Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

roi, roo - thước đo hiệu quả của event

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.72 KB, 3 trang )

ROI, ROO - thước đo hiệu quả của
Event
Trong kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý dự án ROI (Returns on
Investment) là một khái niệm quen thuộc để đo lường hiệu quả đầu tư của
đồng vốn bỏ ra. Tương tự như vậy, ROI trong tổ chức sự kiện nói lên bằng
con số về hiệu quả đạt được của một sự kiện so với số tiền bỏ ra thực hiện
nó.
ROO (Return on Objectives) lại nói lên bằng con số các KPI (Key
Performance Indicator hay chỉ số đánh giá chính yếu) của Event: Mức độ hài
lòng của người tham dự, mức độ củng cố hình ảnh thương hiệu, mức độ
nhận biết về chương trình bán hàng mà công ty đã diễn giải trong Event
Một ví dụ đơn giản để dễ hình dung về 2 chỉ số này: Trong 1 hội nghị khách
hàng:
Tỷ lệ giữa doanh thu có được từ việc ký hợp đồng ngay tại Event này và số
tiền vốn bỏ ra làm Event là ROI.
Mức độ nhận biết của các đại lý tới tham dự Event về chương trình bán hàng
năm 2011 của công ty là ROO.
ROI được tính theo công thức:


Ví dụ bạn bỏ 10 đồng ra tham gia hội chợ, bạn lấy về doanh thu 13 đồng thì
bạn đã kiếm được 3 đồng có ROI là 30%. Tuy nhiên trên thực tế sự tính toán
ROI không đơn giản như vậy, và không phải lúc nào ROI là con số âm thì sự
kiện đó không có hiệu quả. Đó là lý do chúng ta kết hợp đánh giá nhiều tiêu
chí khác nhau. Có những sự kiện, ROI có thể tính được ngay sau khi sự kiện
diễn ra, nhưng phần nhiều sự kiện đòi hỏi phải có thời gian theo dõi mức độ
tăng doanh số, số hợp đồng mới đem về thì mới đánh giá được.
Ngoài ra nên lưu ý ROI, ROO có thể chịu tác động của các yếu tố khác:
Không hẳn doanh số tăng sau Event là do chúng ta làm Event đạt hiệu quả,
cũng có thể đó là do kết quả đem lại của việc tung sản phẩm mới, của
chương trình quảng cáo trên truyền hình, của việc khuyến mãi hay là do


trong thời điểm đó đối thủ đang suy yếu.
Bí quyết để thực hiện sự đo lường, tính toán các chỉ số ROI, ROO một cách
chính xác, đáng tin cậy là đặt mục tiêu thật cụ thể, càng cụ thể càng dễ đo
lường. Ví dụ: Có ít nhất 10,000 khách tham dự hội chợ, có ít nhất 30% trong
số đó mua trên 1,000,000 VND tiền hàng hóa hay có ít nhất 100 hợp đồng
được ký trong hội chợ, có trên 60% khách bày tỏ sự hài lòng về công tác tổ
chức và chương trình xúc tiến bán hàng trong hội chợ.
Một khi đã phác thảo được mục tiêu cần đạt được rồi thì người tổ chức sự
kiện sẽ vạch ra được các hoạt động cụ thể để đạt được các mục tiêu đó, và
tìm thấy phương hướng thu thập dự liệu để thực hiện việc đo lường.
Đối với người làm Event, việc minh chứng hiệu quả của Event chưa bao giờ
là việc dễ dàng, tuy nhiên, có một sự thật phải chấp nhận là những người đầu
tư tiền cho việc làm Event đó luôn muốn đặt câu hỏi về hiệu quả đồng tiền
họ bỏ ra.

×