Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu, phòng ngừa và các phương pháp điều trị bệnh trĩ (Kỳ 2) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.58 KB, 6 trang )

Tìm hiểu, phòng ngừa và các phương
pháp điều trị bệnh trĩ
(Kỳ 2)
II. Giới thiệu một số phương pháp điều trị bệnh trĩ
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ của cả 2 nền y học đông y và tây
y
A. ĐÔNG Y: có 3 hướng điều trị
1. Dạng thuốc uống: có các loại thảo dược như rau má, diếp cá, cỏ nhọ nồi,
lá vông, lá móng, kim ngân, kim tiền thảo, tô mộc, trần bì, cam thảo, mộc hương,
nghệ.
2. Dạng ngâm: có các loại như hạt cau, hoàng bá, đảm phàn.
3. Thuốc bôi: thạch tín, phèn phi, thần sa, đảm phàn, băng phiến.
Lưu ý: các loại thuốc bôi, thuốc đắp của đông y có các nhược điểm sau:
- Gây đau, nóng, rát rất nhiều và kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần thậm chí
nhiều tháng do thuốc gây viêm loét hậu môn.
- Khi lành thường gây loét hậu môn.
B. TÂY Y: có 3 phương thức điều trị
1. Điều trị nội khoa
- Thuốc uống: Các loại thuốc có dẫn xuất từ chất Flavonoid. Thuốc có tính
chất làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn và giảm phù nề.
- Thuốc đặt tại chỗ bao gồm thuốc mỡ (pommade), thuốc đạn
(suppositoire). Thuốc có tính chất giảm đau, giảm viêm, trợ tĩnh mạch.
** Nhược điểm: Điều trị nội khoa kết quả còn hạn chế, thường áp dụng cho
các trĩ độ một, hai. Nếu không biết giữ gìn các chế độ ăn uống, sinh hoạt thì bệnh
diễn tiến theo hướng nặng thêm.
2. Điều trị thủ thuật: Có nhiều cách để làm hạn chế búi trĩ mà không phải
mổ
- Chích xơ hóa các búi trĩ.
- Chích nước nóng vào các búi trĩ.
- Đông nhiệt bằng tia hồng ngoại lên các búi trĩ.
- Đông lạnh bằng cách áp Nitơ lỏng lên búi trĩ.


- Thắt dây thun.
- Nong hậu môn.
- Dùng dòng điện (Ultroid)



* Ưu điểm: ít đau đớn.
* Nhược điểm: Tái phát cao. Chỉ áp dụng cho các trĩ độ 1, 2 và một phần độ
3

3. Điều trị phẫu thuật
Cần phải khám để được tư vấn, hướng dẫn và điều trị ngay từ đầu vì:
 Do gây chảy máu (>60%), bệnh trĩ có thể dẫn đến thiếu máu
mãn.
 Bệnh trĩ gây đau đớn, ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi có biến
chứng thuyên tác.
Làm giảm chất lượng cuộc sống, thiếu tự tin.
Cần phải chẩn đoán và phân biệt bệnh trĩ và các bệnh nguy hiểm khác ở
vùng hậu môn cũng gây chảy máu như bệnh ung thư trực tràng.



Cắt trĩ bằng phương pháp Longo



TÓM LẠI
- Bệnh trĩ là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạnh nhưng rất phổ biến
(gần 50% ở người cao tuổi) và gây nhiều phiền toái cho người bệnh và làm giảm
chất lương cuộc sống.

- Cần phân biệt trĩ với bệnh vài bệnh ở hậu môn mà đặc biệt là bệnh ung
thư hậu môn. Cần được phát hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và cần chữa trị sớm và
đúng cách.
- Người bệnh trĩ thường đến khám muộn, nhất là phụ nữ vì e ngại (khám
khu vực kín đáo, nhạy cảm) và vì thờ ơ (cho rằng bệnh không quan trọng)
- Nếu điều trị không đúng cách, không những không hết bệnh mà còn mắc
phải những hậu quả khó lường như hẹp hậu môn, són phân… còn khó chịu hơn cả
bệnh trĩ.

BS. PHAN TIÊU THU
Khoa Ngoại Tổng quát - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn


×