Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tổng Quan về Sỏi Thận ở Người lớn (Kỳ 5) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.29 KB, 6 trang )

Tổng Quan về Sỏi Thận ở Người lớn
(Kỳ 5)

5. Tán sỏi thận qua da (Percutaneous Nephrolithotomy=PCNL)
- Đôi khi một thủ thuật có tên là tán sỏi thận qua da (percutaneous
nephrolithotomy) được khuyến cáo sử dụng để loại bỏ sỏi. Thủ thuật điều trị này
thường được dùng khi sỏi đã khá lớn hoặc nằm ở một vị trí không cho phép áp
dụng hiệu quả ESWL.
- Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật rạch một vết nhỏ ở lưng và tạo
ra một đường hầm dẫn trực tiếp vào thận. Sử dụng thiết bị nội soi thận
(nephroscope), phẫu thuật viên định vị và loại bỏ sỏi. Đối với sỏi lớn, có thể cần
đến một số loại đầu dò dùng năng lượng siêu âm, thủy lực hoặc laser để phá vỡ sỏi
thành nhiều mảnh nhỏ.
- Thông thường, bệnh nhân cần nằm viện trong nhiều ngày và có thể cần
đặt một ống nhỏ gọi là ống mở thận ra da (nephrostomy) tại thận trong suốt quá
trình điều trị.
- Một lợi điểm của tán sỏi thận qua da (percutaneous nephrolithotomy) là
bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ một số mảnh sỏi trực tiếp thay vì chỉ trông chờ vào
sự đào thải tự nhiên của chúng qua đường niệu.

Tán sỏi thận qua da (Percutaneous nephrolithotomy)
6. Tán sỏi qua nội soi niệu quản (Ureteroscopic Stone Removal)
- Mặc dù một số sỏi trong niệu quản có thể được điều trị bằng ESWL, nội
soi niệu quản (ureteroscopy) có thể cần thiết để xử lý sỏi niệu quản đoạn giữa và
đoạn thấp hơn. Không cần thực hiện vết mổ nào trong thủ thuật này. Thay vào đó,
bác sĩ phẫu thuật luồn một dụng cụ nhỏ bằng sợi quang học gọi là ống nội soi niệu
quản (ureteroscope) đi qua niệu đạo và bàng quang và vào niệu quản. Sau đó, phẫu
thuật viên định vị sỏi và loại bỏ nó bằng một thiết bị giống cái lồng hái trái cây,
hoặc tán vỡ nó bằng một công cụ đặc biệt phát sóng xung.
- Đặt một stent lưu lại trong niệu quản trong vài ngày để hỗ trợ dòng chảy
nước tiểu.


- Trước khi phát minh ra sợi quang học để có thể thực hiện nội soi niệu
quản, các bác sĩ đã sử dụng phương pháp lấy sỏi bằng một "giỏ mù" (blind
basket). Kỹ thuật này hiện nay rất hiếm khi được sử dụng vì nguy cơ cao gây tổn
thương cho niệu quản.


Loại bỏ sỏi qua nội soi niệu quản (Ureteroscopic stone removal)
I. Triển vọng mới qua các nghiên cứu
- Các loại thuốc mới và các phương pháp tán sỏi (lithotripsy) ngày càng
phát triển đã cải thiện đáng kể việc điều trị sỏi thận.
- Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn còn đang tìm cách trả lời những câu
hỏi đại loại như:
+ Tại sao một số người vẫn tiếp tục có sỏi gây đau?
+ Làm sao để bác sĩ có thể dự báo, hoặc tầm soát được những người có
nguy cơ bị sỏi thận?
+ Ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể của tán sỏi như thế nào?
+ Yếu tố di truyền đóng vai trò ra sao trong sự hình thành sỏi?
+ Các yếu tố tự nhiên hiện diện trong nước tiểu có tác dụng ngăn chặn việc
hình thành sỏi là gì?
+ Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu phát triển những loại thuốc mới
ít tác dụng phụ hơn.
J. Những điểm cần ghi nhớ
- Người có tiền sử sỏi niệu trong gia đình hoặc trong bệnh sử đã có nhiều
hơn một sỏi, sẽ có nhiều khả năng hình thành thêm sỏi về sau.
- Bước đầu tiên để ngăn ngừa sự hình thành của bất cứ loại sỏi nào là uống
nhiều chất lỏng, trong đó nước là tốt nhất.
- Người có nguy cơ hình thành các loại sỏi có thể cần phải xét nghiệm máu
và nước tiểu để xác định các yếu tố cần phải khắc phục.
- Một số người cần phải dùng thuốc để ngăn ngừa hình thành sỏi.
- Người bị nhiễm trùng hệ niệu mạn tính và có sỏi, sẽ phải loại bỏ sỏi nếu

xác định sỏi đó chính là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Bệnh nhân phải được
theo dõi cẩn thận để đảm bảo hết nhiễm trùng.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH- BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tham khảo tài liệu cập nhật 2009 của National Institute of Diabetes and
Digestive and Kidney Diseases (NIDDK)




×