Ngày soạn 9/3/1010
Tiết 33 : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ( Sử 10 )
A.GIÁO ÁN LÊN LỚP:
I). Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được những vấn
đề sau:
1. Về kiến thức:
- Bằng chứng về sự xuất hiện người nguyên thủy trên đất Bình Thuận.
- Điều kiện tự nhiên, sự phát triển bước đầu của ngành kinh tế, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị của
thời cổ đại và trung đại.
- Các bước phát triển của lịch sử và quá trình hòa nhập giữa các tộc người.
- Các thành tựu về đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của dân cư Bình Thuận cổ trung
đại.
2. Về Thái độ
- Giáo dục tình cảm gắn bó đoàn kết thương yêu nhau.
- Tự hào về truyền thống lịch sử của địa phương.
- Thái độ trân trọng, gìn giữ những di sản văn hóa.
- Cố gắng phấn đấu đoàn kết xây dựng Bình Thuận ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Về kỹ năng:
- Ghi nhớ các sự kiện và thành tựu chính.
- Phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện.
II). Thiết bị, tài liệu Dạy - Học:
- Sơ đồ tỉnh Bình Thuận thời trung đại, có ghi chú các địa danh xưa và nay.
- Tranh ảnh về khảo cổ, về văn hóa, về tộc người, về nghề nghiệp
III). Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Dẫn dắt vào bài mới: Bình Thuận là một vùng đất giàu đẹp, có biển, có núi rừng, có đồng bằng,
có hải đảo. Có nhiều tiềm năng nhưng nổi bật nhất là nghề gắn với biển như đánh bắt hải sản, du
lịch, chế biến các sản phẩm từ biển. Vậy, con người đã có mặt trên đất Bình Thuận từ lúc nào? Cuộc
sống của họ ra sao? Bình Thuận đã tiếp thu ảnh hưởng những nền văn hóa nào? Bài học hôm nay sẽ
giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên.
2. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
* Hoạt động1 cá nhân:
- Con người đã có mặt ở Bình Thuận
cách đây khoảng bao nhiêu năm? Những
di chỉ khảo cổ nào chứng minh điều đó?
- Cư dân đã biết sử dụng đồ sắt vào thời
I. Bình Thuận thời Cổ Đại:
1.Buổi đầu nguyên thủy:
- Cách đây 2500-3000 năm Bình Thuận đã có người
nguyên thủy sinh sống.
- Di chỉ khảo cổ tiêu biểu: Lầu Ông Hoàng, Động Bà
gian nào? Ý nghĩa của việc sử dụng đồ
sắt?
+ tăng năng suất lao động tạo ra sản
phẩm thừa.
+ xã hội từ chỗ phân chia lao động đến
chỗ phân hóa giai cấp.
- Các tộc người cổ xưa trên đất Bình
Thuận thuộc nhóm ngôn ngữ nào?
- Xã hội phân chia giai cấp như thế nào?
- Tín ngưỡng ban đầu là những tín
ngưỡng nào?
* Hoạt động2 cá nhân:
- Nhà nước cổ đại đầu tiên trên đất Bình
Thuận hình thành vào thời gian nào?
- Bình Thuận trở thành một phần lãnh
thổ vương quốc Chăm pa như thế nào?
* Nhóm:
- Nhóm 1: Tóm lược những nét chính về
biến đổi chính trị trên đất Bình Thuận
thời trung đại?
- Nhóm 2: Tóm lược những nét chính về
kinh tế và các ngành nghề tiêu biểu thời
trung đại trên đất Bình Thuận?
Hòe, Đa Kai, Hàm Mỹ.
- Khoảng giữa thiên niên kỷ I trước công nguyên, đã
biết sử dụng đồ đồ sắt.
- Các tộc người cổ xưa nhất của Bình Thuận thuộc
nhóm Mã lai - đa đảo đã hợp nhất thành Bộ lạc Cau.
- Xã hội phân chia giai cấp, đứng đầu là các tộc
trưởng, vai trò của phụ nữ được coi trọng và theo chế
độ mẫu hệ.
- Tín nguỡng đa thần, cùng với tín ngưỡng phồn thực
cầu mưa, cầu nước và thờ mẹ xứ sở PôInư Nagar là
quan trọng nhất.
2.Sự thành lập quốc gia cổ đại trên đất Bình
Thuận:
- Thế kỷ I, Bộ lạc Cau lập một tiểu quốc sau này gọi
là Panduranga.
- Thế kỷ IV Panduranga sát nhập vào vương quốc
Lâm Ấp.
- Năm 875 Bình Thuận là vùng đất cực Nam của
vương quốc Chăm Pa cổ đại.
II. Bình Thuận thời Trung Đại:
1. Chính trị:
- Bình Thuận là nơi tranh chấp giữa hai quốc gia
Chăm pa và Chân lạp. Từ 1203-1220 trở thành lãnh
thổ của Chân lạp.
- Từ năm 1470 thời nhà Lê các vua Chăm nhận sắc
phong Phiên Vương.
- 1693 chính quyền các chúa Nguyễn được thiết lập
trên tỉnh Bình Thuận.
- Từ 1778 đến 1798 Bình Thuận là nơi tranh chấp
giữa quân Tây Sơn và quân của Nguyễn Ánh.
2. Kinh tế và đời sống văn hóa vật chất:
a. Kinh tế:
- Đốt rừng làm rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm và
đánh cá.
- Nhóm 3: Tóm lượt những nét chính về
đời sống văn hóa vật chất ở Bình Thuận
thời Trung Đại?
+ Ăn, uống:
+ Mặc:
+ Nhà ở:
+ Xây dựng:
- Nhóm 4: Sự phân chia đẳng cấp đầu
thời Trung Đại ở Bình Thuận như thế
nào? Cuối thời Trung Đại quan hệ này
có còn phổ biến không? Tại sao?
- Làm ruộng nước ven sông, đắp đập làm thủy lợi,
đào giếng để giữ nước. Biết dùng lịch.
- Trồng nhiều cau, dừa. Khai thác gỗ Trầm để buôn
bán trao đổi. Trồng đay, trồng bông dệt vải cũng
được coi trọng.
- Thủ công nghiệp đã phát triển với các ngành nghề:
dệt, gốm, đan lát, đóng thuyền, chế tạo đồ kim loại,
xây tháp, điêu khắc trên đá, gỗ.
- Thương nghiệp đã có trao đổi buôn bán nhưng chủ
yếu bằng đường biển.
b. Văn hóa vật chất:
- Ăn: những sản phẩm từ nông nghiệp và đánh bắt
ngòai biển (lúa gạo, nếp, tôm, cá, mực ).
- Đặc sản có: thịt dông, mắm ruốc và nước mắm.
- Thường sử dụng trầu cau và uống rượu cần.
- Mặc: Nam đóng khố, nữ quấn tấm dệt. Người Chăm
đàn ông quấn xàrông, nữ mặc áo dài chui đầu. Người
Kinh, người Hoa mặc trang phục truyền thống từ quê
cũ.
- Ở: Ban đầu là nhà sàn, chất liệu gỗ, tre lá. Sau này
có nhà đất và xây bằng gạch.
- Người Chăm sản xuất gạch từ rất lâu nhưng chỉ
dùng để xây tháp, có tiếp thu kỹ thuật từ Ấn Độ và
Khơme.
- Người Kinh xây đình chùa, người Hoa xây đền quán
theo kỹ thuật và kiến trúc riêng, chịu ảnh hưởng của
văn hóa Trung Quốc.
⇒
Kinh tế và đời sống vật chất Bình Thuận thời
trung đại ngày càng phát triển phong phú.
3. Quan hệ xã hội và đời sống văn hóa tinh thần:
a. Quan hệ xã hội:
- Xã hội chia làm ba đẳng cấp dựa trên tôn giáo
Bàlamôn. Đứng đầu là tăng lữ quí tộc, dưới cùng là
tầng lớp nô lệ (thuộc những nhóm tộc người khác
nhau)
* Nhóm 5:
- Đầu thời trung đại các cư dân Bình
Thuận đã tiếp thu văn hóa của nước nào?
- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu và phong
tục tang ma, cưới hỏi trên đất Bình
Thuận?
- Các em rút ra kết luận gì về đời sống
văn hóa tinh thần của các cư dân Bình
Thuận thời Trung Đại?
- Khi chính quyền các chúa Nguyễn được thiết lập,
quan hệ xã hội như trên vẫn được duy trì trong cộng
đồng dân tôc Chăm.
b. Đời sống văn hóa tinh thần:
- Du nhập tôn giáo Bàlamôn và Hồi giáo từ Ấn Độ.
Tuy nhiên các tín ngưỡng bản địa vẫn tồn tại (thờ
Linga – yôni, thờ PôInư Nagar).
- Người Chăm tiếp thu chữ Ấn Độ sáng tạo ra chữ
viết riêng là một thành tựu rất lớn
→
có điều kiện để
sáng tác văn học, tiêu biểu là trường ca Bini – Cam.
- Âm nhạc và múa cũng rất phát triển, có tiếp thu từ
Ấn độ, Trung Quốc.
- Tín ngưỡng bản địa. (thờ cá ông Nam Hải, thờ Phật,
thờ Nho giáo du nhập tín ngưỡng người Kinh,
người Hoa.
- Lễ Hội có lễ KaTê, chèo Bả Trạo, Hát Tuồng, bài
Chòi
- Cưới hỏi: người Kinh, người Hoa theo chế độ phụ
quyền. Người Chăm, Churu, Rắc lây, K’ ho theo
chế độ mẫu hệ.
- Tang ma: người Chăm Bàlamôn “Hỏa táng”, các
dân tộc khác “thổ táng”.
⇒
Đời sống văn hóa tinh thần có nhiều nét riêng độc
đáo. Tuy nhiên các tộc người có tiếp thu và chịu ảnh
hưởng về văn hóa của nhau.
3. * Củng cố: Bằng chứng về sự xuất hiện người nguyên thủy trên đất Bình Thuận, nhà nước cổ đại
ra đời vào đầu công nguyên. Kinh tế và quan hệ xã hội có phát triển. Đời sống văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần phong phú đa dạng
4* Dặn dò: làm các bài tập và trả lời các câu hỏi trong tài liệu.
B. BÀI TẬP THỰC HÀNH: (Bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan)
1. Bình Thuận đã có người nguyên thủy sinh sống cách đây khoảng:
a. 2500 – 3000 năm b. 3500 – 4000 năm.
c. 3000 năm d. 4000 năm.
2. Di chỉ khảo cổ Lầu Ông Hoàng đã tìm thấy những hiện vật tiêu biểu gì?
a. Đàn đá và mộ vò.
b. Đồ đá cũ và mộ vò.
c. Rìu đá đồ đá mới và mộ vò.
d. Chỉ tìm thấy những mộ vò bằng gốm.
3. Chủ nhân đầu tiên trên đất Bình Thuận thuộc nhóm ngôn ngữ nào?
a. Môn – Khơ me b. Nam Á.
c. Tày – Thái d. Mã lai – đa đảo.
4. Cư dân cổ Bình Thuận biết sử dụng đồ sắt vào khoảng:
a. Thiên niên kỷ I b. Thiên niên kỷ I trước công nguyên.
c. Thế kỷ I d. Thế kỷ II sau công nguyên.
5. Từ thiên niên kỷ I trước công nguyên ở Bình Thuận đã hình thành nền văn hóa:
a. Nông nghiệp lúa nước b. Nông nghiệp lúa rẫy
c. Nông nghiệp du mục d. Nông nghiệp ven biển.
6. Đầu công nguyên các cư dân cổ Bình Thuận đã hợp nhất thành bộ lạc có tên gọi là:
a. Bộ lạc Dừa b. Bộ lạc Mía
c. Bộ lạc Cau d. Bộ lạc Trầu.
7. Tín ngưỡng cổ xưa trên đất Bình Thuận là thờ cúng:
a. Linga – yoni, tín ngưỡng phồn thực.
b Thờ cúng Giàng với tín ngưỡng đa thần.
c. Thờ cúng PôInư Nagar, cầu mưa, cầu nước.
d. Tất cả các ý trên đều đúng.
8. Quốc gia cổ đại đầu tiên trên đất Bình Thuận xuất hiện vào thời gian nào:
a. Thế kỷ I trước công nguyên b. Thế kỷ I
c. Thế kỷ I sau công nguyên d. Thế kỷ II.
9. Thế kỷ IV trên đất Bình Thuận sảy ra sự kiện quan trọng gì liên quan đến lãnh thổ:
a. Tiểu vương quốc Panduranga sát nhập vào quốc gia Lâm Ấp.
b. Một quí tộc Bộ lạc Cau ở Panduranga lên làm vua.
c. Panrãn (Phan Rang) được chọn làm kinh đô.
d. Tiểu quốc Panduranga đổi tên thành Hoàn Vương.
10. Bình Thuận trở thành vùng đất cực nam của vương quốc Chăm pa khi nào?
a. Khi Bộ lạc Dừa gọi mình là người Chăm.
b. Khi hai Bộ lạc Cau- Dừa sát nhập vào năm 875.
c. Khi hai Bộ lạc Cau và Dừa tự gọi mình là người Chăm.
d. Khi tên quốc gia được đặt là Hoàn Vương.
11. Bình Thuận nằm trong lãnh thổ Chân Lạp khoảng bao nhiêu năm?
a. 10 năm. b. 20 năm.
c. 30 năm. d. 15 năm.
12. Các vua Chăm thời Phiên Vương, vua nào tháp thờ còn đến ngày hôm nay:
a. Pô Klong giarai b. Pô Dam
c. PôRô Mê. d. Pô Nít.
13. Năm 1693 ở Bình Thuận sảy ra sự kiện gì?
a. Nữ vương Tranh chống chúa Nguyễn.
b. Chúa Nguyễn lập Thuận Thành Trấn trên đất Bình Thuận.
c. Từ đây các vua Chăm chỉ được phong làm Thuận Thành Vương.
d. Tất cả ý trên đều đúng.
14. Bình Thuận là nơi tranh chấp giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh khoảng bao nhiêu năm?
a. 10 năm. b. 15 năm.
c. 20 năm. d. 25 năm.
15. Nông nghiệp Bình Thuận thuở ban đầu là:
a. trồng trọt và chăn nuôi b. trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá.
c. đánh cá. d. trồng trọt và đánh cá.
16. Đầu thời trung đại, ruộng đất ở Bình Thuận được hiểu như thế nào cho đúng?
a. Ruộng đất là tài sản riêng của quí tộc và tăng lữ.
b. Ruộng đất là tài sản của nhà nước được giao cho nông dân làm.
c. Ruộng đất không được coi là tài sản của ai.
d. Ruộng đất là tài sản của nông dân.
17. Khai thác lâm sản, nổi tiếng nhất là nguồn lợi từ cây gì?
a. Cau b. Dừa
c. Gỗ Trầm d. Mía.
18. Vật nuôi chủ yếu để giết thịt là:
a. con Bò b. con Dê.
c. con Heo d. con Dông
19. Sản phẩm nổi tiếng được chế biến từ cá là:
a. cá khô b. cá muối.
c. cá tẩm gia vị d. nước mắm.
20. Nhà ở ban đầu sử dụng chất liệu:
a. gỗ, tre, lá b. vỏ sò
c. gạch nung từ đất d. đá và đất.
21. Trang phục đa dạng phong phú nhưng nhìn chung sử dụng chủ yếu là:
a. đóng khố, áo lá cây b. đóng khố, xà rông, áo bằng vải.
c. áo dài d. tất cả ý trên đều đúng.
22. Ven Sông Lũy, trồng nhiều cây đay và cây bông là để:
a. bán cho các thuyền buôn b. cho gia súc ăn.
c. dệt vải d. làm củi đốt và chữa bệnh.
23. Thời trung đại Bình Thuận đã khá phát triển các nghề thủ công:
a. Dệt vải, gốm, đan lát b. Đóng thuyền, chế tạo kim loại
c. Đóng gạch, chạm khắc d. Tất cả các ý trên.
24. Thương nghiệp Bình Thuận thời trung đại:
a. không phát triển.
b. trao đổi nhỏ giữa các làng.
c. trao đổi buôn bán bằng đường biển với các nước lân cận.
d. rất phát triển nhưng chỉ ở trong nước.
25. Đầu thời trung đại tôn giáo nào đã được cư dân cổ Bình Thuận tiếp thu?
a, Phật giáo. b. Bàlamôn giáo.
c. Hồi giáo. d. Nho giáo.
26. Người Chăm đã sáng tạo ra chữ viết của mình từ:
a. Hệ thống chữ Nho của Trung Quốc.
b. Hệ thống chữ Phạn của Ấn Độ.
c. Hệ thống chữ Latinh.
d. Hệ thống chữ Xlavơ.
27. Thời Bàlamôn là quốc giáo, xã hội phân chia thành mấy giai cấp?
a. 2 giai cấp b. 3 giai cấp
c. 4 giai cấp d. 5 giai cấp
28. Trường ca tiêu biểu thời trung đại của Bình Thuận do người Chăm sáng tác là?
a. Đăm San b. Xinh Nhã
c. Bini- cam d. ÚtLót- Hồ Liêu
29. Cuối thời trung đại cư dân làng chài thường có tín ngưỡng thờ cúng:
a. Hải Long Vương b. Thần Nam Hải
c. Pô Inư Nagar d. Phật Bà
30. Tư tưởng và văn hóa Nho giáo du nhập vào Bình Thuận và phát triển khoảng thời gian nào?
a. Đầu thời trung đại.
b. Đầu thời các chúa Nguyễn.
c. Đầu triều Nguyễn, khi lập tỉnh Bình Thuận
d. Du nhập cùng lúc với văn hóa tư tưởng Ấn Độ
31. Người Hoa đã xây dựng trên đất Bình Thuận các:
a. Đình làng b. Đền, Quán
c. Đền, Tháp d. Chùa thờ Phật
32. Xuất phát từ tín ngưỡng bản địa cổ xưa. Hiện nay vẫn được thờ cúng đó là:
a. Các vị thần trong Bàlamôn giáo.
b. Pô Inư Nagar và Thần Nam Hải.
c. Phật Bà trong các đền chùa.
d. Thiên Hậu và Quan Thánh.
Ngày soạn
Tiết : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ( Sử 11 )
I). Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được những vấn
đề sau:
1. Về kiến thức:
- Những phong trào đấu tranh chống Pháp thời Cần Vương.
- Sự thiết lập chính quyền cai trị của Pháp trên đất Bình Thuận và những chuyển biến mới trong
cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Những phong trào đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và phong trào cách mạng tiến tới
giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp thành công.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục tình cảm gắn bó đoàn kết thương yêu nhau.
- Tự hào về truyền thống lịch sử của địa phương Bình Thuận.
- Thái độ trân trọng, gìn giữ, noi gương để phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Về kỹ năng:
- Ghi nhớ các sự kiện chính.
- Phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện.
II). Thiết bị, tài liệu Dạy - Học:
- Sơ đồ tỉnh Bình Thuận, bản đồ các cuộc kháng chiến.
- Tranh ảnh những nhân vật tiêu biểu qua các thời kỳ, tranh ảnh gốc về các sự kiện tiêu biểu.
III). Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Dẫn dắt vào bài mới: Bình Thuận một dải đất hiền hòa nhưng do vị trí địa lý là cửa ngõ của miền
Nam và miền Trung, nên đã trải qua các cuộc chiến tranh ác liệt nhưng cũng rất đỗi tự hào. Vậy khi
thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên nhân dân Bình Thuận đã nổi dậy như thế nào? Kinh
tế xã hội của Bình Thuận chuyển biến ra sao dưới sự khai thác của thực dân Pháp? Những hạt giống
đỏ đầu tiên và sự lãnh đạo của Đảng đưa Bình Thuận kháng chiến chống Pháp thắng lợi hoàn toàn
diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên.
2.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
*Hoạt động cá nhân:
I.Bình Thuận từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1930:
1.Thực dân Pháp Xâm lược và phong trào Cần
- Em hãy nhắc lại sự kiện thực dân Pháp xâm
lược Việt Nam? Nam Kỳ đã mất vào tay thực
dân Pháp như thế nào?
- Nhân dân Bình Thuận tham gia chống Pháp
cùng với nhân dân Nam Kỳ như thế nào?
- Khi Nam Kỳ bị Pháp chiếm thì địa bàn
Bình Thuận có vai trò gì?
- Em biết gì về nhân vật Nguyễn Thông?
- Ủng hộ chiếu Cần Vương, ở Bình Thuận có
những nhóm nghĩa quân nào? Theo em hoạt
động của nhóm nghĩa quân nào là tiêu biểu
nhất? tại sao?
- Em có nhận xét gì về phong trào Cần
Vương ở Bình Thuận?
*Hoạt động nhóm: Chia lớp thành hai nhóm
hoạt động theo bàn:
- Nhóm 1: Nêu những chuyển biến mới về
chính trị, ở Bình Thuận trong cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp?
- Nhóm 2: Nêu những chuyển biến mới về
kinh tế ở Bình Thuận trong cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp?
+Về Nông nghiệp:
+Về Thương mại:
+Về Giao thông – đô thị:
+Về Công nghiệp:
- Nhóm 3: Trong cuộc khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp những tầng lớp giai cấp
mới ở Bình Thuận đã xuất hiện như thế nào?
- Nhóm 4: Chọn những sự kiện tiêu biểu
trong giai đoạn này? Tại sao?
*Hoạt động tập thể:
- Chủ nghĩa cộng sản đã đến với Bình Thuận
như thế nào?
- Chi bộ cộng sản đầu tiên của Bình Thuận
được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
Vương:
a.Khi Nam Kỳ bị Pháp chiếm:
- 1865, Phan Trung chỉ huy nghĩa quân vào Gia
Định, Định Tường đánh giặc.
- Nguyễn Thông không hợp tác với Pháp ra Bình
Thuận lập “Đồng Châu xã” và 1873 đưa dân khẩn
hoang chống Pháp.
b.Khi Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương:
- Ở Hàm Thuận, Phan Thiết có nghĩa quân Ung
Chiếm, nhiều lần tấn công phủ thành Hàm Thuận.
- Ở Tuy Phong, Hòa Đa có nghĩa quân của Nguyễn
Văn Luận, Phùng Hàn, Phùng Tố lập căn cứ chống
Pháp tại núi Kênh Kênh.
- Còn có nghĩa quân của Phạm Đoan, Cao Hành lập
căn cứ ở Phan Rí, Chí Công nhiều lần đánh chiếm
phủ thành Bình Thuận.
=> Nghĩa quân chiến đấu kiên cường, dũng cảm
nhưng đến tháng 09.1866 phong trào Cần Vương tại
Bình Thuận bị dập tắt.
2.Những chuyển biến mới trong cuộc khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp:
- Pháp duy trì chính quyền nhà Nguyễn bên cạnh cơ
quan đại lý của Pháp, thực chất đây là bộ máy chính
quyền thực dân.
- Cường hào, địa chủ dựa vào Pháp chiếm đoạt
ruộng đất của nhân dân.
- Pháp độc quyền buôn bán và thu thuế, dân ta phải
chịu cảnh sưu cao thuế nặng.
- Để thuận lợi cho việc bóc lột, khai thác tài nguyên
Pháp cho mở quốc lộ 1, quốc lộ 28 và quy hoạch
Phan Thiết thành đô thị với nhà ga xe lửa và các
ngôi nhà mang kiến trúc Pháp.
- Công nghiệp có phát triển với các cơ sở chế biến
và sửa chữa.
- Xã hội có sự thay đổi, đặc biệt hình thành tầng lớp
công nhân và tư sản-tiểu tư sản ảnh hưởng đến
phong trào cánh mạng tại Bình Thuận.
+Từ 1906-1908 Liên thành thương quán, Liên thành
thư xã, Dục Thanh học hiệu được thành lập tại Phan
Thiết.
+Từ 1909-1910, Nguyễn Tất Thành được cụ Trương
Gia Mô đưa vào dạy học tại trường Dục Thanh trước
khi ra đi tìm đường cứu nước.
3.Những phong trào đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh
đạo của Đảng:
a.Những Đảng viên cộng sản đầu tiên của Bình
Thuận:
- Từ 1928-1930, đ/c Lê Trọng Mâu, Dương Chước
đến làng Đại Nẫm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản
và kết nạp Đảng viên mới.
- 1930, đ/c Ngô Đức Tốn đã thành lập chi bộ cộng
sản đầu tiên tại dốc Ông Bằng, làng Tam Tân (La
Gi).
Và do ai thành lập?
- Em biết gì về nhân vật Ngô Đức Tốn?
- Những Đảng viên được kết nạp sớm nhất
tại Bình Thuận là những đồng chí nào?
- Em biết gì về nhân vật Nguyễn Gia Tú?
Nhân vật Nguyễn Tương?
- Những phong trào cách mạng đầu tiên do
Đảng lãnh đạo tại Bình Thuận là những
phong trào nào? Hình thức hoạt động?
- Tại sao thực dân Pháp tiến hành đàn áp,
khủng bố phong trào và bắt các đồng chí lãnh
đạo Đảng của tỉnh?
- Tỉnh Bình Thuận đã chấp hành chỉ đạo
tháng 07/1936 của trung ương Đảng như thế
nào?
- Em hãy nêu những phong trào tiêu biểu ở
Bình Thuận trong giai đoạn đấu tranh dân
chủ công khai 1936-1939?
- Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra đã ảnh
hưởng như thế nào đến tỉnh Bình Thuận?
- Sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Bình Thuận
diễn ra như thế nào?
- Em hãy nêu những sự kiện tiêu biểu dẫn
đến thành công của cách mạng tháng Tám
năm 1945 tại Bình Thuận?
- Sau khi giành được độc lập, nhân dân Bình
Thuận đã làm những việc gì để củng cố chính
quyền và chống giặc đói, giặc dốt?
- Em có nhận xét gì về nghĩa cử của Bà công
chúa Nguyễn Thị Thềm, hiến đồ thờ cúng
bằng vàng của Hoàng tộc Chăm cho Việt
Minh trong “tuần lễ vàng”?
- Ngay trong những ngày hòa bình ngắn ngủi
thực dân Pháp đã chuẩn bị chống phá ta như
thế nào?
- Tại sao thực dân Pháp tiếp tục quay lại xâm
lược? Trận đánh nào, ở đâu, mở đầu cho
cuộc kháng chiến chống Pháp lần hai tại
- 1930, đ/c Hồ Quang Cảnh, đ/c Nghệ ra làng Tùy
Hòa phát triển Đảng cho các đ/c Nguyễn Thắng,
Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương,…
b.Những phong trào cách mạng đầu tiên:
- 13/07/1930, rãi truyền đơn tại Phan Thiết.
- Từ tổ Nông hội thành lập đội tự vệ vũ trang.
- Phát hành tờ Báo “Nhân Đạo” để tuyên truyền và
cổ vũ phong trào cách mạng.
- 15/08/1931 rãi truyền đơn trên địa bàn Phan Thiết,
Hàm Thuận.
=> Pháp tiến hành đàn áp, nhiều đ/c bị bắt, phong
trào cách mạng tạm thời lắng xuống.
II.Bình Thuận từ trước cách mạng tháng Tám
đến năm 1954:
1.Đảng lãnh đạo nhân dân Bình Thuận tiến tới cách
mạng tháng Tám 1945:
- Tháng 08/1936, đ/c Nguyễn Gia Tú thành lập ủy
ban vận động “Đông Dương đại hội” tại Phan Thiết.
- 1937-1939, phong trào đấu tranh dân chủ công
khai diễn ra mạnh mẽ (đưa người ứng cử vào “Viện
dân biểu”, tiểu thương chợ Phan Thiết bãi thị, công
nhân nhà máy đèn bãi công, nông dân Ngã Hai biểu
tình,…)
- 1941 Nhật-Pháp cấu kết đàn áp nhân dân ta
- 1943, Mỹ ném bom Nhật, giết chết nhiều thường
dân vô tội 09/03/1945 Nhật đảo chính Pháp, lập
chính quyền tay sai thân Nhật tại Bình Thuận.
- Tháng 04/1945 Ban vận động Việt Minh lâm thời
tỉnh Bình Thuận được thành lập.
- Ngày 17/08/1945 cờ đỏ sao vàng được treo trước
tòa sứ của Pháp, biểu ngữ treo trên cầu gỗ sông Cà
Ty 25/08/1945, chính quyền đã về tay nhân dân.
- Ngày 02/09/1945, tổ chức mit tinh trên sân vận
động Phan Thiết mừng ngày độc lập.
2.Nhân dân Bình Thuận kháng chiến chống Pháp
xâm lược lần 2:
a.Củng cố chính quyền, chống giặc đói, giặc dốt:
- Tháng 09/1945, Mặt trận Việt Minh của tỉnh chính
thức được thành lập do đ/c Nguyễn Tương làm chủ
tịch.
- Tháng 01/1946 Bác sỹ Huỳnh Tấn Đối và đ/c
Nguyễn Tương được bầu và trúng cử đại biểu Quốc
hội tỉnh Bình Thuận khóa đầu tiên của nước Việt
Nam DCCH.
- Vận động tăng gia sản xuất, bình dân học vụ và
“tuần lễ vàng” được đông đảo nhân dân ủng hộ.
b.Chống giặc ngoại xâm tiến tới thắng lợi:
- Từ ngày 28 đến 30/01/1946 Pháp tiến quân tái
chiếm Bình Thuận Ngày 31/01 ta mở đầu tấn
công địch tại dốc Hồi Long (Tuy Phong).
- Từ 1946-1949 ta liên tiếp giành thắng lợi:
+25/06/1946 thành lập trung đoàn 82 (sau sát nhập
thành trung đoàn 812)
Bình Thuận?
- Những sự kiện tiêu biểu ghi nhận chiến
thắng của Bình Thuận trong giai đoạn 1946-
1949?
- Tại sao thực dân Pháp lại tiến hành cuộc tàn
sát dã man nhất Nam Trung Bộ vào ngày
21/01/1951 tại Tuy Phong?
- Em có nhận xét gì về những sự kiện diễn ra
ở Bình Thuận từ 1951 đến 1953?
- Bình Thuận đã thắng lợi trong chiến dịch
Đông-Xuân 1953-1954 như thế nào?
+14/06/1947 tấn công đồn Lầu Ông Hoàng.
+Hoạt động của Cảm tử đội “Nguyễn Thái Học”.
+Tháng 08/1949, đại hội tỉnh Đảng bộ lần I.
- 21/01/1951, Pháp giết hại 178 người, bị thương 50
người, đốt 200 nóc nhà của đồng bào ta tại La Gàn,
Cát Bay (Tuy Phong).
- Ngày 28/12/1951, trung đoàn 812 tấn công tiêu
diệt địch tại Căng Esepic.
- Đêm 07/04/1954, ta giải phóng Tánh Linh tháng
05/1954 giải phóng Hòa Đa, Tuy Phong, Hàm
Thuận và đêm 31/07/1954 ta tấn công đồn Sông
Dinh, là trận đánh cuối cùng trong chiến dịch Đông-
Xuân 1953-1954 tại Bình Thuận.
=> Pháp ký hiệp định Gơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở
Đông Dương, ta tập kết chuyển quân ra Bắc, cùng cả
nước tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Củng cố:
- Những phong trào đấu tranh chống Pháp thời Cần Vương.
- Sự thiết lập chính quyền cai trị của Pháp trên đất Bình Thuận và những chuyển biến mới trong
cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
Ngày soạn 10/1/1010
Tiết 43+44 : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ( LỚP12)
I). Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được những vấn
đề sau:
1. Về kiến thức:
- Những phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Thuận chống Mỹ-Diệm tiến tới Đồng Khởi.
- Đảng lãnh đạo nhân dân Bình Thuận phá tan các chiến lược chiến tranh của Mỹ-Ngụy, tiến tới giải
phóng tỉnh nhà, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
- Những nét chính của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và công cuộc đổi mới dưới sự lãnh
đạo của Đảng trên quê hương Bình Thuận.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục tình cảm gắn bó đoàn kết thương yêu nhau.
- Tự hào về truyền thống lịch sử của địa phương Bình Thuận.
- Thái độ trân trọng, gìn giữ, noi gương để phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Về kỹ năng:
- Ghi nhớ các sự kiện chính.
- Phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện.
II). Thiết bị, tài liệu Dạy - Học:
- Sơ đồ tỉnh Bình Thuận, bản đồ các cuộc kháng chiến.
- Tranh ảnh những nhân vật tiêu biểu qua các thời kỳ, tranh ảnh gốc về các sự kiện tiêu biểu.
III). Tiến trình tổ chức dạy học:
1.Dẫn dắt vào bài mới: Quê hương Bình Thuận vừa có biển vừa có núi, là cửa ngõ vào Nam bộ và
lên Tây nguyên, nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng CNXH,
Đảng liên tục lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà vượt qua mọi khó khăn gian khổ đạt được những thành
công quan trọng. Vậy nhân dân Bình Thuận đã kháng chiến chống Mỹ như thế nào? Bình Thuận đã
giải quyết những khó khăn ra sao trong bước đầu xây dựng CNXH? Những thành tựu trong công
cuộc đổi mới trên quê hương Bình Thuận? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm bắt được những
vấn đề trên.
2.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm
*Tiết 43
Hoạt động 1:cá nhân:
- Em hãy nhắc lại việc Mỹ đã thiết lập chính
quyền Ngô Đình Diệm làm tay sai ở miền
Nam như thế nào?
- Chính quyền Mỹ-Diệm được thiết lập ở
Bình Thuận nhằm mục đích gì?
- Em hãy cho biết tên gọi chiến dịch, thời
gian, thủ đoạn mà Mỹ-Diệm đã tiến hành ở
khu vực Bình Thuận trong thời gian này?
- Nhân dân Bình Thuận đã đấu tranh chống
Mỹ-Diệm như thế nào? Tiêu biểu là những
phong trào đấu tranh nào?
- Để tiến tới Đồng Khởi, quân dân Bình
III.Bình Thuận từ 1954 đến 1975:
1.Chống chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm tiến
tới Đồng Khởi :
a.Chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm ở Bình Thuận:
- 1955, lập chính quyền tay sai thân Mỹ từ tỉnh đến
các làng xã.
- Mở chiến dịch “tố cộng” đợt 1 (1955-1956) đợt 2
(1956-1958) tăng cường tàn sát lùng bắt những
người kháng chiến cũ.
- 1957, thực hiện chính sách “Thượng du vận” địch
tiến hành gom dân lập các “khu dinh điền”, “khu trù
mật” nhằm đánh phá phong trào cách mạng ở vùng
núi.
- Ngày 30/09/1957 chúng đưa 131 đồng chí của
Bình Thuận đày đi Côn Đảo.
b.Quân dân Bình Thuận tiến tới Đồng Khởi:
- 1954-1955, nhân sỹ, trí thức Bình Thuận đưa kiến
nghị lên tỉnh trưởng đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-
vơ.
- Tháng 08/1954, nhân dân một số xã vùng ven biểu
tình hòa bình kéo vào Phan Thiết bị địch tấn công
Thuận đã tham gia đấu tranh vũ trang như thế
nào? Trận đánh nào tiêu biểu nhất? Vì sao?
- Em biết gì về chiến dịch Hoài Đức – Bắc
Ruộng tháng 07/1960? Tại sao thắng lợi của
chiến dịch này có ý nghĩa bước ngoặc cho
phong trào chống Mỹ-Ngụy ở miền Nam?
*Hoạt động 2nhóm :
- Nhóm 1: Âm mưu thủ đoạn của địch, thắng
lợi của quân dân Bình Thuận trên lĩnh vực
chính trị, trên lĩnh vực quân sự trong chiến
lược “chiến tranh đặc biệt”?
- Nhóm 2: Âm mưu thủ đoạn của địch, thắng
lợi của quân dân Bình Thuận trên lĩnh vực
chính trị, trên lĩnh vực quân sự trong chiến
lược “chiến tranh cục bộ”?
- Nhóm 3: Âm mưu thủ đoạn của địch, thắng
lợi của quân dân Bình Thuận trên lĩnh vực
chính trị, trên lĩnh vực quân sự trong chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?
- Nhóm 4: Chọn 4 sự kiện tiêu biểu nhất về
thắng lợi của quân dân Bình Thuận trong
việc phá tan các chiến lược chiến tranh của
Mỹ-Ngụy?
*Hoạt động tập thể:
- Lực lượng quân đội Mỹ cuối cùng rút khỏi
Bình Thuận vào thời gian nào? Tình hình
Bình Thuận sau Hiệp định Pari 1973?
đàn áp.
- Tháng 12/1955, một số tổ chức đoàn thể của ta
chuyển ra hoạt động hợp pháp.
- Tháng 07/1960, ta mở chiến dịch Hoài Đức-Bắc
Ruộng và thắng lợi có ý nghĩa bước ngoặc cho
phong trào chống Mỹ-ngụy ở miền Nam.
- Ngày 12/10/1962, hội nghị tỉnh ủy Bình Thuận đã
họp bàn thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam
của tỉnh.
2.Nhân dân Bình Thuận phá tan các chiến lược
chiến tranh của Mỹ-Ngụy:
a.Trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”:
- Địch gom dân trên quốc lộ 1 và quốc lộ 28, nhằm
đánh bật lực lượng của ta ra khỏi Tam Giác ta
vẫn kiên quyết bám đất sản xuất, chi viện cho cách
mạng.
- Ngày 04/08/1962, ta đánh Chi khu Hàm Tân
căn cứ của ta vẫn được giữ vững.
- 1962-1963 học sinh, thanh niên Phật tử đấu tranh
chính trị phản đối chính quyền Diệm.
- 1964, địch lập “Biệt khu Bình Lâm”, rải chất độc
hóa học,… nhiều ấp chiến lược bị ta phá, nối
vùng giải phóng của Hoài Đức-Tánh Linh với ĐNB
và Tây Nguyên.
b.Trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”:
- Tháng 11/1965, quân Mỹ đến Bình Thuận, chúng
mở liên tục các đợt tấn công ta tấn công tiêu diệt
địch ở Hoài Đức-Tánh Linh, là trận đánh mở đầu
thắng Mỹ tại Bình Thuận.
- 1966, tiểu đoàn 482 tấn công tiêu diệt địch trên
quốc lộ 28 và địa bàn Hàm Thuận gây cho chúng
nhiều thiệt hại.
- Phong trào đấu tranh chính trị và công tác binh vận
đạt nhiều kết quả ở Phan Thiết, Tuy Phong.
- Từ 1966 đến 1967, ta tổ chức nhiều đợt tấn công
địch ở khắp các huyện trong tỉnh, tiêu biểu là trận
tập kích vào Chi khu Duồng, Bàu Ốc (1967).
- Mùng 3 tết Mậu Thân 1968, ta tấn công Phan Thiết
và đã chiếm được nhiều vị trí quan trọng trong thành
phố, giải thoát cho hơn 700 cán bộ, đồng bào bị địch
giam giữ.
c.Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:
- Mỹ-Thiệu thực hiện chương trình “Bình định nông
thôn” tăng cường các hệ thống đồn bót, lô cốt…
- Đấu tranh quân sự:
+22/02/1969, ta tấn công Căng ESEPIC.
+Phong trào bắn rơi máy bay Mỹ, săn diệt xe cơ
giới.
-Đấu tranh chính trị:
+Để tang Bác Hồ, lập bàn thờ Bác ngay trong vùng
địch tạm chiếm.
+Học sinh và thanh niên Phật tử Phan Thiết biểu
tình chống Mỹ-Thiệu, tổ chức sinh hoạt chính trị
Hoạt động 3: Tập thể
- Nêu diễn biến quá trình giải phóng các địa
phương của tỉnh, tiến tới giải phóng Phan
Thiết toàn bộ tỉnh Bình Thuận?
- Việc Bình Thuận được giải phóng đã góp
phần như thế nào vào đại thắng Mùa Xuân
1975 thống nhất đất nước?
- Những khó khăn của năm đầu tiên sau giải
phóng 1975 ở Bình Thuận là gì? Nhân dân
Bình Thuận đã làm gì để vượt qua những khó
khăn đó? Thắng lợi này có ý nghĩa như thế
nào
Tiết 44
Hoạt động 1:Tập thể
- Tỉnh Thuận Hải được thành lập trong hoàn
cảnh nào? Chúng ta đã cũng cố chính quyền
các cấp ra sao?
-Hoạt động 2:Tập thể
- Những khó khăn cơ bản trong giai đoạn đầu
tiên đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của
tỉnh Bình Thuận là gì?
- Trước những khó khăn như vậy thì Đảng bộ
tỉnh Bình Thuận đã lãnh đạo nhân dân tỉnh
nhà khắc phục và giành thắng lợi như thế
nào?
- Dựa vào tài liệu và hiểu biết của em, em có
thể nêu lên một số việc mà Bình Thuận chưa
“Hát cho đồng bào tôi nghe”.
3.Tích cực tiến lên giải phóng hoàn toàn miền
Nam 1975 :
- Sau Hiệp định Pari 1973 địch vẫn tăng cường đánh
phá vùng giải phóng của ta.
- 1974, ta đẩy mạnh đấu tranh chính trị đạt nhiều kết
quả.
- Ngày 10/12/1974, ta mở chiến dịch Hoài Đức-
Tánh Linh 24/12, Tánh Linh là địa phương đầu
tiên của Bình Thuận được giải phóng.
- Ngày 16 đến 23/03/1975 huyện Hoài Đức được
giải phóng.
- Ngày 08/04/1975 ta tấn công Chi khu Thiện Giáo
và giải phóng Ma Lâm.
- Từ 17 đến 18/04/1975 ta giải phóng Tuy Phong,
Hòa Đa, Phan Lý, Hải Ninh và vượt cầu Phú Long
tấn công vào Phan Thiết.
- Ngày 19/04/1975, ta giải phóng Phan Thiết.
- Ngày 23/04/1975, ta giải phóng Bình Tuy và làm
chủ thị xã La Gi.
- Ngày 27/04/1975, giải phóng đảo Phú Quý.
=> Từ 16/03 đến 27/04/1975 quân dân Bình Thuận
đã giải phóng hoàn toàn quê hương, góp phần cùng
cả nước đại thắng Mùa Xuân 1975 thống nhất đất
nước.
IV.Bình Thuận từ 1975 đến năm 2000:
1.Bình Thuận năm đầu sau giải phóng:
- Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục cầu
cống, đường giao thông, ổn định nơi ăn chốn ở cho
nhân dân.
- Thực hiện người cày có ruộng, khôi phục nghề cá
và các cơ sở thủ công nghiệp.
- Tiến hành cải tạo XHCN, nhà nước thống nhất
quản lý và phân phối hàng hóa.
- Văn hóa, giáo dục, y tế được khôi phục.
=> Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp quản, ổn định
kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng sau giải phóng.
2.Bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quê
hương Bình Thuận (1975-1985):
- Ngày 20/12/1975 Bình Thuận, Bình Tuy, Ninh
Thuận hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải.
- Ngày 25/04/1976 bầu quốc hội khóa VI, Bình
Thuận có 9 đại biểu trúng cử. Chính quyền các cấp
cũng được thành lập.
- Khó khăn:
+Mỹ cấm vận, lôi kéo vượt biên trái phép, các tổ
chức phản động chống phá chính quyền cách mạng.
+Chiến tranh biên giới, lũ lụt, hạn hán, mất mùa đói
kém.
- Biện pháp khắc phục:
+Coi trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây
dựng hợp tác xã, di dân xây dựng vùng kinh tế mới.
+Tập trung vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và
làm được trong giai đoạn này? Theo em
hướng giải quyết mà Bình Thuận cần phải
làm là gì?
- Bình Thuận đã thực hiện chỉ đạo của trung
ương về đổi mới như thế nào? Trong lĩnh vực
nông nghiệp và kinh tế em thấy có gì khác
giai đoạn 1975-1985?
-Hoạt động 3: Tập thể
- Hãy tìm và nêu các công trình thủy lợi được
tỉnh đầu tư xây dựng trong giai đoạn này?
Tại sao tỉnh lại ưu tiên ngân sách để đầu tư
các công trình trọng điểm?
- Những thành tựu chính trên các lĩnh vực mà
Bình Thuận đã đạt được từ 1986 đến 2000 là
gì?
- Theo em bước vào thế kỷ XXI, Bình Thuận
sẽ hứa hẹn đạt được thành công trên những
lĩnh vực, ngành nghề nào? Và tiềm năng của
Bình Thuận có thể phát triển được ở những
lĩnh vực nào?
- Em sẽ làm gì để góp sức cho quê hương
Bình Thuận ngày càng giàu mạnh?
thủy lợi, đưa ngư dân vào làm ăn tập thể.
+Ưu tiên xóa nạn mù chữ.
+Mở nhiều đợt truy quét, xóa sổ các tổ chức phản
động, giữ vững an ninh chính trị.
- Từ 16 đến 23/10/1979 đại hội tỉnh Đảng bộ Thuận
Hải lần thứ II được triệu tập.
- Từ 03 đến 07/03/1983 đại hội tỉnh Đảng bộ Thuận
Hải lần thứ III được triệu tập.
3 .Bình Thuận thực hiện đường lối đổi mới dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giai
đoạn 1986-2000:
- Từ 13 đến 18/10/1986 đại hội tỉnh Đảng bộ Thuận
Hải lần thứ IV được triệu tập, cơ chế khoán 10 được
triển khai, chuyển sang kinh tế thị trường.
- Tỉnh dành 63% tổng vốn ngân sách để đầu tư các
công trình trọng điểm, thủy lợi Sông Quao được đầu
tư.
- Ngày 26/12/1991 tái lập tỉnh Bình Thuận, các công
trình thủy lợi được xây dựng thêm, nông-lâm-hải
sản tăng bình quân 11,87%.
- Cây công nghiệp và cây thanh long phát triển
mạnh. Hoạt động kinh tế đối ngoại có chuyển biến.
- Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển. Năm 1993 thành
lập trường dân tộc nội trú tỉnh.
- Công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa
được coi trọng và toàn xã hội tham gia.
- Bước vào thế kỷ XXI, Bình Thuận phát triển mạnh
về du lịch, cây thanh long xuất khẩu cũng tạo được
thương hiệu. Xuất hiện một số công trình mới như
thủy điện, khai thác đầu khí,…
=> Từ khi đổi mới, Bình Thuận ngày càng phát triển
và có cơ hội vươn xa, khẳng định đường lối đổi mới
của Đảng là đúng đắn.
3. Củng cố:
- Những phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Thuận chống Mỹ-Diệm tiến tới Đồng Khởi.
- Đảng lãnh đạo nhân dân Bình Thuận phá tan các chiến lược chiến tranh của Mỹ-Ngụy, tiến tới giải
phóng tỉnh nhà, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
- Những nét chính của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và công cuộc đổi mới dưới sự lãnh
đạo của Đảng trên quê hương Bình Thuận.
4.Dặn dò : Xem lại bài, ghi nhớ các kiến thức chính.
B.BÀI TẬP THỰC HÀNH:
(Bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan)
1.Những thủ lĩnh lãnh đạo phong trào Cần Vương Bình Thuận là:
a.Ung Chiếm, Nguyễn Thông, Nguyễn Văn Luận, Phạm Đoan.
b.Ung Chiếm, Nguyễn Văn Luận, Phùng Hàn, Phạm Đoan, Cao Hành.
c.Ung Chiếm, Nguyễn Văn Luận, Phạm Đoan, Cao Hành.
d.Ung Chiếm, Nguyễn Văn Luận, Phùng Hàn, Phùng Tố, Phạm Đoan, Cao Hành.
2.Địa bàn hoạt động của nghĩa quân Ung Chiếm, nay thuộc địa bàn:
a.Huyện Hàm Thuận Bắc và thành phố Phan Thiết.
b.Huyện Hàm Thuận Bắc và huyện Bắc Bình.
c.Huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết.
d.Huyện Bắc Bình và huyện Tuy Phong.
3.Thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị tại Bình Thuận từ:
a. Năm 1885. b.Năm 1886.
c. Năm 1887. d.Năm 1888.
4.Ruộng đất Bình Thuận chủ yếu tập trung trong tay tầng lớp nào:
a.Nông dân và người Pháp.
b.Các địa chủ và nhà thờ.
c.Cường hào địa chủ, sĩ quan, viên chức Pháp và nhà thờ.
d.Nông dân, cường hào địa chủ và nhà thờ.
5.Có một thứ thuế mà thực dân Pháp đánh vào điều kiện tự nhiên Bình Thuận là:
a.Thuế ghe thuyền. b.Thuế muối.
c.Tô nước. d.Thuế thân.
6.Phan Thiết được Vua Thành Thái công nhận là thị xã thời gian nào:
a.Năm 1890. b.Năm 1898.
c.Năm 1903. d.Năm 1910.
7.Tầng lớp công nhân Bình Thuận khi mới hình thành chủ yếu làm việc tại:
a.Các cơ sở chế biến nước mắm và các ghe thuyền.
b.Các ga xe lửa và nhà máy nước suối Vĩnh Hảo.
c.Các đồn điền Cao su ở Đức Linh và Tánh Linh.
d.Các sở khai thác muối và các nhà máy xay xát.
8.Ủng hộ thu tưởng Duy tân rất sớm ở Bình Thuận, có những người yêu nước nào:
a.Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp.
b.Nguyễn Thông, Trương Gia Mô.
c.Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Tất Thành.
d.Trương Gia Mô, Nguyễn Quý Anh, Nguyễn Trọng Lội.
9.Năm 1909, trước khi dạy học tại trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành đã đến địa phương nào
của tỉnh Bình Thuận và gặp ai?
a.Làng Hà Thủy – Tuy Phong, gặp cụ Nguyễn Thông.
b.Làng Bình Thủy – Hòa Đa, gặp cụ Phan Châu Trinh.
c.Làng Xuân Thủy – Hàm Thuận, gặp cụ Nguyễn Thông.
d.Làng Hà Thủy – Tuy Phong, gặp cụ Trương Gia Mô.
10.Những đảng viên Cộng sản đầu tiên được kết nạp tại Bình Thuận là:
a.Lê Trọng Mâu, Dương Chước, Hồ Quang Cảnh,…
b.Lê Trọng Mâu, Ngô Đức Tốn, Nguyễn Thắng, Nguyễn Tương,…
c.Hồ Quang Cảnh, Nguyễn Thắng, Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương, Trần Hoành,…
d.Ngô Đức Tốn, Nguyễn Thắng, Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương, Trần Hoành,…
11.Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Bình Thuận được thành lập tại đâu, do ai làm bí thư?
a.Làng Tùy Hòa (Hàm Đức), đ/c Nguyễn Thắng làm bí thư.
b.Làng Phong Nẫm (Phan Thiết), đ/c Lê Trọng Mâu làm bí thư.
c.Làng Tam Tân (La Gi), đ/c Ngô Đức Tốn làm bí thư.
d.Làng Bãi Rạng (Mũi Né), đ/c Hồ Quang Cảnh là bí thư.
12.Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Bình Thuận giai đoạn 1930-1931 là:
a.Rải truyền đơn - đấu tranh chính trị.
b.Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị.
c.Lập đội tự vệ - đấu tranh vũ trang là chủ yếu.
d.Chỉ đấu tranh cầm chừng, chủ yếu là xây dựng lực lượng.
13.Tháng 08/1936 tại Phan Thiết, đồng chí Nguyễn Gia Tú đã thành lập:
a.Ủy ban vận động Đông Dương đại hội.
b.Trường Cao Đẳng thanh niên Đông Dương.
c.Ủy ban vận động người ứng cử vào Viện dân biểu Trung Kỳ.
d.Tổ chức đấu tranh đòi dân sinh dân chủ.
14.Đêm 09/03/1945 tại Bình Thuận xảy ra sự kiện gì:
a.Máy bay Mỹ thả bom vào đảo Phú Quý giết dân thường vô tội.
b.Nhật tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền Pháp tại Bình Thuận.
c.Một số Đảng viên Nguyễn Sắc Kim, Nguyễn Nhơn, Nguyễn Chúc,… về Bình Thuận hoạt động.
d.Ban vận động Việt Minh lâm thời tỉnh Bình Thuận được thành lập.
15.Cách mạng tháng Tám 1945 ở Bình Thuận thành công vào ngày, tháng, năm nào:
a.Ngày 23/08/1945. b.Ngày 24/08/1945.
c.Ngày 25/08/1945. d.Ngày 26/08/1945.
16.Hai đại biểu của Bình Thuận được bầu và trúng cử Quốc hội khóa đầu tiên là ai:
a.Nguyễn Tương và Nguyễn Gia Tú.
b.Nguyễn Tương và Nguyễn Sắc Kim.
c.Nguyễn Thị Thềm và Nguyễn Tương.
d.Huỳnh Tấn Đối và Nguyễn Tương.
17.Năm 1946 Pháp xâm lược lần hai, trận đánh thắng Pháp đầu tiên là trận:
a.Trận đánh tại dốc Hồi Long (Tuy Phong).
b.Trận đánh vào Lầu Ông Hoàng (Phan Thiết).
c.Trận đánh tại Cầu Phú Long (Hàm Thuận).
d.Trận đánh tại Thái An (Hòa Đa).
18.Giai đoạn 1946 đến 1954 tại Bình Thuận có những trận đánh nào quan trọng?
a.Dốc Hồi Long, Cầu Phú Long, Thái An, Sông Dinh.
b.Cầu Phú Long, Thái An, Căn Esepic, Sông Dinh.
c.Căn Esepic, Sông Dinh, Mương Mán, dốc Hồi Long.
d.Dốc Hồi Long, Lầu Ông Hoàng, Căn Esepic, Sông Dinh.
19.Để đấu tranh chống Mỹ-Diệm lực lượng nhân sỹ trong tổ chức “bảo vệ hòa bình” của Phan Thiết,
Hàm Thuận đã làm gì?
a.Vận động 300 quần chúng biểu tình kéo về đồn Ngã hai (Hàm Mỹ) đưa kiến nghị đòi thi hành
Hiệp định Giơ-ne-vơ.
b.Đưa bản kiến nghị với 2000 chữ ký lên tên tỉnh trưởng Bình Thuận, đấu tranh đòi thi hành Hiệp
định Gơ-ne-vơ.
c.Đưa một số tổ chức đoàn thể của ta ra hoạt động hợp pháp.
d.Tổ chức đấu tranh tuyệt thực tại dinh Tỉnh trưởng Bình Thuận.
20.Nhằm đánh phá phong trào cách mạng miền núi, Mỹ-Diệm đã thực hiện chính sách gì:
a.Dồn dân lập ấp chiến lược, chia ruộng đất cho nông dân.
b.Chuyển đồng bào từ miền núi xuống ở đồng bằng.
c.Gom dân tại chỗ, lập “khu trù mật”, “khu dinh điền”.
d.Thả chất độc hóa học, tàn sát đồng bào.
21.Trận đánh thắng nào tại Bình Thuận được xem là “chiến thắng mở đầu cho bước ngoặc lịch sử
của phong trào chống Mỹ-Ngụy, cứu nước ở miền Nam”?
a.Chiến thắng Hoài Đức-Tánh Linh.
b.Chiến thắng Căn Esepic (Phan Thiết).
c.Chiến thắng đường 8 (nay là Quốc lộ 28).
d.Chiến thắng Hoài Đức-Bắc Ruộng.
22.Các cuộc đấu tranh chính trị ở Bình Thuận giai đoạn 1964-1973, lực lượng tham gia chủ yếu là:
a.Học sinh trường Phan Bội Châu, trường Bồ Đề và thanh niên phật tử.
b.Các giáo chức và các đoàn thể trong giới phật tử.
c.Lực lượng trong giới trí thức và tiểu thương chợ Phan Thiết.
d.Lực lượng binh lính có cảm tình với cách mạng.
23.Năm 1964 địch đã thành lập cơ quan nào để điều hành các cuộc hành quân càn quét từ Bình
Thuận đến Lâm Đồng?
a.Chi khu Bình Lâm. b.Biệt khu Bình Lâm.
c.Chiến lược miền Tây. d.Chi khu Châu Thành-Phan Thiết.
24.Trận đánh Mỹ đầu tiên trên địa bàn Bình Thuận diễn ra tại địa phương nào?
a.Hòa Đa, Thuận Phong. b.Hàm Thuận, Phan Thiết.
c.Hoài Đức, Tánh Linh. d.Hàm Tân, Tuy Phong.
25.Tiểu đoàn 482 phục kích trên quốc lộ 28 đánh đoàn xe tiếp tế của địch từ Phan Thiết lên Ma Lâm
vào ngày tháng năm nào?
a.20/02/1966. b.21/03/1966.
c.23/01/1966. d.21/02/1966.
26.Trong trận Mậu Thân 1968 tại Phan Thiết, có nhiều tấm gương hy sinh anh dũng nhưng có một
người được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đó là:
a.Anh hùng Nguyễn Hội. b.Anh hùng Từ Văn Tư.
c.Anh hùng Mang Đa. d.Anh hùng Nguyễn Thanh Mận.
27.Chiến thắng nào tại Bình Thuận, góp phần vào chuyển biến tình hình, tạo tiền đề cho cuộc tiến
công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn quê hương Bình Thuận?
a.Giải phóng Chi khu Tánh Linh, ngày 24/12/1974.
b.Giải phóng Chi khu Hoài Đức, ngày 12/12/1974.
c.Giải phóng Chi khu Thiện Giáo, ngày 08/04/1975.
d.Giải phóng Sân bay Căng ESEPIC, ngày 09/04/1975.
28.Đảo Phú Quý, phần đất cuối cùng của Bình Thuận được giải phóng vào ngày:
a.Ngày 18/04/1975. b.Ngày 19/04/1975.
c.Ngày 23/04/1975. d.Ngày 27/04/1975.
29.Những khó khăn mà năm đầu tiên mới giải phóng 1975, Bình Thuận gặp phải là gì?
a.Cơ sở hạ tầng hư hỏng nặng, lực lượng chống phá chính quyền vẫn còn.
b.Cầu cống hư hỏng, nhiều bom đạn vẫn nằm trong lòng đất.
c.Các đảng phái phản động, ngụy quân, ngụy quyền vẫn ngấm ngầm hoạt động chống phá cách
mạng.
d.Thiếu thốn lương thực.
30.Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận đã làm gì để vượt qua khó khăn trong bước đầu xây dựng
CNXH, giai đoạn 1975-1985?
a.Coi trọng sản xuất, lập các hợp tác xã nông nghiệp.
b.Đầu tư hơn 70% vốn đầu tư cho ngành công nghiệp và thủy lợi.
c.Ưu tiên xóa nạn mù chữ, truy quét các tổ chức phản động.
d.Tất cả các việc làm trên.
31.Từ 1986, Bình Thuận đã thực hiện đường lối đổi mới của Đảng như thế nào?
a.Thực hiện cơ chế khoán 10, chuyển sang kinh tế thị trường.
b.Tăng cường xây thêm nhiều công trình thủy lợi để giải quyết vấn đề khô hạn.
c.Tăng cường hoạt động kinh tế đối ngoại, sản xuất hàng xuất khẩu.
d.Tất cả những vấn đề trên.
32.Bước vào thế kỷ XXI, kinh tế Bình Thuận đang hứa hẹn thành công ở những lĩnh vực nào?
a.Công nghiệp dầu khí và công nghiệp nước mắm.
b.Du lịch và xuất khẩu nông - lâm - thủy - sản.
c.Xuất khẩu trái thanh long sang Mỹ và Châu Âu.
d.Xuất hiện nhiều các khu công nghiệp.
CẢM ƠN CÁC QUÝ THẦY CÔ ĐÃ THAM KHẢO “GIÁO ÁN LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH
BÌNH THUẬN” DO TÔI SOẠN THẢO. RẤT MONG GIÁO ÁN NÀY ĐƯỢC QUÝ THẦY CÔ
CHỈNH SỬA THẬT NHIỀU ĐỂ CÓ THỂ SỬ DỤNG ĐƯỢC TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG CỦA TỈNH NHÀ. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN.
Giáo viên: LÊ MINH ĐẠO