Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.26 KB, 5 trang )
Thay Chỏm Bipolar Trong Điều Trị Gãy
Cổ Xương Đùi Ở Người Già
Gãy cổ xương đùi thường gặp ở người trên 60 tuổi. Đối với người cao tuổi
đây là một loại gãy xương nặng, thường để lại di chứng nặng nề, đôi khi dẫn tới tử
vong. Nhìn tổng quát, điều trị gãy cổ xương đùi có 3 nhóm sau:
1. Bó bột chậu-lưng-chân (Whitman spica )(1925), bó bột chống xoay. Tuy
nhiên với phương pháp này bệnh nhân phải nằm lâu sẽ có nguy cơ bị loét mông,
loét cùng-cụt, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, suy kiệt dễ dẫn đến tử vong.
2. Vặn đinh 3-4 lá Smith-Peterson(1931); vặn đinh Knowles; vặn vis xốp
có mở khớp hoặc xuyên đinh qua da, có hoặc không có màng tăng sáng; mổ bắt
nẹp gập góc.
3. Phẫu thuật thay chỏm xương đùi, thay chỏm bipolar hoặc thay khớp háng
toàn phần.
Ngày nay, bột chậu-lưng-chân đã hết áp dụng vì các biến chứng kể trên,
còn bó bột chống xoay chỉ là phương tiện cố định tạm thời. Đinh, vis, nẹp cố định
không vững chắc, qua thời gian 6 tháng-1 năm, chỏm xương đùi thoái hóa-hoại tử,
gây đau, phải mổ lại. Trong vài thập niên trở lại đây, phẫu thuật thay chỏm hoặc
thay khớp háng toàn phần được ưu tiên chỉ định trong bệnh lý cổ xương đùi.
Chỏm bipolar đươc sử dụng nhiều, đặc biệt áp dụng tốt cho bệnh nhân già gãy cổ
xương đùi mà ổ cối chưa thoái hóa. Nếu điều kiện gây mê cho phép, có thể tiến
hành mổ thay chỏm bipolar. Sau mổ cho bệnh nhân vận động sớm, tránh được các
biến chứng do bất động lâu như đã nêu ở trên.
Sau đây là trường hợp điển hình
- Bệnh nhân: Nguyễn thị Kh.(90 tuổi), nhập viện do bệnh nhân bị té ngã
đập mông xuống nền nhà. Sau tai nạn đau vùng khớp háng, không đứng dậy được
và không đi lại được. Thăm khám lúc vào viện: M: 94 lần/phút N: 37ºC
HA:175/85mmHg P: 36Kg
- Bệnh nhân nằm, chân (T) xoay ngoài, không gấp được khớp háng, ấn đau
rõ vùng trước khớp háng. Chụp X-quang khớp háng kết quả gãy cổ xương đùi(T).