( purified protein derivative) dung dịch
prơtêin thuần trong da lịng bàn tay cẳng tay bằng kim 27 tạo ra một nốt sần 6-10 mm
đường kính.
- Đo kết quả sau 48-72 giờ, đo đường kính chỗ cứng chứ khơng phải chổ đỏ da. Ghi
kết quả bằng mm chứ không phải dương tính hay âm tính.
- Phản ứng tuberculin dương tính có thể không phải do nhiễm Mycobacterium
tuberculosis mà do các trường hợp sau : tiêm vacxin BCG, nhiễm Mycobacteria khác,
phản ứng tuberculin được thực hiện mỗi 1-2 năm.
- TST dương tính tùy vào nhóm người:
. TST lớn hơn hay bằng 5mm được xem là dương tính ở nhóm người sau : người có
nguy cơ cao nhất bị lao họat tính khi nhiễm lao như nhiễm HIV, người đang điều trị
bằng liệu pháp ức chế miễn dịch, tiếp xúc gần gũi với người bị lao, Xq bất thường
tương ứng với lao trước đây.
. TST lớn hơn hay bằng 10 mm được xem là dương tính ở người tăng khả năng nguy
cơ lao như di cư trong vịng 5 năm ở nước có tần xuất lao cao, tiêm chích xì ke, nhân
viên tiếp xúc với lao, nhân viên phòng xét nghiệm lao, người có các tình trạng lâm
sàng: silicosis, tiểu đường, suy thận mãn, bạch cầu máu, lympho máu, carcinoma ...
.TST lớn hơn hay bằng 15mm được xem là dương tính ở người có nguy cơ bệnh lao
thấp.
3. Interferon- γ :
TST cho đến gần đây là test duy nhất chẩn đóan nhiễm lao. Những tiến bộ gần đây
trong hệ gien Mycobacteria và miễn dịch tế bào người đưa đến 2 test mới phát hiện
nhiễm lao bằng cách đo interferon( IFN)-γ phân giải ở các tế bào T đáp ứng với 2
kháng nguyên đặc hiệu cao đối với MT (Mycobacterium tuberculosis) mà khơng có ở
BCG (Bacillus Calmette Guerin) và hầu hết các NTM (non-tuberculosis
Mycobacteria) khác. Một test là ELISpot ( Enzyme-linked immunospot ) (T-SPOT
.TB) định các tế bào T tiết INF- γ, trong khi một test khác đo nồng độ IFN- γ bởi
ELISA ( enzyme-linked immunosorbent assay ) QUANTIFERON-TB Gold. Nhiều
bằng chứng lâm sàng cho thấy cả hai test đặc hiệu hơn TST. Trong lao họat tính
ELISA có độ nhạy cảm như TST trong khi ELISpot nhạy hơn TST.
4. X quang phổi thẳng :
- Cần chụp phim ở nhiều thời điểm khác nhau để so sánh diễn tiến và thay đổi của tổn
thương. Có thể chụp phim thẳng, nghiêng, cắt lớp và đỉnh ưỡn.
- Các hình ảnh thường gặp trong lao : tổn thương nốt, thâm nhiễm, bóng mờ, hang,
bóng mờ của u lao, đường mờ...
- Có thể gặp các hình ảnh khác kèm theo lao phổi như tràn dịch màng phổi, tràn khí
màng phổi, vơi hóa, hạch trung thất...
5
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
5. CT scan ngực :
Các san thương trung tâm thùy (centri-lobular), phân nhánh (tree-in-bud), hang và nốt
lớn 5-8mm đường kính thường gặp nhất trong lao họat tính. Các san thương xơ, xoắn
cấu trúc mạch máu-phế quản, khí phế thủng, dãn phế quản là những hình ảnh thường
thấy trong lao phổi cũ.
6. Xét nghiệm máu:
- Công thức máu : thường bạch cầu bình thường hay tăng nhẹ, thành phần Lymphơ
tăng. Tăng vận tốc lắng máu, có thể > 5 lần bình thường. Có thể có thiếu máu với
hồng cầu, Hct và Hb giảm. Nếu lao diễn tiến lâu ngày xâm lấn vào tủy có thể giảm 3
dịng máu.
- Các xét nghiêm máu khác mang tính chất thường quy hay để đánh giá tiên lượng và
theo dõi tác dụng phụ khi điều trị như glycemie, creatinin/máu, BUN, SGOT/SGPT,
Bilirubin TP/TT/GT, Ion đồ, tổng phân tích nước tiểu, acid uric...
- Xét nghiệm HIV khá cần thiết do tần suất HIV ở bệnh nhân lao khá cao, phát hiện
nhiễm HIV để điều trị thuốc chống virus kèm với thuốc lao nếu có chỉ định và để tiên
lượng bệnh.
7. Soi phế quản :
Trong những trường hợp chẩn đóan khó hay cần chẩn đốn phân biệt với các bệnh
khác. Soi phế quản qua đó có thể hút dịch phế quản hay sinh thiết tổn thương gởi giải
phẩu bệnh.
VI. Chẩn đóan:
Chẩn đốn lao dựa trên cơ bản các triệu chứng, các dấu chứng và xét nghiệm. Chẩn
đóan khẳng định bởi cấy dương tính Mycobacterium tuberculosis.
VI.1. Chẩn đóan xác định:
+ Các định nghĩa ca lao :
- Nghi lao : bất cứ ai có triệu chứng hay dấu chứng nghi lao, đặc biệt là ho kéo dài
trên 2 tuần.
- Ca lao: Được khẳng định bằng vi trùng học hay được chẩn đóan bởi bác sĩ.
- Ca xác định lao : Bệnh nhân với cấy đàm dương tính với phức hợp Mycobacterium
tuberculosis. Ở những nước mà xét nghiệm cấy chưa thông dụng thì 2 mẫu đàm soi
trực tiếp dương được xem như xác định lao.
+ CDC Mỹ ( USA Centers for Disease Control and Prevention) phân lọai định nghĩa
ca lâm sàng thỏa mản các tiêu chuẩn sau : 1) test tuberculin dương tính; 2) các triệu
chứng và dấu chứng tương hợp với lao; 3) đáp ứng với điều trị nhiều thuốc chống lao.
Định nghĩa ca lao theo xét nghiệm như sau : 1) phân lập M.tuberculosis từ mẫu lâm
sàng hay 2) đinh M.tuberculosis từ mẫu lâm sàng bởi NAA (Nucleic Acid
Amplification) test hay 3) định AFB trong mẫu lâm sàng khi không có kết quả cấy.
+ Phân lọai bệnh lao phổi theo chương trình chống lao quốc gia Việt Nam :
A. Theo kết quả soi đàm trực tiếp :
1- Lao phổi AFB(+):
Thoả mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:
+ Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB(+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.
+ Một tiêu bản đờm AFB(+) và có hình ảnh lao tiến triển trên phim Xquang
phổi.
+ Một tiêu bản đờm AFB(+) và ni cấy dương tính.
6
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
2 - Lao phổi AFB(-):
Thoả mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính qua 2 lần khám mỗi lần xét nghiệm
03 mẫu đờm cách nhau khoảng 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên
phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao.
+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính nhưng ni cấy dương tính.
B. Theo tiền sử điều trị lao
- Lao mới: Người bệnh chưa bao giờ dùng thuốc hoặc mới dùng thuốc chống
lao dưới 1 tháng.
- Lao tái phát: Người bệnh đã được điều trị lao và được thầy thuốc xác định là
khỏi bệnh, hay hoàn thành điều trị nay mắc bệnh trở lại AFB (+).
- Lao điều trị thất bại: Người bệnh mới điều trị lần đầu, còn AFB(+) trong
đờm từ tháng điều trị thứ 5 trở đi, phải chuyển phác đồ điều trị.
- Lao điều trị lại sau bỏ trị: Người bệnh không dùng thuốc trên 2 tháng liên
tục trong quá trình điều trị, sau đó quay trở lại điều trị từ đầu với AFB (+)
trong đờm.
- Chuyển đến: Người bệnh được chuyển từ đơn vị khác đến để tiếp tục điều trị.
- Lao mạn tính: Người bệnh vẫn cịn vi khuẩn lao trong đờm sau khi đã dùng
cơng thức tái trị có giám sát chặt chẽ việc dùng thuốc.
- Khác:
+ Lao phổi AFB(+) khác: Là người bệnh đã điều trị thuốc lao trước đây nhưng
không xác định được phác đồ và kết quả điều trị, nay chẩn đoán là lao phổi
AFB(+).
+ Lao phổi AFB(-) và lao ngoài phổi khác: Là người bệnh đã điều trị thuốc lao
trước đây, nay chẩn đoán lao phổi AFB(-) hoặc lao ngồi phổi.
VI.2. Chẩn đóan phân biệt:
Chẩn đóan phân biệt đơi khi dễ đơi khi rất khó. Có rất nhiều bệnh cần phải chẩn đóan
phân biệt như:
1. Viêm phổi: các vi trùng tạo hang (Staphylococcus, Klebsiella...) , virus, bệnh ký
sinh trùng, nang hyatid.
2. Bệnh lý ác tính : carcinome phế quản, alveolar cell carcinoma, lymphoma,
leukaemia...
3. Bụi phổi.
4. Viêm mạch: bệnh lý u hạt Wegener, bệnh lý Rheumatoid nodule, viêm phổi tắc
nghẽn.
5. Xơ hóa phổi.
6. Nhồi máu phổi.
7. Viêm phế nang dị ứng ngọai sinh.
8. Sarcoidosis.
7
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
XII. Biến chứng :
A. Biến chứng sớm :
1. Lao hầu và lao thanh quản:
Ho và nuốt vi trùng từ mô phổi tổn thương lan tỏa có thể đưa đến nhiễm trùng thanh
quản và thường đi kèm với lao hầu họng. bệnh nhân khàn giọng và đau khi nuốt.
Chẩn đóan bằng Xq và thử đàm, sinh thiết tổn thương cho thấy mô hạt tại chổ.
2. Viêm màng ngịai tim:
Hiếm gặp hơn có thể lan truyền trực tiếp từ lồng ngực đến màng ngòai tim gây nên
viêm màng ngòai tim, tràn dịch màng ngòai tim hay viêm màng ngòai tim co thắt.
3. Ho ra máu:
Ho ra máu có thể nhẹ hay có thể nhiều đe dọa tính mạng. Thường do hủy họai mạch
máu khi tổn thương phổi tiến triển. Ho ra máu có thể xảy ra như là một biến chứng
muộn của lao đã lành hay nấm aspergiloma trong hang phổi củ và xâm lấn thành
hang.
4. Biến chứng màng phổi :
Lan truyền bệnh đến màng phổi có thể đưa đến tràn khí màng phổi và rò phế quảnmàng phổi. Tràn mủ màng phổi có thể xảy ra.
5. Lao nội phế quản:
Ảnh hưởng trực tiếp niêm mạc phế quản hay phế quản có thể gây ra bệnh lý nội phế
quản. Niêm mạc sưng phồng lên và tắc nghẽn một phần đường dẫn khí lớn. Soi phế
quản có thể thấy vùng sưng phồng bao phủ lớp niêm mạc hay hình ảnh lao kích thước
đầu kim màu trắng. Bệnh nhân có thể khó thở hay khị khè lien tục giống suyển. San
thương lành sẹo có thể đưa đến hẹp phế quản. Phẩu thuật có thể cần để chỉnh lại vị trí
bất thường.
6. Bệnh lý khớp Poncet:
Poncet mơ tả viêm đa khớp thóang qua liên quan với lao gây nên bởi phản ứng miễn
dịch với prôtêin lao, chứ không phải nhiễm trùng. Khá hiếm gặp và đáp ứng nhanh
với điều trị lao, thường được chẩn đóan lọai trừ.
7. Tử vong:
Mặc dầu điều trị thuốc hữu hiệu, ngay cả ở nhưng nước phát triển tỷ lệ tử vong do lao
còn đáng kể khỏang 4-8%. Trên 70 tuổi tỷ lệ tử vong cao khỏang 30%. Những yếu tố
liên quan đến tử vong bao gồm tuổi già, tạo hang, hình ảnh Xq lan tỏa và đàm soi trực
tiếp dương tính.
B Biến chứng muộn :
1. Tắc nghẽn đường dẫn khí :
Xơ hóa từ lao nội phế quản có thể gây tắc nghẽn đường dẫn khí giống bệnh cảnh bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính.
2. Tổn thương phổi nặng :
Xơ lan tỏa đưa đến hủy họai nhiều và đưa đến tâm phế mạn. Suy hơ hấp có thể do
bệnh giới hạn gây nên bởi mủ màng phổi lan tỏa và bệnh lý màng phổi...
3. Amyloid :
Đây là biến chứng hiếm do điều trị lao sớm.
4. Carcinoma phổi :
Tỷ lê ung thư phổi sau lao phổi đã được báo cáo trong y văn.
8
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
9
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
IX. Kết luận :
Lao phổi có thể là một bệnh dễ chẩn đóan nhất và cũng có thể là một bệnh khó chẩn
đóan nhất. Bệnh nhân với những triệu chứng và dấu chứng rỏ ràng cùng với kết quả
soi trực tiếp đàm dương tính thì rỏ ràng cho chẩn đóan. Đơi khi cần điều trị thử khi
khơng có bằng chứng rỏ của lao. Trong trường hợp này cần đánh giá đáp ứng với điều
trị bằng các tiêu chuẩn rỏ ràng và việc điều trị cần xem xét lại nếu sau 2 tháng không
đáp ứng với điều trị. Kinh nghiệm và khám lâm sàng vẫn còn là những yếu tố quan
trọng trong việc xác định liệu có cần điều trị hay khơng. Chúng ta cần các test chẩn
đóan có độ nhạy cao hơn.
Lao phổi vẫn cón là bệnh khá thường gặp nhất là ở nước có tần suất lao cao như ở
nước ta. Cần nghĩ đến lao phổi để tìm các phương tiện chẩn đóan thích hợp. Chẩn
đóan sớm để điều trị sớm là cần thiết vì khơng những giảm tỷ lệ tử vong, giảm biến
chứng... mà còn giảm nguồn lây trong cộng đồng và tình trạng kháng thuốc ngày càng
tăng hiện nay.
X Tài liệu tham khảo:
1. Tuberculosis Control Training Program 2008. National Tuberculosis Association,
Taiwan.
2. Clinical Tuberculosis. Petter D.O. Davies. Third Edition. 2003. Oxford University
Press. UK
3. Diagnostic Standards and Classification of Tuberculosis in Adults and Children.
American Thoracic Society. 2000.
4. Quản lý bệnh lao. Bộ y tế. Chương trình chống lao quốc gia. 2009.
XI. Câu hỏi tự lượng giá :
1. Khi được điều trị đúng bao nhiêu phần trăm bệnh nhân lao sẽ được sống sót ?
a. 50%
b. 60%
c. 80%
d. 90%
2. Vi trùng lao có cấu tạo thành tế bào đặc biệt giúp vi trùng tồn tại trong đại thực bào
?
a. Đ
b. S
3. Củ lao được tạo thành bởi :
a. phế nang
b. đại thực bào nhiễm lao
c. các tế bào viêm
d. b và c đúng
4. Triệu chứng lao phổi bao gồm :
a. ho
1
Chẩn đóan bệnh lao phổi
Ths Bs Phan Vương Khắc Thái
b. sốt
c. đổ mồ hơi
d. tất cả đều đúng
5. Chỉ có người bị lao họat tính mới lây truyền lao ?
a. Đ
b. S
6. Lao tiềm ẩn có thể xác định bởi TST (tuberculin skin test) khi người bị nhiễm lao
sau :
a. 2-3 tuần
b. 3-4 tuần
c. 4-5 tuần
d. 3 tháng
7. Chẩn đóan lao phổi họat tính dựa vào :
a. Triệu chứng
b. X quang phổi
c. xét nghiệm đàm
d. tất cả đều đúng
8. Lao là bệnh có thể ngăn ngừa được ?
a. Đ
b. S
9. Thơng khí tốt là biện pháp quan trọng nhất ngăn ngừa lao ?
a. Đ
b. S
10. BCG ngăn ngừa lao lan truyền trong cơ thể chứ không ngăn ngừa nhiễm lao ?
a. Đ
b. S
XII. Câu hỏi ơn tập :
1. Trình bày các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của lao phổi nguyên phát ?
2. Trình bày các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của lao phổi thứ phát ?
Đáp án : 1d, 2a, 3d, 4d, 5a, 6c, 7d, 8a, 9a, 10a.
1