Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Rôm sảy - Nguyên nhân, phương pháp điều trị và cách phòng bệnh (Kỳ 2) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.29 KB, 6 trang )

Rôm sảy - Nguyên nhân, phương pháp
điều trị và cách phòng bệnh
(Kỳ 2)

II. Nguyên nhân
- Da chúng ta có 2 loại tuyến mồ hôi: tuyến ngọai tiết (eccrine) và tuyến
đầu tiết (apocrine). Các tuyến ngoại tiết chiếm hầu hết diện tích da của cơ thể và
mở trực tiếp ra bề mặt của da. Các tuyến đầu tiết chỉ phát triển ở những vùng có
nhiều nang lông như da đầu, nách và bẹn. Khi thân nhiệt tăng, hệ thần kinh tự trị
sẽ kích thích các tuyến ngoại tiết bài tiết mồ hôi.
Mồ hôi di chuyển dọc theo các ống tuyến, thoát ra bề mặt của da để làm
lạnh cơ thể và bốc hơi. Rôm sảy sẽ phát triển khi một số các ống tuyến ngoại tiết
bi nghẽn. Thay vì bốc hơi, mồ hôi sẽ bị giữ lại dưới da gây tình trạng viêm và nổi
mụn đỏ.
- Người ta vẫn chưa rõ vì sao các ống tuyến mồ hôi lại bị nghẽn nhưng có
thể do vai trò của một vài yếu tố sau:
+ Các ống tuyến chưa hoàn chỉnh: Các ống tuyến mồ hôi ở trẻ sơ sinh
chưa phát triển hoàn chỉnh sẽ rất dễ hư hỏng khiến mồ hôi không có đường thoát
ra ngoài mà bị lưu giữ lại dưới da. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng
nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ
ở trong lồng ấp cũng có thể bi nghẽn các ống tuyến mồ hôi.
+ Khí hậu nhiệt đới: Khí hậu nóng, ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của
rôm sảy, nhất là khi ta lần đầu di chuyển từ vùng ôn đới sang vùng nhiệt đới. Khi
cơ thể ta đã bắt đầu thích nghi với khí hậu, thường phải sau nhiều tháng, các triệu
chứng sẽ biến mất.
+ Hoạt động thể lực: Vận động với cường độ cao, làm việc nặng hay các
hoạt động làm tiết nhiều mồ hôi có thể gây rôm sảy.
+ Vài loại vải: Mặc một số loại vải không làm mồ hôi bốc hơi được cũng
có thể bị rôm sảy.
+ Thuốc chữa bệnh: Một vài loại thuốc được chỉ định điều trị có liên quan
đến việc phát triển của rôm sảy. Thí dụ: bethanechol (điều trị một số vấn đề của


bàng quang); clonidine (Catapres), một loại thuốc điều trị cao huyết áp đôi khi
được dùng điều trị attention-deficit/hyperactivity disorder (ADHD); thuốc điều trị
mụn trứng cá có vitamine A - isotretinoin (Accutane, Amnesteem).
+ Vi khuẩn: Vài loại vi khuẩn thường trú ngoài da như Staphylococcus
epidermidis, có thể bài tiết một loại chất nhờn làm bít các ống tuyến mồ hôi.
+ Các yếu tố khác: Sưởi quá nóng, ngủ trong chăn điện, nằm một chỗ lâu
ngày… có thể bị rôm sảy.
- Rôm sảy có thể tự khỏi không cần phải diều trị. Cần đưa trẻ đi khám bệnh
khi bị rôm sảy kéo dài trên 3-4 ngày, sang thương xấu đi hay có các dấu hiệu bội
nhiễm như:
 Sang thương da sưng phù, nóng, đỏ, đau.
 Có mủ chảy ra.
 Sưng hạch vùng cổ, nách, bẹn.
 Có triệu chứng sốt, ớn lạnh.
Bác sĩ điều trị có thể định bệnh rôm sảy bội nhiễm ngay qua thăm khám
lâm sàng, không cần làm các xét nghiệm chẩn đoán.

III. Biến chứng
Rôm sảy thường tự khỏi nhưng đôi khi một số biến chưng có thể xảy ra
như:
- Nhiễm trùng: Các sang thương của rôm sảy có thể bội nhiễm vi trùng
tạo ra mụn mủ đau và ngứa nhiều.
- Sốc do nóng: Trong thời tiết nóng, những bệnh nhân bị rôm sảy dạng sâu
có nguy cơ bị choáng do nhiệt: đau đầu, mạch nhanh, nôn, hạ huyết áp…có thể
đưa đến tình trạng đột quỵ nguy hiểm.
IV. Điều trị
Điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là làm giảm tiết mồ hôi bằng phương pháp
điều hòa nhiệt độ: máy lạnh, quạt thông khí, mặc áo quần thoáng mát và hạn chế
vận động. Khi da bị làm mát lạnh, rôm sảy sẽ biến mất nhanh chóng.
Dạng rôm sảy nhẹ không cần phải điều trị nhưng ở các dạng nặng hơn đôi

khi cần phải được điều trị bằng các loại thuốc bôi để giảm cảm giác khó chịu và
ngăn ngừa biến chứng. Các loại thuốc bôi thường dùng điều trị rôm sảy là:
 Dung dịch Calamine làm dịu ngứa.
 Anhydrous lanolin có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng bít các
ống tuyến mồ hôi và ngưng phát sinh các sang thương mới.
 Các loại thuốc bôi có chứa steroids dùng trong các trường
hợp nặng.
Một số tác giả đề nghị dùng vitamin C uống để giúp làm dịu các sang
thương rôm sảy.
V. Phòng ngừa
 Mặc quần áo bằng loại vải mềm, nhẹ, có thể hút ẩm vào mùa
hè. Tránh mặc quá nhiều, quá chật vào mùa đông.
 Tránh nắng khi thời tiết quá nóng, có thể dùng quạt thông khí,
máy điều hòa nhiệt độ.
 Chỗ ngủ phải luôn mát mẻ và thông khí tốt.
 Tắm nước lạnh và không dùng xà phòng loại làm khô da.
 Tránh dùng các loại phấn, kem hay pommmade vì chẳng
những không có tác dụng phòng ngừa rôm sảy mà còn có thể làm bít lỗ
thông của các ống tuyến mồ hôi.

BS. LÊ ĐỨC THỌ
Trưởng khoa Da Liễu – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn


×