Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu, phòng ngừa và các phương pháp điều trị bệnh trĩ (Kỳ 1) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.75 KB, 6 trang )

Tìm hiểu, phòng ngừa và các phương
pháp điều trị bệnh trĩ
(Kỳ 1)
I. Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ là do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở hậu môn
mà ta thường gọi là búi trĩ
Phân loại trĩ và cấp độ trĩ
- Trĩ nội (Internal hemorrhoids): là bệnh mà các búi trĩ xuất phát từ các đám
rối mạch máu tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phía trên đường lược.
- Trĩ ngoại (External hemorrhoids): là bệnh trĩ mà các búi trĩ xuất phát từ
bên dưới đường lược và thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu
môn.
- Trĩ hỗn hợp (Mixed hemorrhoids: là do có sự kết hợp giữa các búi trĩ nội
lẫn các búi trĩ ngoại.
- Trĩ vòng: khi có nhiều hơn ba búi trĩ và chiếm gần hết toàn bộ vòng hậu
môn thì được gọi là trĩ vòng.
- Trĩ thuyên tắc: các mạch máu nơi có búi trĩ bị tắc nghẽn hay vỡ tạo thành
các cục máu đông, gây đau đớn nhiều.


Đối với trĩ nội, tùy thao mức độ sa của búi trĩ mà ta có thể phân chia làm 4
cấp độ:
- Cấp độ 1: Búi trĩ chỉ phình lên, không sa ra ngoài. Có thể chảy máu khi đi
tiêu.
- Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và ngay sau đó tự tụt vào.
- Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào. Thường phải dùng
tay đẩy vào.
- Cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và khi lấy tay đẩy vào búi trĩ lại
tụt ra.

2. Triệu chứng
Bệnh nhân thường đi khám khi có các triệu chứng sau:


 Sa búi trĩ > 65%
 Chảy máu khi đi tiêu > 60%
 Đau rát hậu môn # 45%
 Ngứa ở hậu môn # 30%
 Sưng hậu môn # 15%

3. Các yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ chưa được xác định chắc chắn. Các yếu tố sau
đây được xem là yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ:
- Rối loạn thải phân như táo bón, tiêu chảy, hội chứng lị.
- Tư thế đứng lâu (cảnh sát giao thông, bảo vệ các cơ sở…) hay ngồi lâu
(thư ký hành chánh)
- Lái xe nhiều giờ trong ngày ( tài xế xe ô tô, xe gắn máy…)
- Mang thai
- Các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng (ho, khuân vác gắng sức…)
- Viêm nhiễm vùng hậu môn
- Di truyền



4. Làm thế nào để ngăn chăn bệnh trĩ
Muốn tránh bệnh trĩ hay làm nhẹ bệnh trĩ cần phải ngăn chặn các yếu tố
làm thuận lợi việc phát sinh bệnh trĩ.
a. Chế độ ăn uống:
- Nên dùng nhiều thức ăn nhiều chất xơ (rau, trái cây)
- Nên uống nhiều nước ( > 2lit /ngày)
- Không nên dùng các thức ăn, thức uống có nhiều gia vị cay nóng như tiêu,
ớt, hành tỏi, bia rượu.
- Không nên dùng các thức ăn, thức uống có khả năng gây táo bón như ổi,
mận, trà đậm, cà phê.

b. Chế độ làm việc, sinh hoạt:
- Tránh ngồi lâu 1 chỗ, đứng thời gian dài.
- Tránh các công việc quá nặng nhọc, các động tác làm tăng áp lực ổ bụng.
- Không nên ngồi lâu trên bàn cầu tiêu.
- Tập thói quen đi tiêu đúng giờ giấc.
- Tập thể dục điều độ, chơi thể thao vừa sức, đi bộ.
c. Phải điều trị ngay các bệnh lý làm rối loạn thải phân, bệnh lý vùng hậu
môn.
d. Vệ sinh tốt vùng hậu môn

5. Phải làm gì khi bị bệnh trĩ

Cần phải khám để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị ngay từ đầu vì:
 Do gây chảy máu (>60%), bệnh trĩ có thể dẫn đến thiếu máu
mãn.
 Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi có biến
chứng thuyên tác.
 Làm giảm chất lượng cuộc sống, thiếu tự tin.
 Cần phải chẩn đoán và phân biệt bệnh trĩ và các bệnh nguy
hiểm khác ở vùng hậu môn cũng gây chảy máu như bệnh ung thư trực
tràng.


×