Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Tình cảm của khách hàng là thước đo sức mạnh của nhãn hiệu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.35 KB, 2 trang )

Tình cảm của khách hàng là thước đo sức mạnh của nhãn hiệu
Cập nhật 12-12-2007 10:59
Thông thường, một nhãn hiệu được xem là
mạnh khi khách hàng sử dụng tên gọi của nó
để nói đến một sản phẩm, chẳng hạn khi vào
quán khách gọi một ly Coca chứ không phải
ly nước ngọt. Việc xây dựng nhãn hiệu nếu
tạo ra một “sợi dây tình cảm” giữa khách
hàng và doanh nghiệp thì đó chính là một yếu
tố đảm bảo cho sự thành công lâu dài của
doanh nghiệp…
Mối quan hệ tình cảm giữa khách hàng với
doanh nghiệp là một trong những tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Nó tạo ra một thị
trường bao gồm những khách hàng dành hết niềm tin vào sản phẩm của doanh nghiệp, trung
thành với sản phẩm và sẵn sàng giới thiệu cho những khách hàng khác.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xây dựng một nhãn hiệu mạnh, có khả năng tạo ra mối liên hệ
tình cảm giữa khách hàng và doanh nghiệp? Dưới đây là những lời khuyên của tác giả Tamara
Monosoff - nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc của Mom Investors Inc., một công ty sản xuất và
phát triển sản phẩm trong sách Secrets of Millionaire Moms (Bí quyết của các bà mẹ triệu phú).
Vượt qua những giá trị bên ngoài. Một logo, một trang web, các tài liệu tiếp thị nhìn có vẻ sáng
tạo và chuyên nghiệp là những yếu tố quan trọng, nhưng chưa thể làm nên nhãn hiệu cho doanh
nghiệp, chỉ mới tạo ra cái nhìn bên ngoài giúp khách hàng liên hệ với nhãn hiệu mà thôi. Một
nhãn hiệu mạnh phải tạo ra sự liên hệ với khách hàng sâu hơn và ở mức độ cảm xúc cao hơn để
biến họ thành những “tín đồ” trung thành.
Bản thân chủ doanh nghiệp cũng là một nhân tố làm nên nhãn hiệu. Hình ảnh của họ phải được
gắn kết với nhãn hiệu của doanh nghiệp để tạo ra một sự liên hệ với khách hàng. Để làm được
điều này, chủ doanh nghiệp phải chứng minh được một cách thuyết phục rằng bản thân mình là
một chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Phát hành sách, viết bài
cho các tờ báo, tổ chức các buổi hội thảo hay phát biểu trước các nhóm cộng đồng là những
cách làm phổ biến để giúp các chủ doanh nghiệp “đánh bóng” hình ảnh và củng cố uy tín của
mình.


Tạo ra cho khách cảm giác sở hữu nhãn hiệu. Nhiều khách hàng, nhất là phụ nữ, muốn có cảm
giác họ đang sở hữu nhãn hiệu đó để chứng minh đẳng cấp, cá tính của mình. Apple, The Body
Shop, Harley-Davidson và Mini Cooper là những nhãn hiệu điển hình đã tạo ra cho khách hàng
của mình cảm giác sở hữu.
Thể hiện trách nhiệm xã hội. Khi tất cả các yếu tố khác đều ngang bằng nhau, khách hàng, nhất
là phụ nữ và sinh viên, thường chọn mua những nhãn hiệu mà theo nhận thức của họ là có trách
nhiệm xã hội cao hơn. Thay vì chỉ tài trợ cho một sự kiện cộng đồng, làm từ thiện, doanh nghiệp
nên xem xét xây dựng cho nhãn hiệu của mình một “thành tố xã hội”. The Body Shop là một ví dụ
điển hình. Bằng cách đề cao ý thức bảo vệ môi trường trong tất cả các hoạt động từ khi mới
thành lập (năm 1976), The Body Shop là một trong những công ty đầu tiên đã xây dựng được
một hình ảnh có trách nhiệm xã hội trong mắt của công chúng. Ben & Jerry’s, Starbucks cũng là
những nhãn hiệu nổi tiếng về trách nhiệm xã hội khác.
Tạo ra nhu cầu cho sản phẩm hay dịch vụ một cách gián tiếp. Các hoạt động quảng cáo chỉ làm
cho khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ nhưng không thể tạo ra sự liên hệ mạnh giữa
khách hàng với nhãn hiệu và doanh nghiệp. Chính các bài viết trên các tờ báo, tạp chí, các
chương trình truyền hình mới tạo ra được tiếng nói khách quan giúp doanh nghiệp củng cố uy tín,
hình ảnh của mình. Các hoạt động tiếp thị ngầm, tiếp thị truyền miệng hay thử nghiệm cũng có
thể tạo ra sự gắn kết và tương tác giữa khách hàng và nhãn hiệu mà đôi khi doanh nghiệp không
thể đánh giá được hết.
Theo Saga

×