Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn (Strongyloides stercoralis) (Kỳ 1) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.78 KB, 5 trang )

Tìm hiểu về Bệnh Giun Lươn
(Strongyloides stercoralis)
(Kỳ 1)


Ở nước ta tỷ lệ nhiễm giun lươn khá cao trong dân số. Khi nhiễm bệnh,
giun lươn tồn tại rất lâu trong cơ thể, đến một lúc nào đó có thể gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm, có khi đe dọa tính mạng người bệnh.

A- TÁC NHÂN GÂY BỆNH
- Do nhiễm giun tròn (nematoda) Strongyloides stercoralis. Các chủng
Strongyloides bao gồm S. fülleborni, thường gây nhiễm ở loài khỉ và có thể nhiễm
giới hạn ở người.

B-VÒNG ĐỜI



- Vòng đời của Strongyloides phức tạp hơn so với các loại giun tròn khác
do có sự đan xen giữa các chu kỳ sống tự do và chu kỳ sống ký sinh đồng thời với
khả năng tự lây nhiễm (autoinfection) và sinh sôi nảy nở trong cơ thể ký chủ.
- Có sự tồn tại của 2 chu kỳ sinh sống:

1-Chu kỳ sinh sống tự do

- Ấu trùng rhabditiform ra theo phân (1) (xin xem phần "Chu kỳ ký sinh "
dưới đây) có thể, hoặc lột xác 2 lần và trở thành ấu trùng filariform có khả năng
gây nhiễm (phát triển trực tiếp) (6) hoặc lột xác 4 lần và trở thành giun đực và
giun cái trưởng thành sống tự do (2) giao phối và đẻ trứng (3) nở thành ấu trùng
rhabditiform (4).


- Ấu trùng này có thể, hoặc phát triển thành (5) một thế hệ giun trưởng
thành sống tự do mới, như đã nêu ở phần (2), hoặc thành ấu trùng filariform có
tính lây nhiễm (6).
- Ấu trùng filariform chui qua da ký chủ người để khởi đầu chu kỳ ký sinh
(xin xem phần dưới đây) (6).


Giun cái trưởng thành


Ấu trùng rhabditiform

×